Mùng 1 Tết có nên đi chùa không? 21 lưu ý đi chùa mùng 1 Tết
Đi lễ chùa đầu năm được rất nhiều Phật tử thực hiện từ xưa đến nay mang giá trị tinh thần lo lớn. Bên cạnh đó, rất nhiều bạn đọc băn khoăn mùng 1 Tết có nên đi chùa không? Cần lưu ý những gì khi đi chùa ngày 1 Tết để không gây bất kính với bề trên? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
Mùng 1 Tết có nên đi chùa không?
Đi chùa vào dịp đầu năm chính là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Đi chùa đầu năm để vãn cảnh chùa, để cầu bình an. Hoặc nhiều người đi chùa để tìm những phút giây yên bình, lắng đọng nhìn nhận chuyện đã qua trong năm cũ và cầu mong năm mới tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, việc mùng 1 chúng ta đến chùa tham quan, chiêm bái là hoàn toàn là một hoạt động phù hợp và có ý nghĩa.
Xem thêm: Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội
Lưu ý khi đi chùa vào mùng 1 Tết
Bên cạnh việc giải đáp mùng 1 Tết có nên đi chùa không thì chúng ta cũng cần tìm hiểu các lưu ý khi đi chùa. Những điều này bạn cần tránh để không phạm phải đại kỵ gây bất kính với Thần Phật.
Kiêng sát sinh vào ngày đầu năm: Vào ngày mùng 1 đầu năm mới hay bất cứ ngày nào trong năm, chúng ta nên hạn chế sát sinh để tích đức cho mình. Trong Phật giáo, sát hại sinh linh khác chính là một trong các nghiệp ác gây quả báo nặng nề. Đặc biệt, khi bạn muốn đi chùa cầu nguyện thì cần tránh sát sinh để bản thân được sạch sẽ.
Không đốt vàng mã khi đi chùa:Lưu ý khi vào chùa không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ hay đốt vàng mã để dâng cúng Phật. Gia chủ có thể sắm sửa lễ vàng mã và đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu, bàn thờ Đức Ông.
Không nên thắp hương nhiều khi đi chùa: Vào ngày 1 tết khi đi chùa thí chủ không nên thắp hương nhiều gây lãng phí và tăng nguy cơ hỏa hoạn tại chùa. Hiện nay nhiều ngôi chùa cũng hạn chế việc Phật tử tới thắp quá nhiều hương để đảm bảo sức khỏe mọi người.
Xem thêm: 10 Bài văn khấn đi chùa ngắn gọn cầu bình an chuẩn
Nhét tiền thật vào tượng Phật: Điều kiêng kỵ chúng ta cần tránh khi đi lễ chùa mùng 1 Tết là nhét tiền thật vào tượng Phật. Bạn hãy bỏ tiền vào hòm công đức mà nhà chùa đã chuẩn bị sẵn, tránh nhét vào tượng gây bất kính.
Không lấy giày dép người khác khi đi chùa:Khi đến chùa lễ Phật, thí chủ nên để giầy dép bên ngoài ngay ngắn, gọn gàng. Tuyệt đối không được cố ý mang giày dép người khác ở chùa về nhà. Bởi đây là hành vi trộm cắp, tham lam đồ đạc của người khác sẽ nhận quả báo trong tương lai.
Không ăn mặc phản cảm hay hở hang khi đi chùa: Vào ngày mùng 1 Tết, thí chủ đi lễ chùa không ăn mặc phản cảm, hở hang như váy ngắn, áo sát nách. Bởi ngôi chùa là nơi thanh tịnh, trang nghiêm nên chúng ta cần mặc trang phục kín đáo, gọn gàng thể hiện lòng thành kính.
Không đi giày dép vào cửa Tam bảo:Thí chủ cần lưu ý không đi giày dép vào cửa Tam bảo khi đến lễ chùa. Bởi đây là điều kiêng kỵ thể hiện sự bất kính với các Thần Phật nên chúng ta cần chú ý không phạm phải.
Không đi vào Tam bảo của ngôi chùa từ cửa chính: Lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm, bạn không đi vào Tam bảo từ cửa chính mà nên bước vào từ cửa bên. Ngoài ra, bạn cũng không đặt chân lên bậu cửa khi bước vào hành lễ mà phải bước qua bậu cửa. Những hành động nhỏ này bạn cần chú ý tránh phạm phải gây bất kính bề trên.
Không quay phim hay chụp ảnh trong chùa: Việc quay phim, chụp ảnh trong chùa khi chưa được sự cho phép của nhà chùa là tội bất kính. Đặc biệt, thí chủ không được phép chụp ảnh, quay phim các bức tượng Phật rất thất lễ.
Xem thêm: Đi chùa có nên mang lễ lộc về không? Những lưu ý khi xin lễ
Không chạm tay vào tượng Phật khi đi lễ chùa: Điều lưu ý tiếp theo bạn cần tránh là không chạm tay vào tượng Phật khi đi lễ chùa. Bởi việc sờ tay vào tượng chính là thể hiện sự bất kính đối với chư Phật.
Không đi cắt ngang qua người đang quỳ lạy, đang làm lễ Phật: Khi có người đang quỳ lạy, đang làm lễ Phật thì chúng ta cần lịch sự đi phía sau mà không đi cắt ngang trước mặt. Điều này thể hiện bạn thiếu văn hóa và phạm điều kiêng kỵ khi lễ Phật.
Không để tiền công đức lung tung: Thí chủ cần để tiền công đức vào những hòm được nhà chùa quy định mà không được đặt lung tung. Tùy vào khả năng của mỗi người mà đặt số tiền cúng thẳng vào thùng công đức. Tránh chia nhỏ tiền ra và nhét vào các bức tượng sẽ mang tội bất kính với Tam Bảo.
Không dùng miệng thổi nến hoặc hương trong chùa: Đặc biệt, thí chủ nên nhớ không dùng miệng thổi tắt hương trong chùa mà dùng tay để xua và tắt lửa. Việc dùng miệng thổi lửa trên hương là điều kiêng kỵ và rất thất lễ với chư Phật.
Không cười nói to ồn ào mà cần giữ trật tự: Lưu ý khi đi chùa mùng 1 Tết chúng ta cần giữ trật tự, tránh gây ồn ào bởi chùa là nơi thanh tịnh, yên tĩnh. Việc cãi vã, nói chuyện ồn ào trong chùa là hành động thất kính với bề trên.
Xem thêm: Hướng dẫn cách bày mâm lễ đi chùa phù hợp, chuẩn phong tục
Không tự ý sử dụng các đồ vật trong chùa: Đặc biệt, thí chủ không được tự ý sử dụng đồ vật tại chùa mà không xin phép. Đây là hành động thiếu tôn trọng các vị Tăng Ni trong chùa và bất kính Thần Phật.
Không tự ý ngắt hoa, bẻ cành lộc trong chùa: Ngoài ra, thí chủ cũng không nên tự ý bẻ cành lộc hay ngắt hoa khi đi lễ chùa. Mỗi người cần có ý thức giữ quang cảnh chùa nguyên hiện trạng để có được không gian yên bình, thanh tịnh.
Không đứng hoặc quỳ ở chính giữa Phật đường: Chính giữa Phật đường là vị trí thường dành cho trụ trì của nhà chùa hành lễ. Do đó, các thí chủ đến lễ chùa không nên đứng hoặc quỳ ở đó. Thay vào đó, bạn nên đứng chếch sang bên một chút và lễ Phật bằng tất cả tấm chân thành. Khi đi lễ chùa mùng 1 tết bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài. Tuyệt đối tránh thắp hương bên trong gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.
Không tự tiện đặt lễ mặn khu vực chính điện nhà chùa: Phật điện là nơi thờ tự chính nên bạn không được tùy tiện đặt lễ mặn ở đây. Trên hương án của chính điện thì bạn chỉ được phép dâng lễ chay, tịnh. Việc sắp lễ mặn chỉ được chấp nhận tại các ban thờ vị Đức Ông, Thánh, Mẫu.
Không tự ý mang đồ nhà chùa về nhà: Cuối cùng, thí chủ cần lưu ý không mang đồ của nhà chùa về nhà khi chưa được cho phép. Bởi việc trộm cắp đồ tại chùa về nhà sẽ khiến bạn phạm phải quả báo nặng nề.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi mùng 1 Tết có nên đi chùa không và các lưu ý khi đi lễ chùa. Mong rằng mỗi chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến thức để việc hành lễ đi chùa diễn ra thuận tiện, hoàn hảo. Từ đó giúp bạn tránh phạm phải các điều kiêng kỵ gây bất kính với bề trên. Quý vị có thể theo dõi website bchannel.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:
STK: 12 12 12 5577
Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tin liên quan
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13-02-2024 13:59:47
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12/02/2024 11:52:27
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12-02-2024 11:52:27
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12/02/2024 10:02:41
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12-02-2024 10:02:41
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10-02-2024 17:57:10
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10-02-2024 00:16:38
30 lượt thích 0 bình luận