Cách tụng kinh Pháp Hoa tại nhà: Phát nguyện, hồi hướng chuẩn
Tụng kinh Pháp Hoa tại nhà là một hoạt động tâm linh có ý nghĩa sâu sắc. Trong truyền thống Phật giáo, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng nhất, và việc tụng kinh này mang lại nhiều lợi ích tâm linh cho người tu hành.
Nghi thức tụng kinh Pháp Hoa tại nhà
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN
Án lam. (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị tu rị, ma ha tu rị tu tu rị, ta bà ha. (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
ÁN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN
Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha. (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
NGUYỆN HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương.
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Thệ trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ Đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác.
TÁN PHẬT
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loài.
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.
QUÁN TƯỞNG
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
ĐẢNH LỄ TAM BẢO
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) o
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy) o
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (1 lạy) o
TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương xạ nhiệt,
Pháp giới mông huân.
Chư Phật hải hội tất diêu văn,
Tùy xứ kiết tường vân.
Thành ý phương ân,
Chư Phật hiện toàn thân.
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát( 3 lần )
CHÚ ĐẠI BI
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê dị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, dị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cần trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha.
Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.
VĂN PHÁT NGUYỆN
Cúi lạy đấng Tam Giới Tôn
Quy mạng cùng mười phương Phật
Con nay phát nguyện rộng
Thọ trì Pháp Hoa Hồng Danh
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổ ba đường.
Nguyện cho người thấy nghe
Ðều phát lòng bồ-đề,
Nếu một báo thân này
Sanh qua cõi Cực lạc
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Cách tụng kinh Pháp Hoa tại nhà
Chuẩn bị
Chọn thời gian và địa điểm thích hợp: Chọn một khoảng thời gian trong ngày và không gian yên tĩnh để tụng Kinh Kinh Pháp Hoa. Tránh những lúc bận rộn hoặc xao lạc từ công việc hàng ngày. Đồng thời, địa điểm tụng kinh nên là một không gian thoáng đãng, yên tĩnh và trang nghiêm. Có thể là một góc nhỏ trong phòng hoặc một bàn thờ được sắp xếp trang trọng.
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Đặt sẵn một bộ sách Kinh Pháp Hoa hoặc sử dụng các ứng dụng di động chứa Kinh để đọc dễ dàng. Chuẩn bị một bình hoa tươi, một đĩa hoa quả và một ly nước để cúng Phật.
Tắm rửa sạch sẽ: Trước khi bắt đầu tụng Kinh, hãy tắm rửa sạch sẽ để thanh tịnh cơ thể và tinh thần. Điều này giúp loại bỏ bụi bặm và tạo ra một tâm hồn an yên và tinh khiết.
Trang phục trang nghiêm: Mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng và trang nghiêm khi tụng Kinh. Không cần thiết phải mặc áo lễ, nhưng tránh mặc quần áo lôi thôi hoặc quá phô trương. Trang phục trang nghiêm giúp tạo ra một không gian tôn trọng và tập trung trong hoạt động tâm linh.
Trước khi bắt đầu tụng Kinh
Chuẩn bị tư thế: Ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo, đặt lòng bàn tay lên đùi với lòng bàn tay hướng lên trên. Tư thế này giúp tạo sự thoải mái và tập trung tuyệt đối trong quá trình tụng Kinh.
Kết nối với Phật: Trước khi bắt đầu, bày tỏ lòng thành bằng cách niệm ba tiếng “Nam mô A Di Đà Phật”.
Tụng bài kệ khai kinh: Bắt đầu bằng việc tụng bài kệ khai kinh, thể hiện ý định tụng Kinh và tôn vinh tam bảo: Phật, Dharma và Sangha.
Trong khi tụng Kinh
- Phát tâm chân thành: Khi tụng kinh Pháp Hoa, nên khởi tâm cung kính, tin sâu vào giáo lý của kinh, không tụng theo kiểu máy móc.
- Chú ý phát âm và nhịp điệu: Đọc rõ ràng, không quá nhanh, không quá chậm, giữ nhịp điệu để tạo sự hài hòa và dễ dàng tiếp thu.
- Tụng bằng tâm hoan hỷ: Không nên tụng với tâm miễn cưỡng, ép buộc mà cần phát khởi lòng hoan hỷ, trân trọng từng câu chữ.
Sau khi tụng Kinh
- Hồi hướng công đức: Sau khi tụng, nên hồi hướng công đức cho chúng sinh, cầu mong mọi người đều được an vui, giác ngộ.
- Giữ gìn công phu tu tập: Không chỉ tụng kinh mà còn cần thực hành những lời dạy trong kinh vào đời sống hàng ngày để đạt được lợi ích thực sự.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách tụng kinh Pháp Hoa tại nhà, đầy đủ và chân thành dành cho bạn đọc. Thực hiện việc tụng kinh Pháp Hoa tại nhà không chỉ giúp rèn luyện tâm tư và ý thức chánh niệm mà còn là sự thể hiện lòng thành và tôn kính đối với Đức Phật.
Cách phát nguyện trước khi đọc Kinh Pháp Hoa
Con tên là…. sinh ngày….
Hôm nay con thành tâm phát nguyện đọc Kinh Pháp Hoa. Con kinh mời ông bà tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp đến nay, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của con đến nay, hữu duyên với con, cùng quy tụ về đây chắp tay nghe kinh tu tập và cùng hưởng phước báu này cùng con.
Kính mong chư Phật, chư Bồ Tát, Long Thần, Hộ Pháp, chứng minh cho tấm lòng thành của con. Nguyện dùng công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, cửu huyền thất tổ được bảng sanh về cổ Cực Lạc. Hồi hướng công đức cho cha mẹ, ông bà , anh chị em quyến thuộc hiện tiền và nhiều kiếp về trước. Nguyện hồi hướng cho cả pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Cách hồi hướng sau khi đọc kinh Pháp Hoa
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại Bí Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Con tên là:.. … Pháp danh (nếu có):.
Tổng quan kinh Pháp Hoa
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thường được gọi là Kinh Pháp Hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, phổ biến rộng rãi ở nhiều nước Á Đông như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo truyền thống, Kinh Pháp Hoa là bộ kinh được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trước khi ngài nhập Bát Niết-bàn, tức vào chặng đường cuối cùng của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh (ngũ thời giáo): Hoa Nghiêm, A-hàm, Phương Quảng, Bát Nhã và Pháp Hoa – Niết Bàn.
Kinh Pháp Hoa trình bày nhiều quan điểm chủ yếu của Phật giáo Bắc Tông và đã ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái khác nhau của Đại thừa như Thiên Thai tông, Thiền tông, Phật giáo Nichiren…
Kinh được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Pháp… Các bản dịch thường căn cứ vào bản Hán văn của ngài Cưu-ma-la-thập. Hiện nay, có nhiều bản dịch phổ biến, trong đó bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh là một trong những bản dịch lưu hành rộng rãi nhất.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là nguyên tác chữ Phạn (Sanskrit) có tên là Saddharmapundarika Sutra, được dịch ra chữ Hán bởi nhiều dịch giả với nhiều bản khác nhau. Ba bản Hán văn phổ biến nhất là Chánh Pháp Hoa Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của ngài Cưu-ma-la-thập, và Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của hai ngài Xà-na và Cấp-đa.
Các bản dịch tiếng Việt chủ yếu dựa trên bản Hán văn của Cưu-ma-la-thập và bản Pháp văn của Eugène Bournouf. Các phiên bản dịch khác nhau được thực hiện bởi các nhà dịch khác nhau như Đoàn Trung Còn, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Mai Thọ Truyền, và Hòa thượng Thích Trí Nghiêm.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Kinh Pháp Hoa
Sau khi Phật giáo được Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni khai sáng, tăng đoàn phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp vùng cõi Ấn Độ, đặc biệt đạt đỉnh điểm dưới thời hoàng đế Asoka. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của giáo đoàn đi đôi với sự phân hóa về tư tưởng bên trong. Dần dần, khác biệt về quan điểm đã chia tách tăng đoàn thành hai phái chính: Thượng Tọa Bộ (gồm những bậc trưởng lão hòa thượng) và Đại Chúng Bộ (gồm những đại đức trẻ tuổi).
Phái Thượng Tọa Bộ duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt giáo pháp nguyên thủy từ thời sơ khai do Phật giảng dạy. Trái lại, Đại Chúng Bộ hướng đến sự phát triển Phật pháp thông qua việc tiếp thu tinh hoa giáo lý từ nhiều tôn giáo khác nhau (đặc biệt là Ấn Độ giáo, Hỏa giáo…) và áp dụng Phật pháp linh hoạt để phù hợp với tất cả giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Sự phân hóa này không chỉ làm nảy sinh ra hai quan điểm khác nhau về quả vị cao nhất, là A-la-hán đối với Thượng Tọa Bộ và Phật quả (Phật Toàn giác) đối với Đại Chúng Bộ, mà còn tạo ra nhiều quan niệm mới như Không tính, Tam thân Phật hay Phật tính trong giáo pháp Đại Chúng Bộ.
Sự chia rẽ này không dừng lại, mà ngược lại còn đưa đến sự xuất hiện của nhiều bộ phái mới (khoảng 18 – 20 bộ phái khác nhau). Phật giáo không chỉ lan rộng ra các vương quốc Trung Á, các đảo xa xôi như Sri Lanka, Maldives, mà còn chạm tới các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chép Kinh Pháp Hoa chi tiết
Mỗi bộ phái tập trung ở khu vực riêng và không ngừng hoàn thiện hóa luận thuyết của mình. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn giữa các bộ phái đã đẩy Phật giáo vào tình trạng suy thoái và yếu thế trước sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ giáo. Trong bối cảnh này, Kinh Pháp Hoa ra đời như một sự xoa dịu và hòa hợp tất cả các giáo lý truyền thống và mới mẻ của Phật giáo.
Ý nghĩa Kinh Pháp Hoa đóng vai trò quan trọng trong việc hòa hợp và dung hòa tất cả các giáo lý truyền thống và định hình Phật giáo Đại thừa. Kinh này chấp nhận mọi pháp môn khác nhau và xem chúng là biểu hiện của một Phật thừa duy nhất với nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với từng người.
Do đó, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh điển Phật giáo Đại thừa, là nguồn tinh hoa và tri thức quan trọng của tôn giáo này.
Lợi ích khi tụng Kinh Pháp Hoa
Tụng kinh Pháp Hoa mang lại vô số lợi ích cho cả thân tâm và tinh thần, giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ và giải thoát. Đức Phật khẳng định, ai đọc kinh Pháp Hoa mà phát tâm Bồ Tát, gieo trồng căn lành, nhận thức sâu sắc Phật pháp, rèn luyện tâm hồn, sống an lạc và hướng đến viên mãn giác ngộ. Tụng kinh giúp thanh tịnh tâm hồn, loại bỏ phiền não, sân hận, bồi đắp lòng từ bi, vị tha.
Hơn nữa, tụng kinh Pháp Hoa còn giúp ta:
- Hiểu rõ hơn về giáo lý Phật pháp: Đặc biệt là ý nghĩa “Nhất thừa viên giác”. Nhờ trí tuệ và nhận thức rõ ràng, ta có thể hướng đến giác ngộ và giải thoát khỏi luân hồi khổ đau.
- Vượt qua khó khăn, thử thách: Sống an lạc và ý nghĩa hơn.
- Thanh tịnh tâm hồn: Loại bỏ phiền não, sân hận.
- Bồi đắp lòng từ bi, vị tha: Phát triển những phẩm chất tốt đẹp.
Lưu ý khi tụng Kinh Pháp Hoa
- Không tụng kinh khi đang nằm: Nếu không vì lý do sức khỏe, nên tụng trong tư thế trang nghiêm như ngồi thẳng hoặc đứng, để thể hiện lòng cung kính.
- Không nói chuyện, cười đùa trong lúc tụng: Giữ sự nghiêm túc, tránh gián đoạn hoặc làm phiền người khác.
- Thời gian tụng kinh: Chọn thời gian tụng kinh phù hợp với lịch trình của bản thân, có thể là buổi sáng sớm, buổi tối hoặc bất kỳ khi nào bạn có thời gian rảnh.
- Số lượng phẩm kinh: Bạn có thể tụng toàn bộ kinh Pháp Hoa hoặc chọn tụng một số phẩm kinh mà bạn cảm thấy phù hợp với tâm nguyện của mình.
- Sử dụng kinh sách chính thống: Hãy sử dụng kinh sách Pháp Hoa được in ấn và phát hành bởi các nhà xuất bản uy tín, đảm bảo nội dung chính xác và không bị sai lệch.
- Áp dụng vào cuộc sống: Kinh Pháp Hoa chứa đựng những lời dạy quý báu về cách tu tập và sống một cuộc đời ý nghĩa. Hãy cố gắng áp dụng những lời dạy này vào cuộc sống hàng ngày để chuyển hóa tâm tính và đạt được an lạc.
- Tu tập thường xuyên: Tụng kinh Pháp Hoa không chỉ là một hành động nhất thời mà cần được thực hành thường xuyên, đều đặn để có thể đạt được những lợi ích lâu dài.
Hãy duy trì thói quen tụng kinh thường xuyên, tạo cho mình một không gian yên tĩnh và thiêng liêng để tâm hồn được thanh thản và bình an. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại bchannel.vn nhé!
Tin liên quan
Chánh niệm khi bận rộn
Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn
Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59
Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng
Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng
Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52
Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn
Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn
Ứng dụng 15-01-2025 10:54:23
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19