Lời Phật dạy về Tham Sân Si của con người giúp ta thức tỉnh

17/06/2023 10:49:23 728 lượt xem

Lòng người sâu vô tận và lòng tham mỗi người cũng mênh mông tựa biển trời. Trong đó, việc hiểu rõ lời Phật dạy tham sân si và nghiệp báo nặng nề gây ra từ lòng tham sẽ giúp chúng ta biết quán chiếu hành động tránh nghiệp duyên oan nghiệt. Từ đó mỗi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc, buông bỏ bớt khổ đau để sống yên bình.

Tác hại của tham sân si 

Trong cuộc sống có nhiều người mang trong mình tính tham sân si, thường xuyên đố kỵ người khác. Việc dùng nhiều thủ đoạn để đạt được điều mình mong muốn sẽ khiến họ nhận lấy nhiều tác hại như sau:  

  • Theo lời Phật dạy tham sân si, con người khi xuất hiện lòng tham càng cao thì phúc đức sẽ tiêu tan nhanh, báo ứng càng lớn. Thể hiện rõ nhất ở người hay trộm cắp sẽ vướng vào tù tội hay kẻ cờ bạc, cá độ thì bần hàn…
  • Bên cạnh đó, “sân” sẽ gây ra tác hại lớn bởi khi sự khó chịu tăng dần sẽ trở thành cơn nóng giận. Khi con người nóng giận nhiều sẽ ngày càng u uất và nảy sinh ý định xấu xa.
  • “Si” sẽ làm mờ lý trí khiến bạn không nhìn thấy điều xấu nhất đang gặm nhấm từ bên trong. Khi “si” càng lâu sẽ khiến con người lâm vào con đường tội lỗi triền miên. 

Lời Phật dạy về tham sân si

Lời Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra đó là tham, sân, si. Trong đó, từ “ tham” mới nổi lên sân hận, khiến chúng ta u tối để gây nên nghiệp ác. Dưới đây là một số bàn luận về lời Phật dạy đối với từng khía cạnh tham, sân, si.

Lời Phật dạy về lòng tham

“Tham” chính là sự đắm say, sự ham muốn một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham  nằm ở các nhu cầu cơ bản con người như tài sản, sắc đẹp, danh tiếng, thức ăn và ngủ nghỉ. Nếu ham muốn dâng cao hơn mức bình thường tức bạn sẽ nảy sinh lòng tham thông qua hành động, lời nói.

Theo lời Phật dạy tham sân si về lòng tham cho rằng tham lam không phải là bản chất con người. Bởi con người sinh ra thuần khiết, thiện lương. Tuy nhiên, lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, đưa lối dẫn đường khiến bạn hành động sai trái.

Có những người giàu sang nhưng vì lòng tham mà sống ích kỷ với người làm, tằn tiện bố thí. Hay có người giàu có nhưng chăm chút để dành, không dám ăn mặc. Lại có người sở hữu chức tước cao nhưng vì lòng tham mà bớt xén của công, bóc lột sức lao động người khác.

Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo khi bạn không có tham muốn sẽ được hưởng phúc đức, hạnh phúc. Kinh Phật dạy rằng, lòng tham không bao giờ có giới hạn, tham lam càng nhiều thì báo ứng càng lớn. Luật nhân quả của lòng tham sẽ được trả ngay trong kiếp này.

Lời Phật dạy về “sân”

“Sân” được hiểu là cơn giận, lòng giận dữ, thù hận khi không vừa lòng điều gì đó. Hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy bất bình vì bị xúc phạm, sinh lòng oán ghét tìm cơ hội trả thù. Chúng ta nên biết, hình thành nên “sân” là do sự yêu thích cái tôi của mỗi người. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ai đó chửi bới hoặc khiển trách mình hay làm tổn hại tài sản của mình.

Khi sự khó chịu tăng dần sẽ trở thành cơn nóng giận, từ đó tạo nên những hành động không thiện lương. Bạn nên biết trong cuộc sống không thể tránh khỏi những khiển trách, đánh giá của người khác về mình. Hãy luôn giữ sự vui vẻ, xem đó là lời khuyên hữu ích để bản thân cố gắng hơn nữa.

Lời Phật dạy về “si”

“Si” có nghĩa là si mê, vô minh, ngu tối, không suy xét hiểu biết lẽ phải. Do đó họ sẽ làm nên những điều tội lỗi, có hại cho mình và người khác. “Si” sẽ che lấp tâm trí, làm cho các thói hư tật xấu tăng dần và đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên.

Lời Phật dạy tham sân si khuyên con người không nên tu theo lối khổ hạnh khắt khe. Bởi những hành động này sẽ không giúp bạn đạt đến giác ngộ giải thoát hay trở nên trong sạch.

Con người sống giữa nhân sinh sẽ theo luân hồi nghiệp báo nhưng mỗi người có thể xây dựng nghiệp duyên tốt đẹp. Bạn cần hết tham, biết đủ thì mới nhận được thiện lành, phúc đức. Đời người là hữu hạn, nhân sinh là vô hạn nên nếu bạn cứ tham lam sẽ tự chuốc lấy đau khổ cho mình.

Cách tu hành chế ngự tham sân si 

Như trên chúng ta đã hiểu rõ về lời Phật dạy tham sân si theo từng khía cạnh. Nghiệp tham sân si thường biểu hiện dưới nhiều hình thức với các tác hại không mong muốn. 

Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm thì bạn nên thực hiện cách tu hành để đối trị tham sân si như sau:

Dùng Tâm Đối trị để chế ngự tham sân si

Theo Phật dạy, Chư Phật thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ với thần thông trí huệ. Còn chúng sanh bị trần nhiễm mê hoặc, bị luân hồi sanh tử. Để loại bỏ các vọng niệm tham sân si khi niệm Phật, bạn cần có sự tịnh tâm. Đây là cách dùng tâm để đối trị giúp chế ngự suy nghĩ về tham sân si của mỗi người.

Dùng Lý Đối Trị để chế ngự tham sân si

Khi vọng niệm khởi lên mà bạn dùng tâm ngăn trừ không nổi sẽ phải chuyển sang dùng đến quán lý. Ví dụ khi tâm tham nhiễm nổi lên thì quán lý bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Nếu tâm giận hờn phát khởi thì quán lý từ, bi, hỷ, xả, nhẫn nhục, các pháp đều không.

Dùng Sự Đối Trị để chế ngự tham sân si

Đối với những kẻ nặng nghiệp cần phải dùng sự, hình thức để chế ngự tham sân si. Ví dụ người tánh dễ sân si khi nóng giận muốn tranh cãi thì họ liền bỏ đi và uống ly nước lạnh để dằn cơn giận xuống. Hoặc nếu bạn dùng lý trí ngăn không nổi sẽ cần ở gần bậc trưởng thượng để quên lãng lần tâm nhớ thương. Bởi tâm chúng sanh y theo cảnh, nếu cảnh đã vắng thì lần lần các suy nghĩ về tham sân si sẽ phai nhạt.

Dùng Sám Tụng Đối Trị để chế ngự tham sân si

Ngoài ra theo lời Phật dạy tham sân si bạn cũng có thể dùng sám hối trì tụng để đối trị. Sự sám hối, niệm Phật, tụng kinh thường xuyên sẽ có năng lực diệt tội nghiệp sanh phước huệ. Bạn có thể tụng biến chú Đại Bi, tạng kinh Kim Cang Bát Nhã để loại bỏ tâm tham sân si.  

Những lời Phật dạy tham sân si nhắc nhở chúng sanh về tác hại của lòng tham sẽ giết chết nhân cách con người. Khi việc sở hữu của bạn có được từ sự đau khổ của người khác thì đây là điều không chính đáng và bạn sẽ nhận quả báo nặng nề. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tham sân si và những cách tu hành để chế ngự chúng.

37 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17/09/2024 09:30:06

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17-09-2024 09:30:06

Trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống.
1443 lượt xem 0 Bình luận

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31/05/2024 10:35:09

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31-05-2024 10:35:09

Giáo dục trong Phật giáo nhằm hướng dẫn và rèn luyện con người đạt tới sự hoàn thiện về đạo đức, thiền định và trí tuệ. Vậy, quan điểm về mối quan hệ thầy trò trong Phật giáo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1711 lượt xem 0 Bình luận

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02/05/2024 16:12:27

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02-05-2024 16:12:27

Thường khi được hỏi về điều khiến bậc phụ huynh cảm thấy tự hào nhất về con cái, họ sẽ trả lời ngay là "Con tôi rất ngoan, con tôi thành đạt". Tuy nhiên, chúng ta quên rằng con trẻ cần được nuôi dưỡng không chỉ về thành tựu mà còn về cảm xúc và tâm lý bên trong. Liệu rằng con có đang hạnh phúc không?
3070 lượt xem 0 Bình luận

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24/04/2024 08:43:56

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24-04-2024 08:43:56

Đức Phật là đấng giác ngộ, là người đã truyền dạy lại từng bước để con người và muôn loài chúng sinh đến với con đường giác ngộ. Giáo lý là những lời Phật dạy để tu tập về những quy luật tự những chân lý, những lẽ thật,...
19553 lượt xem 0 Bình luận

Sứ mệnh Hoằng pháp trong thời đại ngày nay

Ứng dụng 12/04/2024 17:09:48