Tứ Diệu Đế là gì? Cách ứng dụng Tứ Diệu Đế trong cuộc sống

22/07/2023 09:29:25 3047 lượt xem

Một trong các nền tảng giáo lý Phật pháp là Tứ Diệu Đế giúp chúng ta hiểu rõ về nguyên nhân gây nên sự khổ và cách chấm dứt. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giáo lý vi diệu của Tứ Diệu Đế và ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. 

Tứ Diệu Đế là gì?

Tứ Diệu Đế (Tứ Thanh Đế) là khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế với ý nghĩa tìm nguyên nhân gây khổ đau để đưa ra con đường giúp chúng sinh giải thoát và đạt hạnh phúc trong cuộc đời.

Đây chính là bốn sự thật quý báu mà Đức Phật Thích Ca phát hiện, chứng nghiệm về cuộc sống kiếp nhân sinh con người. Trong đó, bạn sẽ nhận rõ được cuộc sống khổ đau, nguồn gốc nguyên nhân gây đau khổ, cách chấm dứt đau khổ và phương pháp thực hành. Đây là cốt tủy, là nền tảng của hệ thống giáo lý Phật Pháp để giúp con người nhận thức sự khổ của cuộc đời.  

Tứ Diệu Đế (2)

Đọc thêm: Tìm hiểu kiến thức Phật giáo

Tìm hiểu giáo lý Tứ Diệu Đế

Giáo lý này bao gồm các yếu tố như: 

  • Khổ đế: Sự thật về sự đau khổ 
  • Tập đế: Nguyên nhân sự đau khổ trong cuộc sống
  • Diệt đế: Chấm dứt đau khổ, chấm dứt tham ái 
  • Đạo đế: Con đường giúp giải phóng con người khỏi đau khổ  

Từng nội dung của giáo lý sẽ được thể hiện rõ ràng như sau: 

Khổ Đế

Khổ Đế trong Tứ Diệu Đế trình bày tất cả nỗi khổ đau trong cuộc đời mà chúng sanh có thể gặp phải. Ví dụ như:

  • Sinh khổ
  • Già khổ
  • Bệnh khổ
  • Chết khổ
  • Mong muốn không được là khổ 
  • Người thương trong đời phải xa nhau là khổ
  • Người ghét phải gặp gỡ là khổ
  • Năm uẩn không điều hòa là khổ

Theo đó, Đức Phật chỉ cho chúng sinh nhìn thấy thực trạng hiện tại của cuộc đời với những nỗi đau khổ có thể cảm nhận được. Sự diệu dụng của bát Khổ Đế tựu trung lại thành Tam Khổ là Khổ Khổ, Hành Khổ, Hoại Khổ. Tam khổ có nghĩa tất cả các sự việc trong cuộc sống cho dù là điều khổ đau hay vui sướng đều được cảm thọ bằng thân vật lý sẽ có sự biến hoại.

Tứ Diệu Đế

Tập Đế

Tập Đế trong Tứ Diệu Đế chính là chân lý chỉ bày nguyên nhân của sự đau khổ. Có nghĩa mỗi người chúng ta chỉ vì vô minh, vì nghiệp tích tập nhiều đời mà luôn phải trầm luân trong bể khổ.

Trong đó, nguyên nhân của mọi khổ đau của chúng sinh chính là cái vô minh, ngu si của trí tuệ và tâm ái dục. Có nhiều rắc rối mà con người gặp phải bởi các nguyên nhân như thất bại về công việc, tình yêu, bệnh tật… Do đó, việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây khổ đau chính là giáo lý Tập Đế của Phật giáo.

Xem thêm: Bát Chánh Đạo là gì? Lợi ích và cách ứng dụng

Diệt Đế

Diệt Đế trong Tứ Diệu Đế là phương pháp tu tập để loại bỏ mọi khổ đau, hướng đến nhân quả, giải thoát an lạc. Đây chính là điều mà Đạo Phật răn dạy con người để vượt ra khỏi tư tưởng bi lụy bình thường. Diệt Đế chính là tiêu diệt dục vọng mê mờ hay nguyên nhân của khổ.

Để có thể giải thoát khỏi bể khổ tất phải tu hành, làm cho tham sân si, phiền não phải bị đoạn trừ. Do vậy mà chúng ta cần phải thực hành trên con đường Đạo Đế để có thể Diệt Đế thành công.

Tứ Diệu Đế (3)

Đạo Đế

Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế chính là con đường, phương pháp diệt khổ mà Đức Phật đã tuyên thuyết. Con đường này sẽ giúp chúng sanh chấm dứt khổ đau, đưa đến hạnh phúc chân thật.

Trong đó, Đức Phật đưa ra Bát Chánh Đạo ngay thẳng để đưa chúng sanh thoát khỏi bể khổ. Bát Chánh Đạo gồm có các pháp như chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định.

Cách ứng dụng Tứ Diệu Đế vào cuộc sống 

Việc ứng dụng vào cuộc sống sẽ giúp con người có thể loại bỏ khổ đau để có cuộc sống hạnh phúc hơn như sau: 

  • Nhận diện khổ đau đang phát sinh trong thân và tâm ta bằng năng lượng chánh niệm tích lũy hàng ngày. Có nghĩa chúng ta cần luôn biết nhìn ngắm quán chiếu sự vật, hiện tượng diễn ra mà không bị cuốn vào trong niềm đau ấy.
  • Nhìn sâu tìm ra nguyên nhân khổ đau trong cuộc sống khiến mỗi người cảm thấy buồn vô cớ. 
  • Nhận diện hạnh phúc chân thật sẽ đưa ta đến sự tịnh lạc, an ổn. Hạnh phúc chân thật sẽ biểu hiện khi bạn chuyển hóa được các hạt giống căn bản phiền não tham sân si thành vô tham, vô sân, vô si và vô ngã. 
  • Sau khi biết được nguyên nhân tạo ra nỗi khổ và niềm đau thì chúng ta sẽ tìm ra con đường thoát khổ bằng cách áp dụng Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo chính là chìa khóa để mở cánh cửa giải phóng tâm thức để đi vào phương trời cao rộng. Việc áp dụng Tứ Diệu Đế vào cuộc sống giúp chúng ta không còn những oán hận, khổ đau để luôn an lạc và hạnh phúc.

Hiểu về Tứ Diệu Đế – Những nỗi khổ của con người

Tứ Diệu Đế chính là giáo lý căn bản của đạo Phật để mỗi người có thể vận dụng vào cuộc sống để loại bỏ khổ đau. Đặc biệt đối với người tu hành muốn có một kết quả tu tập chắc chắn sẽ cần phải thực hành pháp môn này chính xác, hiệu quả. 

70 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2712 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1290 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6520 lượt xem 0 Bình luận

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23/06/2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật là gì?

Kiến thức 23-06-2025 10:03:38

Ngũ Phương Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai hay Ngũ Trí Phật, là năm vị Phật tượng trưng cho năm trí tuệ siêu việt trong Phật giáo Mật Tông. Các Ngài đại diện cho năm phương, năm uế nhiễm được chuyển hóa và là nền tảng tu tập trong nhiều pháp môn Mật giáo.
66605 lượt xem 0 Bình luận

Niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát được Vô lượng Công đức

Kiến thức 20/06/2025 08:28:29