Vọng ngữ là gì? 4 như tướng và tác hại của vọng ngữ
Đa phần người Phật tử chúng ta thường mắc phải giới vọng ngữ. Vọng ngữ được xem là nguồn cơn của những điều không may mắn và bất hạnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta hay cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Vọng ngữ là gì?
Vọng ngữ là lời nói giả dối, không chân thật, không đúng với bản chất của sự việc
Theo Phật học Tinh Yếu, vọng ngữ năm trong ngũ giới gồm một tướng chánh và bốn tướng phụ. Nếu như không vào bốn tướng đó là không vọng ngữ.
Bốn tướng ấy bao gồm:
- Nghi tâm.
- Vô nghĩa.
- Phi thời.
- Tương ứng với ác pháp.
4 như tướng của vọng ngữ
Nghi tâm
Nghi Tâm nghĩa là trong lòng những nghi ngờ chưa biết sự việc ấy có thật hay không, liền vội nói ra với tính cách quả quyết rằng có, tất phạm tội.
Vô nghĩa
Vô nghĩa tức là nói những lời nói bông lông không chủ đích, sai với sự thật làm mất thời gian của mình và của người, đề là nói vọng.
Phi thời
Phi thời là lời nói tuy có nghĩa lý nhưng không đúng lúc, đúng thời khiến người khác chán nản và không đem lại lợi ích cho ai, cũng là lỗi vọng ngữ.
Tương ưng ác pháp
Tương Ưng Ác Pháp là lời nói châm biếm xa gần làm người khác khó chịu hay ám chỉ những lời nói bỡn cợt khiến người khác buồn chán, giận hờn, tán tâm hay khích động dục niệm cho đến tâm sinh háo sát căm thù của kẻ khác đều là những lời tương ứng với pháp cũng mang tội nói vọng.
Tác hại của vọng ngữ
Đa phần người Phật tử thường mắc phải giới này. Điều này để lại tác hại vô cùng lớn. Bất luận trong hoàn cảnh nào, chúng ta tuyệt đối không nên vọng ngữ. Bởi đây là điều khiến bản thân mỗi người tạo nên nghiệp ác. Những lời nói dối không ác ý, chỉ có ý định đùa vui cũng gây ra nghiệp quả không tốt.
Xem thêm: Tham sân si là gì? Tác hại và cách loại bỏ tham sân si
Lợi ích khi không vọng ngữ
Trong cuộc sống mỗi người, nếu như không nói lời vọng ngữ sẽ đạt được những lợi ích sau:
Miệng thường thanh tịnh, thơm mùi hoa ưu đàm: Những người không nói dối luôn nhận quả báo tốt miệng luôn tỏa mùi hương hoa sen.
Người đời tán phục: Người không nói dối lúc nào cũng nói lời chân thật thì có uy tín với mọi người nên luôn được tín cẩn, kính phục.
Trí tuệ thù thắng, không ai chế ngự: Người có trí tuệ thù thắng hơn mọi người nên không ai có thể áp bức, chế phục được.
Nói lời không sai, lòng thường hoan hỷ: Những lời nói không lỗi lầm, không hối hận thì thân tâm được an vui.
Cách để tu không còn vọng ngữ
Vọng ngữ từ miệng phát sinh ra điều này có liên quan vô cùng quan trọng đến sinh mệnh của mỗi con người. Nếu như một người sống không nói lời vọng ngữ luôn nói lời hay, ý đẹp thì cuộc sống luôn vui vẻ, an nhiên và được mọi người kính nể.
Dưới đây là một số cách tu khẩu không nói lời vọng ngữ, như:
Không đánh giá tính cách hay phẩm hạnh người khác. Bởi chưa chắc phẩm chất của bạn đã bằng hoặc cao hơn họ.
Nhìn vẻ bề ngoài của con người không nên đánh giá tốt xấu: Chúng ta không biết được con người bên trong họ như thế nào mà vội kết luận đó là tạo nghiệp. Vì vậy, tuyệt đối không nên phán xét ai đó từ vẻ bề ngoài.
Không nên phô trương, khoe khoang hãy biết khiêm tốn.
Tuyệt đối không nói những lời làm tổn thương người khác. Lời nói rất dễ nói ra nhưng vô cùng khó khăn để thu lại. Hãy biết suy nghĩ trước khi nói.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vọng ngữ và những tác hại đem lại. Đặc biệt, học được cách tránh xa lời vọng ngữ trong cuộc sống mỗi ngày.
Tin liên quan
Nghi thức tụng kinh Kim Cang
Kiến thức 27/08/2024 15:59:35
Nghi thức tụng kinh Kim Cang
Kiến thức 27-08-2024 15:59:35
Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội
Kiến thức 27/08/2024 15:47:19
Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội
Kiến thức 27-08-2024 15:47:19
Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức 26/08/2024 17:35:00
Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức 26-08-2024 17:35:00
Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức 26/08/2024 15:36:44
Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức 26-08-2024 15:36:44
Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú
Kiến thức 24/08/2024 10:51:00
Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú
Kiến thức 24-08-2024 10:51:00
61 lượt thích 0 bình luận