Chấp trước là gì? Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết

01/09/2023 07:50:49 1270 lượt xem

Theo thời gian, khi chấp trước tồn tại trong lòng sẽ biến thành u mê, vị kỷ khiến cái tôi quá lớn và nếu không đạt được sẽ gây cho chúng sinh sự khổ đau, phiền muộn. Vậy chấp trước là gì? Cần làm gì để loại bỏ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những chia sẻ hữu ích về chấp trước. 

Chấp trước là gì?

Chấp trước là vướng mắc, bám chặt vào ý tưởng, niềm tin, hành động cho rằng cái mình nghĩ là đúng và có thật, vĩnh cửu.

Trong từ “chấp trước” chúng ta có thể hiểu ý nghĩa như sau: “chấp” có nghĩa là cầm, nắm giữ, “trước” có nghĩa là bị vướng mắc hay bị giữ chặt. Từ đó gây ra sự ham muốn trần tục gây giới hạn tầm nhìn của mỗi chúng ta. Việc tìm hiểu các phương pháp loại bỏ là rất cần thiết cho con đường tu tập của mỗi người. 

Chấp trước là gì_ Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết

Nguồn gốc của chấp trước 

Con người chúng ta đau khổ không phải do bên ngoài mà bởi sự ngu si, mê muội chấp trước tạo ra. Trong đó, vô minh hay si mê là không thấu rõ luật nhân quả, là nguyên nhân của sự khổ, cái thấy không sáng suốt bị tối tăm che phủ.  

Do si mê, tham đắm chấp thân muốn chiếm hữu về mình nên có những suy nghĩ, hành động sai lầm. Do sự hiểu biết sai lầm nên ý thức không rõ thực tướng của các pháp là vô ngã, thấy biết sai lầm mà chấp ta, người, chúng sinh. Tham muốn càng nhiều thì tội lỗi sẽ nhanh chóng phát sinh, gây ân oán, hận thù không có ngày thôi dứt. 

Chấp trước là gì_ Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết

Các loại chấp trước theo quan điểm đạo Phật

Theo quan điểm Phật giáo thì chấp trước được phân chia thành ái chấp, đoạn kiến chấp, ngã chấp và thường kiến chấp. Trong đó, mỗi loại có những đặc điểm riêng như sau: 

Ái chấp

Ái chấp tức là việc bản nảy sinh thứ tình yêu hɑy dục vọnɡ khi nɡhĩ đến nɡưới khác. Đây cũng là tâm chấp luyến vào hình thức, trói buộc con người vào dục vọnɡ và hɑm muốn trần tục. Ái chấp, sự trói buộc mạnh mẽ vào ái dục chính là nội dung chính của loại chấp trước này. 

Chấp trước là gì_ Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết (2)

Đoạn kiến chấp

Có nɡười tin rằnɡ loài nɡười khi chết là mất hẳn, là cát bụi, không còn gì. Tuy nhiên thuyết này không đúnɡ với luật “Luân Hồi” củɑ đạo Phật. Theo ɡiáo lý nhà Phật thì chúnɡ sɑnh xoay chuyển tronɡ vòng luân hồi sɑnh tử. Phật tử khônɡ tin nơi đoạn diệt, khônɡ tin thế ɡiới này hɑy thế ɡiới khác có sự trườnɡ cửu khônɡ thɑy đổi.

Ngã chấp

Nɡã chấp nảy sinh do sự phân biệt hɑy lý luận sɑi lầm củɑ bản thân bởi chúng ta cho rằng tronɡ thân nɡũ uẩn có cái thực nɡã. Phật dạy rằnɡ chấp nɡã là nɡuyên nhân củɑ khổ đɑu, từ chấp trước sinh khổ đau, từ buồn khổ sɑnh rɑ sợ sệt. Ai hoàn toàn thoát khỏi chấp trước sẽ khônɡ còn buồn khổ và ít lo âu, được giải thoát.

Chấp trước là gì_ Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết (3)

Thường kiến chấp

Thuyết cho rằng trước khi là nɡười, con nɡười khônɡ hề có hiện hữu mà sau khi được tạo nên, con người được sɑnh vào đời do ý chí một vị thần linh. Tuy nhiên điều này khác biệt với luật luân hồi củɑ đạo Phật rằng chúnɡ sɑnh trong vònɡ luân hồi xoɑy chuyển lục đạo.  

Các hoàn cảnh chấp trước thường gặp

Chấp trước tình cảm

Chấp trước tình cảm chính là sự không cam lòng, day dứt bởi không thể có được người mình yêu thương. Hay đây là sự day dứt về những sai lầm gây đánh mất tình cảm quý giá của bản thân mình. 

Sự tồn tại này rất dai dẳng, trầy xước giống như gai nhọn âm ỉ trong lòng. Người này khó có thể từ bỏ và chỉ cố gắng đi tiếp và đánh đổi để hy vọng đạt được mục đích. Mỗi người mang đều có mức độ nặng nhẹ tùy tâm tính.  

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Chấp trước là gì_ Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết (2)

Chấp trước công việc

Chấp trước trong công việc chính là sự không cam lòng, day dứt khi bản thân không có gì nổi bật về sự nghiệp, công việc. Hay là sự mơ ước khát khao vươn lên tầm cao trong xã hội, có công danh sự nghiệp ổn định để ngẩng cao đầu, làm rạng rỡ gia đình dòng họ.

Vì vậy về công việc tạo cho người mang động lực mạnh mẽ để học hỏi, phấn đấu đạt được mục tiêu. Chi dù cuộc sống có gian khổ thế nào thì chúng ta cũng sẽ đạt được thành công như mơ ước. 

Việc này chính là sự không cam lòng hiện tại và mong muốn phấn đấu để đạt được mục đích của bản thân. Đây là lực lượng tiềm ẩn nuôi dưỡng niềm tin để chúng ta bước tiếp, chống chọi với gian lao.

Chấp trước quá khứ 

Chấp trước quá khứ là sự đau khổ, day dứt về những điều đã xảy ra trong quá khứ. Người này luôn suy nghĩ về sự việc trong quá khứ đã xảy ra mà không thể thay đổi, làm khác được.

Hậu quả của chấp trước

Những người cố chấp cố định trong một kiến thức nhất định và không học hỏi thêm điều gì. Họ đã tự mình ngăn chặn cơ hội tiếp cận và học hỏi và đây chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự tranh đấu. Bởi những người chấp trước sống trong sự mù mờ của dục vọng, không được đạo sư, pháp môn, tăng ni chiếu cố. Những hậu quả mang lại cho mỗi người như sau: 

Tư tưởng bảo thủ

Người này thường sẽ không lắng nghe người khác, chỉ tin tưởng bản thân có quan điểm là đúng. Đối tượng này có tư tưởng bảo thủ, hạn chế bản thân trong một cách nhìn hẹp và xa rời thực tế, cuộc sống sẽ mờ nhạt trong tâm trí họ.

Chấp trước là gì_ Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết (4)

Họ sẽ khăng khăng là mình đúng và tìm mọi cách để bác bỏ, phủ định thông tin sai. Điều này sẽ khiến cho người chấp trước trở nên khó tiếp cận, tiêu cực và không ai muốn gần gũi.

Tự xây dựng năng lượng xấu 

Khi một người chấp trước sẽ tự xây dựng năng lượng xấu cho bản thân, tự gây mệt mỏi và căng thẳng. Bởi họ có ý thức cá nhân rất mạnh, luôn xây dựng bức tường ngăn cách mọi người, dễ tức giận trước ý kiến khác biệt.

Với tích cách này, họ sẽ trở nên cô đơn, cuộc sống trở nên mệt mỏi và nặng nề hơn.

Người này luôn muốn áp đặt suy nghĩ và giới hạn họ yêu cầu người khác cần đáp ứng. Họ không chấp nhận sự thật rằng mỗi người là một thế giới nhỏ và không ai giống ai. Do đó, việc hy vọng ai đó sống theo ý muốn mà mình tạo ra là điều không thể và chỉnh bản thân bạn sẽ gánh chịu tổn thương.

Ảnh hưởng bởi tham sân si 

Hậu quả tiếp theo của người chấp trước chính là họ bị ám ảnh bởi lòng tham sân si. Sự tham sân si ở đây có thể hiện qua việc mê muội chấp nhận ý kiến và quan điểm riêng bản thân. 

Đức Phật cho rằng “Do duyên chấp trước nên có xan tham”. Do bị chiếm lĩnh tâm trí sẽ khiến bạn sẽ mãi bị lưu đày trong vòng xoáy của sự phàm trần. Đặc biệt những người cố chấp sẽ không đạt được chứng quả A La Hán.

Cách từ bỏ chấp trước 

Đây chính là trở ngại lớn đối với hạnh phúc và an lạc của mỗi người. Việc từ bỏ sẽ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng không phải là điều dễ dàng.  Trong đó, bạn có thể thoát khỏi  bằng cách phá chấp và xả chấp. Cụ thể, phá chấp chính là việc nhận diện những gì mình bám víu để cắt đứt chúng, không để chúng trói buộc. Xả chấp tức là việc kìm nén hợp lý khi khởi lên thay vì bám víu vô lý. 

Chấp trước là gì_ Cách từ bỏ chấp trước mà bạn cần biết (3)

Lưu ý khi thực hiện xả chấp thì chúng ta cần có sự kiên trì để đoạn trừ chấp trước. Để phá chấp, chúng ta cần có trí tuệ, có được tri kiến chân chính mới hy vọng thoát khỏi sự trói buộc nhận thức và những quan điểm sai lầm.

Những người cố chấp thường bị tà kiến gây mê muội nên phải biết quán chiếu bản thân, luôn tỉnh thức với giới hạn. Thông qua ánh sáng của trí tuệ sẽ giúp mở rộng tầm mắt, lòng bao dung để tâm trí chúng ta linh hoạt hơn trong cách nhìn, cách hành xử, cách sống. 

Muốn giải thoát tâm trí khỏi thói quen chấp trước không thể thực hiện ngay lập tức hoặc trong vài ngày. Thay vào đó, chúng ta cần thực hiện buông xả những thứ mà ta có thể buông hàng ngày, từ từ theo thời gian. Từ đó bạn mới có thể giải thoát được từng thói quen chấp trước nhẹ nhàng.

Tóm lại, qua những chia sẻ này bạn đã hiểu rõ hơn về chấp trước là gì và cách từ bỏ chấp trước. Chỉ khi mỗi người thực sự buông xả, loại bỏ những thói quen chấp trước trong tâm trí sẽ giúp tâm hồn trở nên bình an và yên tĩnh hơn.

38 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
823 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1532 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19