Hướng dẫn cách chép Kinh Pháp Hoa chi tiết

25/10/2023 16:53:34 1242 lượt xem

Rất nhiều Phật tử thực hiện chép kinh Pháp Hoa để nhận về công đức quý báu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chép kinh như thế nào chuẩn xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về việc chép Kinh này. 

Cách chép Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa còn được gọi là kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thuộc Phật giáo Đại thừa, gồm có 7 quyển với 28 phẩm. Kinh văn mang ý nghĩa lý tưởng sáng ngời và phương tiện huyền diệu của chư Phật, Bồ tát. Chư Phật mở rộng các pháp môn để chúng sanh tin tưởng khả năng giác ngộ để tiến tu.

Bước 1: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc y phục trang nghiêm.
Bước 2: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

  • Chuẩn bị nến, nhang để thắp trước khi chép
  • Chuẩn bị bút, vở/ sổ chép
  • Chuẩn bị kệ, bàn để chép

Bước 3: Tiến hành nghi lễ tụng chép

  • Giữ thân đoan nghiêm
  • Cầu nguyện xin phép chép Kinh
  • Đọc âm thanh vừa đủ
  • Đọc chăm chú
  • Thực hiện chép tập trung

Bước 4: Kết thúc chép và hồi hướng

Chép kinh Pháp Hoa giúp Phật tử nhanh chóng kết duyên với chánh pháp, được dìu dắt trên con đường tu đạo đầy chông gai, trở ngại…Nhờ đó mà Phật tử sẽ có thêm niềm tin kiên định vượt qua cạm bẫy trong thế tục.

chép kinh pháp hoa

Thực hiện chép Kinh hay tụng kinh Pháp Hoa đem đến công đức vô lượng nên mỗi người cần phải chí tâm và cung kính. Khi chép Kinh thì thân tâm cần thanh tịnh để đạt được ý nghĩa trọn vẹn. Lưu ý Phật tử cần chọn nơi chép kinh cho trang nghiêm, yên tĩnh.

Khi chép kinh, Phật tử cần cẩn trọng biên chép chính xác, thân trang nghiêm, miệng đọc rõ lời kinh, tâm ý suy nghiệm. Có nghĩa bạn cần thực hiện ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh. Khi thiếu tâm từ, chúng ta khó có thể hiểu rõ được kinh Pháp Hoa.

chép kinh pháp hoa (2)

Công đức khi chép Kinh Pháp Hoa 

Chép kinh Pháp Hoa với sự thành tâm sẽ mang đến nhiều công đức cho các Phật tử như:  

  • Nhãn căn công đức: Đôi mắt do cha mẹ sanh ra khi có công đức sẽ thấy tất cả cảnh vật từ địa ngục A tỳ đến Trời Hữu đảnh. Đôi mắt này có thể nhìn thấy tất cả chúng sanh và nghiệp nhân, nghiệp quả gây ra.
  • Nhĩ căn công đức: Tai sanh ra nhận công đức có thể nghe tất cả âm thanh trong ba ngàn đại thiên thế giới mà không hư nhĩ căn.
  • Tỷ căn công đức: Mũi của người chép kinh Pháp Hoa có công đức sẽ thanh tịnh, phân biệt được các thứ mùi khác nhau mà không nhầm lẫn.
  • Thiệt căn công đức: Khi chép kinh Pháp Hoa thì lưỡi được thanh tịnh, mọi đồ ăn đều biến thành cam lồ.  
  • Thân căn công đức: Công đức nhận được là thân được trong sạch như ngọc lưu ly. Hình ảnh của chúng sanh, của Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật  hiện rõ trong thân thanh tịnh Bồ tát.
  • Ý căn công đức: Người chép kinh Pháp Hoa được ý căn thanh tịnh, có thể hiểu rõ ý nghĩa đúng với thật tướng của bài kệ bất kỳ. Tất cả suy nghĩ, lời nói của họ đều đúng với lời Phật dạy.

chép kinh pháp hoa (3)

Thực hiện chép kinh Pháp Hoa đúng sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn cho chúng sanh. Đây là bộ Kinh có nhiều ý nghĩa to lớn trên con đường tu tập của các Phật tử. Chính vì thế, mỗi Phật tử cần nên kiên nhẫn, tỏ lòng thành kính khi chép Kinh để đạt được những công đức vô lượng.

32 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Đội trưởng Đội lái xe cứu thương 0 đồng và tâm nguyện làm từ thiện

Nhân vật 03/10/2024 11:24:41

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Người đàn ông ăn chay trường từ nhỏ, ‘mê’ làm từ thiện

Nhân vật 02/10/2024 11:22:01