‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?
Bạn Linh (Hà Nội): Thưa thầy, con cảm thấy làm nghề giáo thời nay là việc vô cùng khó khăn, bởi dường như tinh thần “tôn sư trọng đạo” thời nay bị mai một đi, nghề giáo không còn được coi trọng như trước nữa. Con không biết đạo Phật nhìn nhận thế nào về tình trạng này, mong được Quý thầy giải đáp!
Ngày xưa, người thầy có vị trí rất cao trong xã hội, là khuôn vàng thước ngọc cho học trò noi theo, phấn đấu học tập để trở thành người có tài giúp dân, giúp nước. Trong xã hội xưa, thầy chỉ đứng sau vua, được người đời kính nể, tôn trọng hết mực. Nhiều gia đình sẵn sàng làm lụng tích cóp cho con được đi học, khắc cốt ghi tâm công ơn dạy dỗ của người thầy.
Ngày nay, người thầy vẫn giữ vai trò “trồng người”, nhưng trong xã hội phát triển nơi học trò có thể chủ động tìm tri thức ở rất nhiều nơi, dường như lời thầy không còn là cái “khuôn vàng” duy nhất để học trò noi theo nữa. Chính vì lẽ đó, nhiều thầy cô giáo cảm thấy nghề giáo không còn giữ nguyên giá trị như xưa.
Đức Phật dạy rằng, vạn vật luôn vận động theo hai chiều hướng: Tích cực hoặc tiêu cực. Giáo dục cũng chỉ là một trong số muôn vàn cái pháp trên thế gian này, nên không tránh được việc phải thay đổi theo thời cuộc. Giáo dục ngày một bình đẳng, cần có sự cọ xát để học hỏi lẫn nhau giữa cả thầy và trò. Cọ xát để đôi bên cùng phát triển trí tuệ, để cả thầy và trò đều có cơ hội tự soi chiếu lại toàn bộ quan điểm, kiến thức và định kiến trong mình, không phải cứ không nghe lời là xấu, là bất kính với thầy cô.
Thầy cô giáo hãy nhớ rằng, dù thời thế có thay đổi thế nào, ý nghĩa của việc truyền trao tri thức vẫn rất thiêng liêng, nghề giáo vẫn là nghề vô cùng cao quý.
Vậy, nếu có người coi giáo dục là một dịch vụ, không còn “tôn sư” hay “trọng đạo” thì sao? Họ có phải chịu “quả” nào theo Luật nhân quả không?
Nhân ngày tôn vinh nghề giáo 20.11, mời Quý khán giả lắng nghe toàn bộ chia sẻ của Thượng toạ Thích Minh Thuận trong chương trình Đâu Khó Có An Viên số 123:
“Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Đại lễ Vesak 2025 có gì đặc biệt so với các năm trước?

Đại lễ Vesak 2025 có gì đặc biệt so với các năm trước?
03-04-2025 14:19:55
Vesak kỷ niệm những sự kiện nào trong cuộc đời Đức Phật?

Vesak kỷ niệm những sự kiện nào trong cuộc đời Đức Phật?
03-04-2025 14:02:29
Vesak có phải là ngày lễ chính thức tại tất cả các quốc gia Phật giáo không?

Vesak có phải là ngày lễ chính thức tại tất cả các quốc gia Phật giáo không?
14-03-2025 11:12:15
Đến tháng có được chép kinh Địa Tạng không?

Đến tháng có được chép kinh Địa Tạng không?
13-03-2025 01:04:36
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức ở đâu?

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức ở đâu?
11-03-2025 10:10:36