Hộ Pháp là gì? 4 hệ tượng Hộ Pháp trong Phật giáo

25/09/2023 17:03:40 1111 lượt xem

Thông thường ở trước cửa các ngôi chùa tại Việt Nam thường đặt các bức tượng các vị thần Hộ Pháp. Vậy Hộ Pháp là gì? Có những hệ tượng Hộ Pháp nào trong Phật giáo? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về những thông tin liên quan tượng Hộ Pháp này.

Hộ Pháp là gì?

Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ, ủng hộ và che chở, bảo vệ Chánh pháp Phật pháp.

Đạo Pháp luôn trường tồn và không bị tiêu diệt nhờ sự ủng hộ của các nguồn sức mạnh và lực lượng này. Do vậy mà vị thần bảo vệ cho Chánh pháp có tên gọi là thần Hộ Pháp, đối với người phàm phu gọi là người hộ trì Phật pháp. Theo tương truyền thì có 4 vị Đại Thanh văn cùng 16 vị La Hán đã được Đức Phật phái đến bảo hộ, che chở, hộ trì Phật pháp. Ngoài ra còn có các vị như Đế Thích, Tứ Thiên Vương, Phạm Thiên, 28 bộ chúng, thập nhị thần tướng… bảo hộ.

Hộ Pháp là gì_ 4 hệ tượng Hộ Pháp trong Phật giáo

Bốn hệ tượng Hộ Pháp trong Phật giáo

Có nhiều vị thần tiên được Đức Phật phái đến bảo hộ cho Chánh pháp và trở thành đức Hộ Pháp. Hiện nay, tại các ngôi chùa Việt Nam thì tượng các vị thần được chia ra làm bốn hệ là Khuyến thiện – Trừng ác, Tứ Thiên Vương, Vi Đà Bồ Tát và Tiêu Diện Đại sĩ, Bát Bộ kim cương.

Hộ pháp Vi Đà và hộ pháp Tiêu Diện Đại sĩ

Hệ tượng Hộ pháp Vi Đà và Tiêu Diện đại sĩ thương có một vị trông hiền hòa và một vị trông dữ tợn. Trong đó, Vi Đà là một vị chiến thần của Bà La Môn giáo theo nguyên mẫu có 6 đầu, 12 tay, mỗi tay đều cầm cung tên và cưỡi trên lưng khổng tước. Vi Đà theo tương truyền đã bắt được tên quỷ trộm chiếc răng của Phật nên được giao cho vai trò hộ pháp, xua đuổi ma quỷ.

Bên cạnh đó là Tiêu Diện đại sĩ với hình dáng dữ dằn, dáng điệu hung dữ, khuôn mặt đỏ như lửa, miệng rộng, răng nhọn.

Hộ Pháp là gì_ 4 hệ tượng Hộ Pháp trong Phật giáo (2)

Nhiều ý kiến cho rằng Tiêu Diện Đại Sĩ còn gọi là Tiêu Diện Đại Quỷ Vương. Hóa thân của Ngài với ý nghĩa dùng cái ác để chế ngự cái ác, được ánh sáng của Phật pháp cảm hóa. Hay ý kiến khác cho rằng Tiêu Diện Đại Sĩ là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát cảm hóa, cứu độ loài quỷ đói nên đã hiện thân thành loài quỷ để cảm hóa chúng.

Hộ pháp Khuyến Thiện và hộ pháp Trừng Ác 

Nhiều ngôi chùa tại Việt Nam thường xuất hiện tượng của hai vị thần này và được bài trí ngay tiền đường. Hai vị thần Khuyến Thiện Và Trừng Ác sẽ mặc trang phục của võ tướng, đầu đội mũ trụ áo giáp. Ngài có thân thể vạm vỡ, to lớn cưỡi trên lưng sư tử để bảo vệ đạo pháp.

Tượng thần Hộ Pháp Khuyến Thiện có màu trắng với nét mặt hiền hòa, thanh thản, tay trái cầm viên ngọc thiện tâm. Còn thần Hộ Pháp Trừng Ác có nét mặt giận dữ, tô màu đỏ và tay cầm vũ khí để đe dọa kẻ có dã tâm làm việc ác.

Hộ Pháp là gì_ 4 hệ tượng Hộ Pháp trong Phật giáo (3)

Hai vị thần này có nguồn gốc bắt nguồn từ truyền thuyết hai vị hoàng tử nước Ca Bỉ Na sở hữu tính cách trái ngược nhau. Trong đó, hoàng tử anh là La Đắc vô cùng hiền lành nhân hậu, hoàng tử em Ma pha la độc ác, tham lam. Người em đã cướp lấy viên ngọc từ người anh và làm mù cả mắt người anh. Sau khi mắt người anh sáng trở lại thì ông quay về tha thứ cho người em và tu thành chính quả là thần hộ pháp là Khuyến Thiện và Trừng Ác.

Hộ pháp tứ đại Thiên Vương

Tứ Đại Thiên Vương là bốn vị Thiên vương thuộc bộ Nhị Thập Thiên ở tầng thứ 1 của dục giới cõi Ta Bà. Các vị thần này trú tại bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc của núi Tu di.

  • Đông phương Trì Quốc Thiên Vương nắm giữ đỉnh núi phía Đông, tự là Đa La Tra. Ngài có trách nhiệm là giữ vững sự an lạc, ổn định cho đất nước, giữ gìn sự hòa bình của quốc gia, bảo hóa chúng sinh.
  • Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương ngụ tại vùng đất làm bằng lưu ly phía Nam của núi Tu di. Ngài có trách nhiệm hộ trì chúng sinh tăng trưởng thiện căn, tăng trưởng trí tuệ, học vấn năng lực, đức độ tu hành. Ngài hướng thế giới đến thế giới an lạc hơn trong tương lai.
  • Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương nằm ở vùng đất phía tây bằng bạc trắng ở núi Tu di, tự là Lưu Bát Xoa. Ngài có ánh mắt thanh tịnh quan sát thế giới, hộ trì cho mọi người. 
  • Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương có tên tự là Tỳ Sa Môn, ngụ tại vùng đất bằng thủy tinh phía bắc. Ngài có trách nhiệm truyền đạt lại điều hay, điều tốt để thiên hạ   thái bình, an lạc.

Hộ Pháp là gì_ 4 hệ tượng Hộ Pháp trong Phật giáo (4)

Hộ pháp Bát Bộ Kim Cương

Bát Bộ Kim Cương có 8 vị thần bảo hộ Phật pháp, đại diện cho tâm trong sáng, kiên định tuân thủ theo Chánh pháp để chống lại tham sân si. 8 vị Hộ Pháp này có tên là Thanh Trừ Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Định Trừ Tai, Tử Hiền Thần, Đại Thần Lực.

Hộ Pháp là gì_ 4 hệ tượng Hộ Pháp trong Phật giáo (5)

Tóm lại, các tượng Hộ Pháp sẽ chia thành hai loại là thiện thần và ác thần để khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, răn đe kẻ xấu làm điều ác. Từ đó sẽ giúp con người loại bỏ tạp niệm, gia tăng thiện căn hướng Phật, bảo hộ Phật pháp của mình.

Hộ pháp chư tôn Bồ Tát 

Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát chính là danh hiệu chỉ chung cho tất cả các vị Bồ Tát bảo vệ Phật pháp, chúng sinh. Những vị Bồ Tát này có thể đã thành Phật hay đang tu hành trên con đường giác ngộ.

Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi khổ đau để đạt được giác ngộ và bảo vệ Phật pháp trường tồn mãi mãi. Có một số vị nổi tiếng trong Phật giáo như: 

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi
  • Bồ Tát Phổ Hiền
  • Bồ Tát Đại Thế Chí
  • Bồ Tát Địa Tạng Vương

Video hình tượng Hộ Pháp trong ngôi chùa Việt

Hộ Pháp là gì và có những hệ tượng nào đã được chúng tôi giải đáp ở trên. Hộ Pháp có nhiệm vụ hộ trì cho Chánh pháp, hướng chúng sinh tới một cuộc sống an lạc, thanh tịnh, trong sạch để hưởng ánh sáng của Chính phái và Phật pháp.

50 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
825 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1537 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19