Ông Công ông Táo là ai? Tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt

13/11/2023 11:34:41 563 lượt xem

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình đều sắm sửa lễ vật để cúng ông Công ông Táo về trời, thế nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ về sự tích Táo quân cũng như nguồn gốc của phong tục đặc biệt này. Hãy cùng truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tìm hiểu ông Công ông Táo là ai và tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt được thực hiện ra sao nhé!

Ông Công ông Táo là ai? 

Trong tín ngưỡng dân gian ta quan niệm rằng thần Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng đã được Việt hoá lại thành sự tích ‘’2 ông 1 bà’’ bao gồm các vị thần Đất, thần Nhà, thần Bếp Núc, và những vị thần này có tên gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Về sự tích câu chuyện này dân gian truyền miệng rất nhiều dị bản, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện được kể dưới nhan đề sự tích ông đầu rau.

Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng nọ rất nghèo khổ, sau một năm mùa màng kém, người chồng phải đi làm ăn xa nhiều năm liền biệt tăm không về. Sau đó người vợ bèn để tang chồng và kết duyên với một người đã cưu mang nàng trong khoảng thời gian đó. 

Ông Công ông Táo là ai_ Tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt

Một ngày kia, người chồng bỗng trở về. Sau bao năm mới gặp lại, người vợ ôm chồng cũ khóc than và chuẩn bị cơm rượu đem lên cho ăn. Nhưng vì sợ điều tiếng, trước khi người chồng mới về người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm sau nhà núp tạm. Khi người chồng mới về nhà, vào bếp tìm tro bón ruộng nhưng không có bèn đốt đống rơm nhưng đã vô tình giết người chồng cũ.

Thấy người chồng cũ chết oan uổng trong đống rơm, người vỡ xót thương rồi liền nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vợ như vậy cũng nhảy vào theo không suy nghĩ mặc dù không biết đầu đuôi câu chuyện. 

Trời thấy 3 người họ sống đầy tình nghĩa nên đã phong cho họ làm thần Bếp (Táo quân) để họ được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ. Trong ba người đó, người chồng mới là Thổ công chuyên chăm lo việc bếp núc, người chồng cũ là Thổ địa chăm lo mọi việc trong nhà còn người vợ là Thổ kỳ chuyên chăm lo việc chợ búa. 

Ông Công ông Táo là ai_ Tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt (2)

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các vị Táo quân sẽ về trời để báo cáo những việc tốt và xấu của con người đã làm trong năm để định đoạt công tội phân minh. 

Với mong muốn được thần Bếp phù hộ để gia đình được nhiều may mắn, người Việt thường sẽ chuẩn bị đồ lễ long trọng để cúng Táo quân về trời. 

Xem thêm: Cách lập bàn thờ ông Công ông Táo chuẩn phong tục Việt

Ý nghĩa của ông Công ông Táo

Thể hiện lòng biết ơn

Thần Táo quân là người quyết định may rủi phúc hoạ và giữ bình yên cho gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no, đầy đủ, sung túc cho gia chủ trong năm mới, sau đó mới đến việc thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Sau khi ông Táo về trời sẽ bẩm báo lên Ngọc Hoàng việc cư xử, làm an của gia chủ dưới hạ giới. Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo còn thể hiện lòng biết ơn của gia chủ khi sau một năm được ngài bảo hộ, che chở.

Ông Công ông Táo là ai_ Tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt (3)

Ngoài ra, không thể không nhắc đến phương tiện đưa Táo quân về trời là cá chép. Bởi vậy trong ngày này mâm lễ của mỗi gia đình còn có thêm cá chép và sau đó sẽ mang ra sông, suối hoặc ao hồ để thả. Việc thả cá chép được quan niệm là có ngụ ý ‘’cá vượt vũ môn’’ hoặc ‘’cá chép hoá rồng’’. Cùng với đó, cá chép còn mang biểu tượng của sự thăng hoa, tinh thần vượt lên khó khăn, tính kiên trì bền bỉ để vươn tới thành công.

Ngày tổng kết cuối năm của gia đình

Ngày cúng ông Công ông Táo đã trở thành một nghi thức quan trọng đi vào tiềm thức của mỗi người Việt. Vì thế, mâm cơm này không chỉ là để thể hiện lòng biết ơn đến những vị Thần mà còn là mâm cơm đoàn viên, con cháu trong nhà sum họp, quây quần sau một năm làm ăn bận rộn, vất vả. Đây là một nét văn hoá đẹp, mang nhiều nét tâm linh ý nghĩa và nét truyền thống này nên được lưu giữ ngàn đời sau.

Xem thêm: 6 bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn phong tục Việt

Ông Công ông Táo là ai_ Tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt (4)

Tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt

Có thể nói, đây là một phong tục đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Quan niệm dân gian cho rằng ông Công, ông Táo vốn được ông Trời phái xuống theo dõi và ghi chép các việc thiện – ác của loài người. Và bởi vậy, các vị Táo quân lên chầu vào ngày 23 là nhằm báo cáo lại việc làm của con người trong suốt năm đó để Thiên đình định công tội, thưởng phạt.

Ông Công ông Táo là ai_ Tập tục ông Công ông Táo trong gia đình Việt (5)

Mâm cúng ông Công ông Táo thường rất đủ đầy; có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu; cùng cỗ xôi, gà, giò, nem, canh măng miến… và không thể thiếu một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Bộ mã này tùy từng năm theo ngũ hành mà khác nhau; có năm áo – mũ – hia dùng màu vàng, có năm lại màu xanh… Những đồ “vàng mã” này sẽ được đốt đi sau lễ cúng.

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

39 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38