9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm

27/11/2023 15:40:07 459 lượt xem

Đối với người Việt, đi chùa chính là một nét đẹp truyền thống được lưu truyền qua bao đời. Vậy mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội để cầu may mắn, tài lộc, bình an cho gia đình và người thân? Bạn đọc có thể tham khảo danh sách một số ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội qua nội dung dưới đây.

Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội?

Khi đi chùa, chúng ta sẽ cảm nhận được khung cảnh yên bình, sự bình lặng để xóa tan mọi mệt mỏi, ưu phiền. Trong đó, tại Hà Nội có nhiều ngôi chùa linh thiêng mà bạn có thể lựa chọn viếng thăm hái lộc đầu năm như sau:

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ nổi tiếng ở trung tâm Thủ đô là nơi thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Ngôi chùa được nhiều du khách chọn lựa viếng thăm vào đầu năm mới để cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn.  

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm

Ngôi chùa Quán Sứ có hội to nhất năm thường được tổ chức vào ngày 15/4 âm lịch. Đây là ngày Đại lễ nên nếu có dịp bạn hãy ghé thăm để tỏ lòng thành kính với Đức Phật.

Chùa Quán Sứ khá gần các địa danh nổi tiếng như nhà tù Hỏa Lò, bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh… Do đó, khi đến thăm chùa Quán Sứ bạn sẽ dễ dàng dạo quanh các địa điểm khác để khám phá vẻ đẹp Hà Nội.

Chùa Trấn Quốc

Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội? Chùa Trấn Quốc là một lựa chọn bạn có thể tìm đến vào ngày đầu năm mới. Ngôi chùa này nằm ngay cạnh mặt hồ với Bảo tháp lục độ đài sen cao 11 tầng. Chùa có tuổi đời hơn 1500 năm vô cùng linh thiêng, uy nghi, cổ kính.  

Hằng năm vào mỗi dịp ngày rằm, mùng 1 hay lễ tết thì ngôi chùa đón 1 lượng lớn Phật tử thập phương đến dâng hương, lễ vật và vãn cảnh.

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (2)

Chùa Láng

Ngôi chùa Láng này cách trung tâm Hà Nội gần 5km thuộc phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa được đặt trên nền nhà cũ của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng có thiết kế rất đặc biệt, ấn tượng và linh thiêng. 

Vào những ngày lễ đặc biệt liên quan đến Thiên Sư, mọi người có thể dâng lễ vật mặn để cúng Ngài. Chùa là nơi được nhiều người thăm viếng cầu mong sự bình an, hạnh phúc, sự nghiệp thuận lợi. 

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (3)

Chùa Hương

Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội? Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là ngôi chùa đáng để bạn ghé thăm vào đầu năm mới. Chùa nằm ven bờ sông Đáy, rất thuận tiện đường đi để các Phật tử bốn phương về hành lễ.

Quần thể Hương Sơn có nhiều công trình rải rác trong thung lũng suối Yến như chùa Ngoài, chùa Trong.

Đến với chùa Hương bạn có thể ngắm cảnh đẹp hiếm có tại thung lũng Yến và có thể cầu nguyện điều mình mong muốn. Khung cảnh nên thơ, không gian thanh tịnh của chùa Hương khiến bất cứ ai đều muốn nán lại.  

Xem thêm: Mùng 1 Tết có nên đi chùa không? 21 lưu ý đi chùa mùng 1 Tết

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (4)

Chùa Vạn Niên

Chùa Vạn Niên tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng từ năm  1014. Đây là ngôi chùa thiêng của đất Thăng Long và được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1996.

Chùa Vạn Niên có thiết kế kiến trúc bằng gỗ với nhiều hoa văn, họa tiết mang phong cách văn hóa phương Đông. Trong đó, các nếp nhà xây dựng hướng Đông gồm có tam quan, chùa chính, điện mẫu, nhà tăng, nhà phụ. Ngôi chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng quý hiếm từ xa xưa từ thời Lê, Tây Sơn.

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (5)

Chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây chính là một lựa chọn bạn không nên bỏ qua. Ngôi chùa này có tên gọi là Chùa Tản Viên, chùa sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. 

Chùa Khai Nguyên hiện nay đã được tôn tạo tại vị trí sơ khai và giữ nhiều nét cổ kính ban đầu. Ngôi chùa tọa lạc tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây. Thiết kế ngôi chùa mang lối kiến trúc kim – cổ giao hòa kiểu “nội công ngoại quốc”. Trong đó, các gian thờ có thiết kế “tiền Phật hậu Tổ”, phía cuối ngôi chùa là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, gác trống…

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (6)

Phía trước chùa có một hồ nước lớn quanh năm xanh trong như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng hình dáng của Chùa Một Cột chứa gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và lưu giữ bộ kinh Địa Tạng.

Chùa Bằng 

Chùa Bằng tọa lạc tại số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngôi chùa xây dựng trước năm 1617, diện tích 14.000m2 với kết cấu hình chữ công.

Hiện nay ngôi chùa vẫn giữ được một số công trình kiến trúc nghệ thuật như tòa Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, khu tháp mộ. Chùa trải qua nhiều đợt trùng tu năm 2003, 2004… mang lại cảnh đẹp hiện tại cho di tích. 

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (7)

Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá tọa lạc tại số 3 phố Nhà Thờ, gần hồ Gươm. Ngôi chùa này ngày khởi đầu gọi là chùa Sùng Khánh, khai sáng từ năm 1056 đời vua Lý Thánh Tôn. Sau khi xây dựng chùa xong đúc quả chuông đồng và xây Tháp Bảo Thiên. Đây là một ngôi chùa linh thiêng mà quý Phật tử có thể lựa chọn ghé thăm vào ngày đầu năm mới.

Xem thêm: 10 Bài văn khấn đi chùa ngắn gọn cầu bình an chuẩn

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (8)

Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề tọa lạc ở phố Phú Viên, Phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Ngôi chùa này thờ Phật pháp, vương triều Nhà Trần, tam toà thánh Mẫu. Ngoài ra, chùa Bồ Đề cũng là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian.

Ngôi chùa đã được tu bổ, tôn tạo với quang cảnh thoáng đãng được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm. Đặc biệt, chùa lưu giữ được nhiều di vật quý như câu đối, hoành phi, khám thờ, bia đá…

Vậy mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội? Những ngôi chùa nêu trên đều có lịch sử lâu đời, vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa để bạn chọn viếng thăm vào đầu năm mới.

9 ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội nên đi vào mùng 1 đầu năm (9)

Ý nghĩa mùng 1 đi chùa 

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam chọn đi lễ chùa vào đầu năm mới để cầu mong sự bình an, tài lộc. Mỗi người tìm đến không gian tĩnh lặng, linh thiêng của chùa để cảm nhận sự yên bình trong tâm, xua tan đi bao mệt mỏi, áp lực cuộc sống.  

Riêng đối với các Phật tử, đi lễ chùa là hoạt động thường ngày trong quá trình tu tập.

Việc đi lễ chùa thực chất giúp mỗi người tự tâm tĩnh lại để cảm nhận sự bình yên, có  niềm tin vững chắc hơn vào sự lương thiện. Ngôi chùa có không gian thanh thoát sẽ giúp rũ bỏ những muộn phiền của con người. Tâm trí của bạn sẽ xa rời cuộc sống  nhiều thị phi, cám dỗ để cảm nhận niềm vui, hạnh phúc. Đồng thời còn giúp bạn tái tạo được năng lượng sống, luôn bình an và yêu đời.

Xem thêm: Đi chùa có nên mang lễ lộc về không? Những lưu ý khi xin lễ

Lưu ý khi đi chùa vào mùng 1 

Bên cạnh việc tìm hiểu mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội thì bạn cũng cần lưu ý tránh phạm phải một số điều gây đắc tội với các vị bề trên như:

  • Khi đi chùa mỗi người nên ăn mặc nhã nhặn, gọn hàng, không mặc váy ngắn, áo sát nách. Khi bạn mặc trang phục thiếu vải, không lịch sự thể hiện sự thiếu trang nghiêm và tôn kính bề trên khi đi lễ.
  • Mỗi người không cần sắm lễ quá lớn, đặc biệt là đốt nhiều hương gây lãng phí. Chủ yếu là lòng thành của chúng ta đối với Đức Phật và các vị Thần Phật khác.
  • Lưu ý không được to tiếng hay cãi vã khi đi chùa gây ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh nơi cửa Phật.
  • Nên hóa vàng tại nơi quy định trong chùa để tránh gây cháy nổ, đảm bảo an toàn.
  • Không tự ý lấy đồ từ chùa về nhà để sử dụng riêng.
  • Đi chùa giúp tâm hồn mình thanh tịnh, tin vào Phật pháp để làm điều thiện lành, nhận phước đức. Tuy nhiên không phải cứ đi chùa cầu nguyện mà không lao động là sẽ có tiền tài. Chỉ siêng năng mới giúp chúng ta có được cuộc sống đủ đầy.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội. Mong rằng với những gợi ý ở trên sẽ giúp chúng ta lựa chọn được ngôi chùa thích hợp để viếng thăm vào đầu tháng hay đầu năm mới.  

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

27 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38