Hướng dẫn cách chép Kinh A Di Đà: Phát nguyện, hồi hướng

02/11/2023 09:24:21 1465 lượt xem

Chép Kinh A Di Đà mang lại công đức thù thắng hạnh. Thế nhưng chép kinh như thế nào cho đúng cách không phải ai cũng biết. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Ngoài việc trì tụng kinh điển thì chúng ta có thể phát nguyện chép kinh. Chép kinh là công việc vô cùng cao quý vì thế trong các việc làm thiện, biên chép và ấn tông kinh điển luôn được ca ngợi và khuyến khích. 

Cách chép Kinh A Di Đà

Bước 1: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc y phục trang nghiêm.
Bước 2: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

  • Chuẩn bị nến, nhang để thắp trước khi chép
  • Chuẩn bị bút, vở/ sổ chép
  • Chuẩn bị kệ, bàn để chép Kinh A Di đà

Bước 3: Tiến hành nghi lễ tụng chép

  • Giữ thân đoan nghiêm
  • Chép tập trung, không vội vàng

Bước 4: Kết thúc chép và hồi hướng

Chép Kinh A Di Đà là phương pháp được nhiều người phát nguyện nhưng biên chép sao cho đúng không phải ai cũng nắm rõ. Có nắm rõ những thông tin này thì chúng ta mới thuận lợi trong quá trình biên chép và nhận ra giá trị thực của việc mà mình đang làm.

Khi chép Kinh  A Di Đà chúng ta cần phải giữ thân tâm thanh tịnh, bỏ lại những tính toán, lo toan, muộn phiền của cuộc sống. Trong quá trình chép kinh nên đọc kỹ và viết kỹ từng chữ, thực hiện một cách chậm rãi để tránh sai sót. Khi thâm nhập và trải nghiệm chúng ta mới cảm nhận rõ ý nghĩa công việc hữu ích từ chép kinh. 

chép kinh a di đà

Bên cạnh đó, không gian và thời gian khi chép kinh cũng rất quan trọng bởi điều này ảnh hưởng đến quá trình chép kinh. Với sự an nhiên trong tâm hồn và không gian yên tĩnh sẽ giúp thân tâm thoải mái dễ dàng nhiếp phục những tán loạn và lo toan cuộc sống từ đó đạt được định tĩnh chép kinh A Di Đà. 

Chép Kinh A Di Đà là việc làm đòi hỏi sự dụng công rất lớn. Không chỉ chúng ta thực hiện mà còn khuyến khích những người xung quanh thực hiện nếu đủ duyên. Những ai có tín tâm và giáo pháp chắc chắn sẽ có cuộc sống an lạc và bình yên. 

Xem thêm: Cách tụng Kinh A Di Đà: Nghi thức, lợi ích và ý nghĩa

Cách phát nguyện trước khi chép Kinh A Di Đà

Con tên là…. sinh ngày….

Hôm nay con thành tâm phát nguyện chép Kinh A Di Đà. Con kính mời ông bà tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp đến nay, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của con đến nay, hữu duyên với con, cùng quy tụ về đây chắp tay nghe kinh tu tập và cùng hưởng phước báu này cùng con.

Kính mong chư Phật, chư Bồ Tát, Long Thần, Hộ Pháp, chứng minh cho tấm lòng thành của con. Nguyện dùng công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, cửu huyền thất tổ được bảng sanh về cổ Cực Lạc. Hồi hướng công đức cho cha mẹ, ông bà , anh chị em quyến thuộc hiện tiền và nhiều kiếp về trước. Nguyện hồi hướng cho cả pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Cách hồi hướng sau khi chép kinh A Di Đà

HỒI HƯỚNG
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại Bí Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Con tên là:.. … Pháp danh (nếu có):.
Con xin nguyện đem công đức của các việc đọc kinh/chép kinh/trì chú và các việc thiện con đã làm trong hôm nay, xin hồi hướng cho thập phương pháp giới chúng sanh, cho Đạo vô thượng Bồ Đề, trên đền tứ trọng ân,  dưới cứu tam đồ khổ, cầu nguyện thế giới hòa bình, tiêu tai giải nạn, chúng sanh an lạc.
Con xin hồi hướng hồi hướng cho lịch đại kiếp số oán thân trái chú, tất cả chúng sanh đã bị con não loạn, hoặc giết hại vì bất cử lý do gì! Hôm nay, con xin thành tâm sám hối. Nguyện cầu chư vị xóa bỏ hận thù, hộ pháp cho nhau, đồng tâm niệm Phật, đồng nguyện văng sanh, đồng sanh Cực Lạc thế giới.
Con xin hồi hướng cho Cửu Quyền Thất Tổ, và các hương linh thân bằng quyến thuộc đã mất (liệt kê tên) dù đang ở trong bất cứ cánh giới nào, đều được cảm ứng, phát tâm Tin – Nguyện – Hạnh niệm Phật, siêu sanh Tịnh Độ.
Con xin hồi hướng cho tất cả thân bằng quyến thuộc (Cha mẹ/vợ chồng/con cái/Anh chị em_) đang hiện tiền, nghiệp chướng tiêu trừ, phước báo tăng trưởng, phát khởi tín tâm, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ và đều được thành tựu.
Con xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh có duyên hay không có duyên với con, sau cùng đều được vãng sanh Cực Lạc thể giới.
Hồi hướng về Tây Phương Trang Nghiêm Tịnh Độ.
Hồi hướng cho ngày lâm chung của con.
Nguyện cầu A Di Đà Phật thọ ký, biết trước ngày giờ, tâm hồn tỉnh táo, lậm chung không chướng ngại. Nguyện A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, tướng hảo quang minh, hiện thân tiếp dẫn văng sanh Cực Lạc thế giới.
Nguyện hoa nở thấy Phật ngộ Vô Sanh, nguyện chứng đắc Vô Thượng Bồ Để, nguyện độ vô biên chúng sanh trong thập phương pháp giới văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, viên thành Phật Đạo.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chép kinh A Di Đà như nào cho đúng?

Hình thức chép Kinh A Di Đà

Khi chép Kinh A Di Đà, cần chép nắn nót tập trung vào từng lời kinh. Người chép cần chép với lòng tôn kính và ý thức học hỏi, hiểu rõ ý nghĩa của kinh để áp dụng vào cuộc sống. Nếu có thời gian, hãy chép toàn bộ kinh, còn không đủ thời gian thì có thể chép từng phẩm theo khả năng.

Phối hợp tu hành cùng chép Kinh

Kinh điển là lời Phật dạy, giúp hành giả có được trí tuệ và phương pháp sống đúng đắn. Tuy nhiên, việc chỉ chép kinh mà không thực hành những đức hạnh căn bản như Ngũ Giới, và Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước sẽ thiếu đi nền tảng đạo đức, khiến công đức chép kinh không được trọn vẹn. Phối hợp các yếu tố này là cách để biến lời kinh thành hành động, giúp sự tu tập đi vào thực tế.

Vai trò của việc chép kinh song song với thực hành

  • Chép kinh là phương tiện: Giúp hành giả hiểu rõ hơn về giáo lý Phật dạy, tăng trưởng trí tuệ, và tạo nên môi trường tâm linh tốt lành.
  • Ngũ Giới, Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước là nền tảng: Đây là cơ sở để chuyển hóa, giúp hành giả có đủ đức hạnh để thấm nhuần và thực hiện lời kinh trong đời sống.
  • Kết hợp lý tưởng: Chép kinh mà không thực hành thì chỉ là chép suông, không tạo được công đức bền vững. Ngược lại, thực hành mà không hiểu rõ giáo lý từ kinh điển sẽ dễ rơi vào sai lầm hoặc lệch hướng.

Phối hợp trong thực hành

Ngũ Giới

  • Ngũ Giới là năm nguyên tắc đạo đức căn bản (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không rượu).
  • Trước khi chép kinh, hãy kiểm soát thân, khẩu, ý theo Ngũ Giới để chuẩn bị một tâm hồn thanh tịnh.
  • Khi chép kinh, giữ gìn giới luật để lời kinh trở nên hiệu quả và sâu sắc hơn.
  • Sau khi chép kinh, chiêm nghiệm lại những lời dạy trong kinh để tăng cường ý chí thực hành Ngũ Giới trong cuộc sống hằng ngày.

Thập Thiện Nghiệp

  • Thập Thiện Nghiệp là con đường tu tập mười điều lành (tránh sát sinh, trộm cắp, tà hạnh; không nói dối, nói lời ác, nói thêu dệt, nói chia rẽ; và giữ tâm không tham, sân, si).
  • Trước khi chép kinh, hãy phát nguyện giữ mười điều lành, loại bỏ các hành vi bất thiện.
  • Khi chép kinh, quán chiếu lời kinh để thấy rõ hơn những lỗi lầm của mình và phương pháp chuyển hóa chúng.
  • Sau khi chép kinh, ứng dụng Thập Thiện Nghiệp trong từng hành động, lời nói, và suy nghĩ, biến lời kinh thành sự thực hành cụ thể.

Tịnh Nghiệp Tam Phước

  • Trước khi chép kinh, hãy thực hành Phước thứ nhất: Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm, và tu Thập Thiện Nghiệp. Đây là nền tảng của đời sống đạo đức quan trọng..
  • Trong quá trình chép kinh, thực hành Phước thứ hai: Quy y Tam Bảo, giữ giới, và không phạm oai nghi. Điều này giúp việc chép kinh được trang nghiêm và đúng pháp.
  • Sau khi chép kinh, phát tâm Bồ Đề, hồi hướng công đức đến tất cả chúng sinh. Đây là Phước thứ ba, giúp tăng trưởng phước báu và lòng từ bi.

Lưu ý: Nếu chưa giữ giới được ngay thì tuỳ theo mức độ – hoàn cảnh mà giữ giới, tăng tiến dần dần – trong quá trình đó nên chép Kinh hằng ngày.

Công đức chép Kinh A Di Đà

Kinh A Di Đà được gọi là Kinh Thế Giới Cực Lạc. Bộ kinh nói về một nơi không có khổ đau, phiền não. Hiện nay, Kinh A Di Đà được truyền tụng mỗi ngày và trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi. 

Một số lý do chúng ta nên phát nguyện chép Kinh A Di Đà bao gồm: 

  • Ca ngợi công đức của Đức Phật A Di Đà và 10 phương chư Phật.
  • Ca ngợi cõi thế giới Cực Lạc. 
  • Nhắc nhở bản thân luôn ghi nhớ lời Phật dạy và thường xuyên áp dụng vào cuộc sống.
  • Gieo duyên lành với Đức Phật và thế giới Cực Lạc. 
  • Tăng trưởng trí tuệ, tấm lòng từ bi.
  • Dành thời gian thực hành chánh nghiệp, chánh tư duy và chánh niệm. Từ đó không suy nghĩ và làm những điều vô ích.
  • Lan tỏa Phật pháp. 

Bên cạnh đó, chép Kinh A Di Đà giúp cho thân tâm thanh tịnh mọi lúc, mọi nơi đây là điều mà mọi người đều mong muốn. Tuy nhiên, để thực sự thấu hiểu được Kinh A Di Đà việc quan trọng nhất chính là “Tâm” của mỗi người khi phát nguyện chép kinh. 

chép kinh a di đà (2)

Lưu ý khi chép Kinh A Di Đà

Khi phát nguyện chép Kinh A Di Đà chúng ta cần phải giữ ba nghiệp thanh tịnh: Miệng đọc, tay viết, đầu suy nghĩ. Có như vậy ta mới tập trung vào lời kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Chép chậm, từ từ không nên nóng vội, không mong chép nhanh cho xong.
  • Cố nắng nắn nót từng chữ khi chép danh hiệu chư Phật cần viết hoa. 
  • Cần phải thể hiện lòng biết ơn chư Tổ đã có công biên soạn và kết tập kinh điển cũng như giữ gìn lưu truyền, để ngày hôm nay và thế hệ mai sau có kinh để học, để tu.
  • Khi chép cần mặc quần áo trang nghiêm, lịch sự, nếu có thể mặc áo tràng. Chọn nơi ngồi chép kinh yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Không những bản thân chép mà nên tạo điều kiện, giới thiệu và khuyến khích cho người khác như bạn bè, người thân xung quanh để họ có cơ hội tiếp cận Phật pháp, giúp họ gieo duyên phước lành và kết duyên với Tam bảo.

chép kinh a di đà (3)

Lựa chọn sổ chép Kinh A Di Đà

Sổ chép Kinh A Di Đà là sổ chép kinh đã được in sẵn với những nét mờ để người sử dụng dễ dàng chép kinh và thuận lợi. Đặc biệt, nét chữ cũng rõ ràng và sạch đẹp hơn. 

Đây là lựa chọn dành cho những bạn vẫn chưa am hiểu thâm sâu về cuốn kinh mà phát nguyện chép tránh sai sót trong quá trình chép. 

chép kinh a di đà (4)

Hiện nay, Kinh A Di Đà xuất hiện ở rất nhiều nơi giúp cho chúng ta dễ gặp, dễ tìm và dễ thực hành. Điều quan trọng của cuốn kinh mang tới cho chúng ta tìm ra con đường giải thoát để tìm thấy sự bình yên. Nếu là người học đạo và hiểu đạo thì chúng ta sẽ cảm nhận được sự vi diệu ẩn sâu trong từng kinh trong đó.

73 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn, nói rõ là giữ chánh niệm trong tất cả mọi sinh hoạt xã hội, chủ yếu nhắm vào việc làm của các Bồ-tát. Vì Đức Phật muốn dạy các Bồ-tát, nên Ngài bảo rằng Phật hiện thân trên cuộc đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Để làm an lạc cho số đông, đương nhiên phải gần gũi mọi người.
606 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52

Nghi thức tụng Chú Đại Bi mang đến nhiều lợi ích cho chúng sanh nên được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, cách trì Chú Đại Bi tại nhà như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mọi người biết cách đọc Chú Đại Bi chính xác nhất. 
7418 lượt xem 0 Bình luận

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn

Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19