Đi chùa có nên mang lễ lộc về không? Những lưu ý khi xin lễ

17/11/2023 15:17:18 1689 lượt xem

Từ xa xưa, đi chùa là một trong các nghi thức mang nét đẹp văn hóa và tâm linh của Phật tử. Vậy đi chùa có nên mang lễ về không? Cách xin lộc từ nhà chùa đúng như thế nào? Cần lưu ý những gì khi đi chùa xin lễ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về đi lễ chùa và xin lộc.

Đi chùa có nên mang lễ về không?

Trước khi tìm câu trả lời bạn nên hiểu cúng dường Phật, Tam Bảo, vị Tăng ở đây có nghĩa là đem tiền tài, vật phẩm đến để nuôi dưỡng, xây dựng chùa chiền. Khi cúng dường Tam Bảo thì đồ cúng được trực tiếp thuộc về Tam Bảo. 

Chính vì thế mà những vật phẩm khi mang đi cúng lễ chùa xong và lấy về không phải lộc. Vậy đi chùa có nên mang lễ về không? Việc xin lộc từ chùa về là điều chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện. Tốt nhất bạn nên xin lộc từ Tăng Ni tại chùa để bày tỏ sự tôn kính và thành tâm.  

Đi chùa có nên mang lễ lộc về không_ Những lưu ý khi xin lễ

Xem thêm: Hướng dẫn cách bày mâm lễ đi chùa phù hợp, chuẩn phong tục

Cách xin lộc của chùa đúng

Sau khi biết đi chùa có nên mang lễ về không thì cách xin lộc của chùa như thế nào đúng là rất quan trọng. Trong thực tế, nhiều người lên chùa và tự ý hái lộc không xin phép nhà chùa là điều trái đạo lý. Tốt nhất chúng ta chỉ nên xin và nhận lộc từ các Tăng Ni tại chùa phát cho.

Hiện nay, hầu hết các chùa đều chuẩn bị sẵn cành lộc để tặng lại cho người đi lễ chùa. Những cành lộc này chính là cách để nhà chùa bày tỏ lòng tôn kính, cầu phúc đến Phật tử. Chúng ta không được tự tiện hái lộc gây mất đi ý nghĩa và sự tôn nghiêm khi đi cúng dường. Xin lộc từ Tăng Ni cũng chính là cách để chúng ta bày tỏ lòng kính trọng đối với nhà chùa.

Đi chùa có nên mang lễ lộc về không_ Những lưu ý khi xin lễ (2)

Những lưu ý khi đi chùa xin lễ

Trong nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt sẽ không thiếu nghi thức đi chùa cầu bình an và xin lễ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những lưu ý sau đây để việc đi chùa diễn ra ý nghĩa nhất: 

  • Khi vào lễ chùa, không bước vào cửa chính (cổng Tam quan) mà nên vào từ cửa bên. Đồng thời, bạn không được dẫm lên bậu cửa bởi điều này là phạm phải tội bất kính. Bởi cửa chính vào chùa theo quan niệm xưa chỉ dành cho Đức Phật, Ngọc đế hay Quốc vương. 
  • Tránh mang giày dép vào Tam Bảo, Phật đường. Việc đặt dép bên ngoài khu vực Tam Bảo, Phật đường thể hiện sự thành kính với các vị Thần.
  • Không tùy tiện nhét tiền công đức trên các bức tượng mà cần đặt vào hộp đựng theo quy định. Khi bạn muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho Tăng chúng, Phật tử cần đặt ở vị trí được hướng dẫn.
  • Không đi cắt ngang mặt người đang quỳ lạy tại chùa rất thất lễ. Tốt nhất bạn nên quỳ phía sau người đang thắp hương.
  • Không chạm và sờ vào tượng Phật để cầu nhiều lộc, sức khỏe. Đây là hành động bất kính làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng tại chùa.
  • Chùa là nơi linh thiêng thờ Phật nên chúng ta cần chú ý trang phục và thái độ khi lễ chùa. Tốt nhất bạn nên mặc quần áo dài, kín, sạch sẽ với màu sắc trang nhã, lịch sự. Tuyệt đối không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang khi đi chùa.

Xem thêm: 30 lời chúc Tết Sư Thầy hay và ý nghĩa 2024

Đi chùa có nên mang lễ lộc về không_ Những lưu ý khi xin lễ (3)

Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc hiểu rõ đi chùa có nên mang lễ về không và cách xin lộc đúng. Thông qua những chia sẻ này sẽ giúp mỗi người có được nhận định đúng về việc đi lễ chùa. Đi lễ chùa với tấm lòng thành kính, sự thành tâm giúp chúng ta có được sự an yên trong tâm hồn. 

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

35 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38