Bi – Trí – Dũng là gì? Làm thế nào thực hành giữa xã hội hiện đại?

28/09/2023 13:53:31 1787 lượt xem

Phật tử Ngọc Anh hỏi: Phật giáo quan niệm thế nào về Bi – Trí – Dũng và làm thế nào để chúng ta tu tập hiệu quả?

Bi – Trí – Dũng là một khái niệm quen thuộc với giới Phật tử. Theo quan niệm Phật giáo, Bi trong từ bi là đem đến niềm vui, nhổ đi gốc rễ nỗi buồn của người khác. Trí là trí tuệ, là hiểu biết về cuộc sống vô thường, còn Dũng là tinh tiến, dũng mãnh để hiện thực hoá được tinh thần từ bi trên nền tảng trí tuệ. 

Trong xã hội hiện nay, “Bi” được thể hiện nhiều thông qua các hoạt động thiện nguyện, giúp người giúp đời trên nhiều phương diện như tinh thần, vật chất, trao đi kinh nghiệm sống…Nền tảng của những hành động này là tình thương vô điều kiện dành cho những người đang gặp khó khăn, yếu thế. Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt của vấn đề. Ta phải làm sao để những người khổ đau tự giác ngộ ra ngọn nguồn của đau khổ. Những người tu hành, các thiền sư hầu hết đều có thể tự làm điều này, nhưng làm sao trao truyền khả năng ấy để cứu giúp người khác lại là điều còn đang bỏ ngỏ. 

Về “Trí”, Đại đức Thích Vạn Lợi chia sẻ rằng không nên phân chia một cách máy móc việc học ở trường và học ở đời. Người có trí tuệ thật sự là người biết dùng trí của mình để đem lại hạnh phúc cho người khác. Người hiểu rộng, biết nhiều mà không dùng trí để giúp đời thì không gọi là có trí. Dù là xưa hay nay, trí tuệ luôn cần song hành với từ bi, tình thương để hiểu biết của ta không đi lệch với đạo đức. 

Có “Bi”, có “Trí” thì ắt phải có “Dũng” mới trọn vẹn. Dũng có nghĩa là tinh tiến, là thực hiện. Chúng ta có tâm, có trí, biết mà không hành động thì cái trí, cái tâm tốt của ta không đóng góp được cho đời. Phật giáo có câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Nếu ta không biết chăm sóc cho chính mình, không nỗ lực hành động vì mình, hành động đúng theo cái “Trí” và cái “Bi” ta có, chữ “Dũng” bị lãng quên, ta cũng không thể giúp được người khác. 

Bi – Trí – Dũng giống như “kiềng ba chân” cho người tu hành trong cuộc sống hiện đại. Ba yếu tố này luôn cần được ghi nhớ và thực hành trong từng suy nghĩ, hành động và lời nói. Tu tập Bi – Trí – Dũng trong cuộc sống để trở thành người tốt hơn cũng chính là cách chúng ta tạo phước báu cho bản thân và giúp đỡ những người xung quanh.

Để lắng nghe đầy đủ những chia sẻ của Đại đức Thích Vạn Lợi về việc tu tập Bi – Trí – Dũng, mời Quý vị khán giả theo dõi chương trình Đâu Khó Có An Viên số 115:

“Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

43 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Vì sao Đức Phật Thích Ca đặc biệt tán thán cõi Tịnh độ Cực Lạc Tây Phương?

Ăn chay trường nấu mặn có tội không?

Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay?

Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?

Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?

17-09-2024 15:48:13

Ở nhà, chúng con thường tụng kinh vào những buổi tối, nhưng con không biết đánh chuông mõ, vậy chúng con chỉ tụng niệm không cần đến chuông mõ có được không? Và tụng như thế nào mới được lợi ích?