10 bài kinh phổ biến dành cho người Phật tử tại gia
Trong Phật giáo có rất nhiều bài Kinh khác nhau để phục vụ cho người tu tại gia. Trong đó, 10 bài Kinh dưới đây được chúng tôi liệt kê với nhiều ý nghĩa khác nhau phù hợp cho bạn tu tập tại gia. Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Kinh A Di Ðà
Kinh A Di Đà là bản kinh Đại thừa được tụng nhiều nhất hiện nay, đặc biệt là những Phật tử theo trường phái Tịnh Độ. Bản kinh này thuộc hệ tư tưởng Đại Thừa ra đời vào thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo. Đây là 1 trong 3 bài kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ Tông.
Kinh A Di Đà được xây dựng dựa trên niềm tin trong lòng của những người hành trì. Việc tụng niệm kinh này sẽ mở ra con đường dẫn dắt mọi người đến với thế giới Tịnh Độ ý chỉ về một thế giới không tồn tại khổ đau, không có “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” mà chỉ có niềm phúc lạc vô biên.
Kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn có tên gọi khác là Kinh Quan Thế Âm, Phẩm Phổ Môn. Đây là một bài kinh mô tả về niềm hạnh nguyện của Bồ tát Quan Thế Âm để độ sanh. Kinh giới thiệu phương pháp tu phổ biến và hiệu quả được gọi là “Quán chiếu” phương pháp này giúp cho con người đạt tới cảnh giới giác ngộ và giải thoát.
Lời Kinh Phổ Môn nhắm đến việc ca ngợi công đức và lòng từ bi khi tại thế. Từ đó thức tỉnh tâm tư con người. Việc tụng niệm kinh là cơ hội để thực hành tình yêu thương, hướng đến sự giác ngộ và giải thoát và khắc phục những trạng thái tâm lý tiêu cực trong cuộc sống giúp rèn luyện lòng kiên nhẫn và sự từ bi trong đối nhân xử thế.
Kinh Dược Sư
Kinh Dược Sư còn được gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Đây là bài kinh được nhiều Phật tử trì tụng hằng ngày để tiêu bớt ác nghiệp chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp lành. Việc tụng niệm kinh này giúp cho lòng người thanh thản, sống chậm lại, thương cảm với mọi người xung quanh.
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là tên một vị Phật. Nghĩa đen từ Dược sư chính là thầy thuốc chữa bệnh, Lưu ly chính là một loại ngọc quý có màu xanh trong suốt. Quang chính là ánh sáng chiếu rọi. Vì thế, vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để thể hiện lòng thương xót bằng chính tâm đến chúng sinh còn đang đau khổ, lấy pháp dược để cứu mọi người khỏi khổ đau.
Đức Phật Dược Sư đã phát 12 nguyện lớn và dùng rất nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong những lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích của chúng sanh tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau, tốt đẹp thân tướng.
Chính bởi vậy, khi đọc tụng, cầu nguyện kinh Dược Sư có ý nghĩa phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người để trị liệu tâm bệnh, thoát khỏi phiền não, nghiệp chướng từ nhiều đời trước của bản thân cũng như chúng sanh muôn loài.
Kinh Thủy Sám
Kinh Thủy Sám còn có tên gọi là Từ Bi Thủy Sám Pháp xuất phát từ một án mạng cách đây mười kiếp. Kẻ gây án là Viên Ang, người bị hại là Tiều Thố. Oan hồn của Tiều Thố luôn tìm cách để báo thù nhưng không có cơ hội. Trải qua nhiều kiếp, Viên Ang đã thành Quốc sư hiệu Ngộ Đạt nổi tiếng khắp vùng, thường xuyên đi giảng pháp và được nhà vua ban khen. Từ đó, Ngộ Đạt sinh tâm kiêu ngạo, tham luyến tài vật, làm khuyết đi một phần đức hạnh.
Một ngày, Ngộ Đạt thấy đầu gối đau mỏi, mình mẩy nổi mụn hình mặt người vô cùng đau đớn mà không thuốc nào chữa được. May nhờ có sự Trì Huyền chỉ cách lấy nước nơi giếng khơi trong chốn am thiền lau rửa thì nhọt mặt người liền bật ra tiếng kể lại chuyện oan khuất từ kiếp trước vẫn hằng theo dõi chờ cơ hội báo oán. Nay vì Ngộ Đạt khởi lên dục vọng mà có dịp trả oán nhưng nhờ có sự Trì Huyền đã chỉ dạy dùng nước giếng Tam Muội gột rửa thân tâm nên mối thù tiền kiếp đã được xóa sạch. Từ đó, Ngộ Đạt đã thuật ra văn Sám Pháp này. Ngày nay gọi là Kinh Thủy Sám.
Bởi vậy, Kinh Thủy Sám có ý nghĩa dùng sức sám hối được ví như lấy nước giếng Tam Muội để gột rửa những dơ bẩn. Trong Kinh cũng kể ra những tội lỗi mà chúng sanh thường mắc phải chịu quả báo và cách thức để tránh tội.
Khi đọc tụng Kinh Thủy Sám nên thành tâm hối lỗi, tất cả những gì đã phạm phải quyết nay từ bỏ, gắng làm điều thiện, tránh xa điều ác nhờ đó sẽ tiêu diệt nghiệp chướng của bản thân giúp tâm thanh tịnh.
Kinh Ðịa Tạng
Kinh Địa Tạng là một bộ kinh quan trọng trong đạo Phật mang đến nhiều lợi ích cho mọi người khi tụng niệm.
Đối với người Phật tử, những người theo đạo Phật và muốn tu tập, trau dồi lòng từ bi và trí tuệ khi tụng Kinh Địa Tạng sẽ hiểu rõ hơn về công đức và oai lực của Địa Tạng Vương Bồ Tát, đồng thời tạo điều kiện để phát triển lòng hiếu thảo và từ bi trong thân tâm.
Đối với con cái, Kinh Địa Tạng được coi là phương pháp giúp người con hiểu được những giá trị sống mà cha mẹ mang lại. Khi tụng niệm kinh này sẽ giúp con cái thấu hiểu được không gì đáng quý và thiêng liêng hơn tình cảm gia đình.
Đây là bộ kinh nhiều người tụng niệm nhằm thể hiện lòng hiếu thảo với người đã khuất và hồi hướng công đức, cầu nguyện sức khỏe cho người sống. Nội dung chính của Kinh Địa Tạng nói lên bổn phận của người sống với người quá vãng. Đồng thời, bài kinh còn nêu lên kiếp sống dưới âm phủ do quả báo hoặc phước đức đã tạo nên khi còn tại thế.
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
Để báo ân cha mẹ, ông bà thì chúng ta nên trì tụng, thực hành sao chép Kinh Báo Ân. Chúng ta cần phải vì cha mẹ mà giữ tịnh giới, thực hiện bố thí, làm hạnh lợi tha. Bởi ân đức của cha mẹ cao cả, còn kẻ bất hiếu sẽ chịu tội khổ vô cùng, không thể nói hết. Thông qua việc trì tụng Kinh Báo Ân giúp chúng ta báo đền ơn đức cha mẹ, ông bà.
Lương Hoàng Sám
Bộ kinh Lương Hoàng Sám là một trong 11 bài Kinh cho người tại gia điển hình của việc sám hối nghiệp chướng. Kinh Lương Hoàng Sám có công năng diệt tội, diệt trừ oan gia nhiều đời kiếp. Tụng Kinh này với mục đích đền trả bốn ơn, sám hối, cầu nguyện cho tam đồ giải thoát khỏi trầm luân.
Kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa là bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa với chủ trương hòa giải mọi mâu thuẫn của các dòng tư tưởng Phật giáo Đại thừa trước đó với giáo lý truyền thống. Bộ Kinh này cũng tập trung tư tưởng cốt tủy của Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma. Kinh Pháp Hoa đặt lại giá trị của mọi đường lối tu tập, hướng thiện của chúng sinh.
Sở hữu tư tưởng phóng khoáng siêu thoát, Kinh Pháp Hoa giúp khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến. Do đó mà bộ Kinh này được tôn thờ quý kính, hành trì và phổ biến sâu rộng hiện nay trong Phật giáo Đại thừa.
Kinh sám hối
Đây là bộ kinh dành cho người đang lầm đường lạc lối, muốn hành thiện, sám hối về những lỗi lầm tạo ra. Khi bạn trót làm nên tội hãy tụng niệm Kinh sám hối để khai thông trí tuệ, giúp bạn nhận thức điều đúng đắn, giải tỏa nghiệp tạo. Từ đó hướng con người đến cuộc sống an lạc, luôn vui vẻ và sống tích cực hơn.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Kinh Thủ Lăng Nghiêm được đánh giá là bộ Kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa của chư Phật Như Lai. Trong Kinh gồm có các giáo lý nhân quả, mê ngộ, thánh phàm của các đại tạng. Kinh soi chiếu rõ ràng giúp chúng sinh nhận biết sự khác nhau của chánh tà khi tu tập và tình trạng điên đảo của luân hồi.
Học kinh Thủ Lăng Nghiêm giúp chúng ta thấu rõ vị trí của mình đối với quả vị Bồ Đề Niết Bàn vô thượng. Có nghĩa tụng Kinh sẽ giúp chúng ta giải thoát giác ngộ, tâm thiện lành, làm điều tốt.
Trên đây là tổng hợp 10 bài Kinh cho người tại gia áp dụng trì tụng hàng ngày dễ dàng. Tùy theo từng cá nhân khác nhau để chọn lựa trì tụng Kinh phù hợp. Lưu ý chính ta nên trì tụng với tấm lòng chân thành, sự kính trọng và biết ơn để có hiệu nghiệm tốt nhất.
Tin liên quan
Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?
Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34
Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?
Ứng dụng 05-10-2024 10:29:34
Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?
Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00
Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?
Ứng dụng 04-10-2024 09:18:00
Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng
Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32
Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng
Ứng dụng 03-10-2024 08:30:32
Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau
Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02
Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau
Ứng dụng 23-09-2024 11:42:02
Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn
Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23
Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn
Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23
81 lượt thích 0 bình luận