Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

17/07/2024 15:34:55 392 lượt xem

Bạn Thắng (Vĩnh Phúc): Bạch Thầy, bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao mỗi lần lễ Phật hay đi lễ chùa đều phải chắp tay. Điều này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một hành động bình thường thể hiện sự thành kính với Đức Phật.

Trả lời:

Hình ảnh minh họa

Nhà Phật thường lấy động tác thay cho lời nói, diễn tả một đạo lý vô cùng thâm thúy. Cho nên, dù là một tư thế bình thường cũng không nên coi nhẹ mà mắc lỗi. Chắp tay lễ lạy cũng vậy. Từ thời cổ, người Ấn Độ quan niệm rằng tay phải là – thanh khiết, “tay Thánh Thần”; tay trái là tay dơ bẩn, “tay bất tịnh”. Vì vậy, trong đời sống hằng ngày, hai tay thường được sử dụng một cách phân biệt theo thói: Khi cầm nắm thức ăn, thì chuyên dùng tay phải, mà lau đồ dơ thì phải dùng tay trái. Tuy nhiên khi hai tay cùng hợp lại làm một, tức là biểu thị cho một sự hợp nhất của hai phương diện Thần Thánh và bất tịnh. Đồng thời, nói lên đạo lý về sự thật chân lý vũ trụ nhân sinh không có phân biệt.

Trong Tâm Kinh Bát Nhã cũng nói “không dơ không sạch” cũng là thể hiện ý nghĩa này vậy. Cho nên chắp tay để biểu thị khuôn mặt vốn chân thật xưa nay của con người.

Lễ Phật hoặc bình thường khi gặp nhau, chắp tay tức là thể hiện một nét chân thành khi chào nhau, loại bỏ các trạng thái của nội tâm như: lạnh nhạt, vướng mắc; hoặc có thể dung thông tâm hồn với nhau; đồng thời cũng đưa chúng ta đến chân lý, khối phục lại bản tính thanh tịnh, phù hợp với thật tướng của vũ trụ.

Tay trái, tay phải cũng được sử dụng như là sự dung hợp của hai ý phân biệt để thay cho “lý và trí, “định và tuệ”. Cho nên, chắp tay là biểu tượng cho lý trí hợp nhất, định tuệ cùng tồn tại. Còn mười ngón tay như là sự phối hợp của ngũ đại: đất, nước, gió, lửa và hư không hoặc là sự kết hợp của mười Ba la mật.

Ngoài ra, chắp tay còn một ý nghĩa khác nữa: Lấy mười ngón tay để biểu trưng cho mười pháp giới. Nếu chắp tay với các ngón tay tán loạn, biểu tượng này cho thấy cái “tâm trùm khắp mười pháp giới” đã bị loạn động. Do đó, chắp tay như là một sự thu nhiếp tâm loạn để chuyên chú một lòng hướng về Đức Phật.

Một khi đã dốc hết lòng hướng Phật, thì ánh sáng của tâm nhất thời chiếu khắp mười phương. Điều đó cũng mang một ý nghĩa đánh thức, nhằm nhắc nhở cho mọi người tập rằng cả lý trí lẫn thực tiễn, nhất định phải được kết hợp mật thiết với nhau trong suốt tiến trình tu học.

Chắp tay còn được biểu thị cho sự tôn kính. Không phải là một sự tôn kính mang tính khác biệt, mà là sự cung kính bộc lộ từ nguồn gốc của Phật tính trong bản thân, với Phật tính của Đức Phật từ xưa đến nay không có khác nhau, mà luôn có mặt khắp mọi nơi mọi lúc.

Trích cuốn Lễ Phật và Y Học

14 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

21-08-2024 14:51:30

Luân hồi là xoay tròn, tiếp nối lên xuống của mỗi chúng sanh trong sáu cõi. Khi tái sanh ở cõi này, khi đầu thai ở cõi khác, tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng.

Làm thế nào để hạn chế, tiêu trừ tâm đố kỵ?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

02-08-2024 16:08:20

Bạn Vượng (Tiền Giang): Kính thưa quý Thầy, không lẽ việc hộ niệm chỉ dành cho người hấp hối hoặc đã mất? Con niệm Hồng Danh A Di Đà cho người thân lúc còn khỏe có được không? Không lẽ chờ yếu hẳn, yếu lắm mới hộ niệm mà biết lúc nào mới là yếu hẳn. Mong thầy giải đáp cho thắc mắc này

Có được động vào thân thể người sắp lâm chung không?

Có được động vào thân thể người sắp lâm chung không?

07-06-2024 10:55:28

Bạn Thắng (Hòa Bình): Thưa Thầy, con đã được nghe đến phương pháp hộ niệm cho người mất nhưng con vẫn chưa hiểu rõ nên làm như thế nào cho đúng cách để người mất nhận được nhiều lợi lạc khi lâm chung?