Sát sinh là gì? Quả báo và cách hoá giải nghiệp sát sinh
Hành động sát sinh mang đến nhiều khổ đau cho chúng ta ở đời này và nhiều kiếp sau. Đây chính là giới cấm mà người Phật tử tại gia cần tuân thủ trong Phật giáo. Vậy sát sinh là gì? Quả báo và cách hóa giải như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về sát sinh.
Sát sinh là gì?
Sát sinh chính là hành động kết thúc mạng sống của chúng sanh khác gồm có con người và loài vật.
Giết hại động vật theo góc nhìn của đạo Phật là một việc làm cấm kỵ, là nghiệp ác gây ra nhiều hậu quả hay nghiệp báo cho chúng ta.
Quả báo của sát sinh
Nghiệp sát sinh mang đến nhiều quả báo cho chúng ta trong đời này và những kiếp sau. Trong đó, một số quả báo bạn sẽ gặp phải như:
Không được thụ hưởng tài sản làm ra
Trong đời sống, những người chuyên hành nghề sát sanh như đồ tể cho dù có giàu có ở thực tại sẽ dần dần tiêu tán tài sản hết ở những thế hệ sau. Đây chính là quả báo nhãn tiền đối với hành động sát sanh này.
Chịu khổ 3 đường ác trả nghiệp
Những người tạo tội sát sinh khi chết, nghiệp lực khiến họ lâm vào 3 đường ác là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ vô cùng đau khổ. Khi tái sinh ở địa ngục sẽ chịu cảnh bị chém, xay, giã cùng các hình thức tra tấn khủng khiếp. Nếu tái sinh làm súc sinh thì sẽ bị người ta giết mổ trở lại.
Nếu tái sinh ở ngạ quỷ sẽ phải chịu vô lượng nhiều nỗi khổ đau. Đến khi nào chịu hết quả báo mới có thể tái sinh làm người nhưng làm người có nhiều bệnh tật và không thọ mạng lâu dài.
Tạo nên oán thù, gây ra chiến tranh
Sinh mạng của mọi chúng sanh đều rất bình đẳng và quý giá. Trước khi bị sát hại, hầu hết chúng sanh sẽ cảm thấy phẫn uất, oán hận và sự oán hận đánh thẳng vào chủ thể thực hiện sát sinh. Khi oán hận tích tụ quá nhiều sẽ không thể nào hóa giải nghiệp, gây nên hằn thù.
Mất sự từ bi, nuôi dưỡng sân hận
Người thực hiện hành vi này sẽ mất dần đi lòng nhân từ vốn có, tăng sự sân hận. Họ sẽ không còn cảm giác nhân từ, sự từ bi hay lòng trắc ẩn mà nuôi dưỡng rất nhiều sân hận. Đây chính là quả báo nhận được khi chúng ta cần tránh gặp phải.
5 yếu tố đánh giá hành động sát sinh
Trong quan điểm Phật giáo có 5 yếu tố đánh giá hành động sát sanh cụ thể như sau:
Đối tượng sát sinh
Mỗi đối tượng sát sinh khác nhau sẽ mang lại những tội nghiệt tương ứng. Trong đó, tội nhẹ nhất là “Thâu” – lan giá khi đối tượng là một loài quỷ.
Mức độ tội nặng tiếp theo khi đối tượng là động vật, tội nặng nhất khi đối tượng là con người. Ngay cả những hành vi cố ý tước đoạt mạng sống con người chưa thành hình cũng được quy vào tội sát sinh.
Đối tượng nặng nhất chính là giết hại cha mẹ, bậc A-la–hán hoặc bậc Thánh khác. Nếu vướng vào tội này sẽ bị đọa vào cảnh giới đau khổ cùng tận như địa ngục.
Tác ý dụng tâm
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá hành động sát sinh. Bởi tác ý dụng tâm thể hiện ý thức, mục đích của người thực hiện việc sát sanh. Khi chúng ta vô ý làm chết người hoàn toàn có dụng tâm khác so với việc cố tình đâm một người nào đó gây thiệt mạng.
Nhận thức sát sinh
Nhận thức là yếu tố xác định xem chủ thể hành vi đủ năng lực nhận thức hay không. Họ có đủ nhận thức được loài mình đang hạ sát hay không.
Nỗ lực làm
Yếu tố này xuất phát từ ý chí muốn sát sinh thông qua hành động hoặc ngôn ngữ. Các cách dẫn đến hành động chấm dứt sinh mạng chúng sinh như:
- Chính tay chủ thể hạ sát hoặc xúi giục kẻ khác hạ sát
- Sử dụng các loại vũ khí như súng, đạn, dao.
- Dùng thủ đoạn hạ sát người khác như cạm bẫy, thuốc độc…
- Dùng các yếu tố ma thuật, huyền bí để hãm hại người khác
Kết quả cuối cùng
Khi có tác ý, nhận thức, nỗ lực, xác định đối tượng sát sinh thì kết quả đối tượng có chết hay chỉ tổn hại sức khỏe sẽ dựa vào đó để phân định tội khác nhau.
Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả
5 cấp độ đánh giá mức độ sát sinh
Trong sát sinh có 5 cấp độ khác nhau để đánh giá nghiệp này như:
Không cố ý, vô tình
Chúng sinh rất dễ vô tình phạm phải các hành vi sát sinh đối với loài côn trùng nhỏ. Những loài côn trùng nhỏ bé này khó có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường nên chúng ta có thể vô tình giẫm đạp làm tổn hại sinh mạng chúng. Đây là tội nhẹ nhất khi tội không cố ý và chỉ vô tình giết hại.
Hành động bất thiện nhưng không rõ đối tượng
Đây còn được gọi là hành động “ngộ sát”. Gia chủ có hành động bất thiện như dùng bả chuột sát hại động vật gây hại này, tuy nhiên gây nên hậu quả khiến người khác chết. Có nghĩa hành động bất thiện nhưng không xác định đối tượng sát hại là con người này được xếp vào cấp độ thứ hai của hành vi sát sinh.
Hiểu rõ làm việc đó là ác nhưng bốc đồng trong ít giây
Nhiều người hiểu rõ, ý thức được hành vi của mình là tội ác, là sai trái, tuy nhiên đó chỉ là do giây phút bốc đồng làm cho thù hận, tình cảm che mờ mất lý trí, gây hành động tội ác. Cấp độ thứ ba của sát sinh này phần lớn bị tính khí hay tâm bất thiện khống chế trong khoảnh khắc nào đó.
Xem thêm: Luân hồi là gì? Luân hồi trong Phật giáo và khoa học ra sao?
Hiểu rõ hành động, đang làm và nhận thức rõ là điều ác
Cấp độ của các hành động sát sinh khi người đó hiểu rõ hành động đang làm và nhận thức rõ là điều ác. Nhiều trường hợp nhờ nhận thức này đã xuất hiện tâm niệm hối hận, quay đầu sám hối.
Hành động ác có chủ ý dù ý thức được nhưng không nhận đó là điều sai trái
Đây là cấp độ cao nhất của sát sinh, khi họ hành độc ác ý có chủ ý nhưng không nhận ra lỗi sai mà vẫn nghĩ nó là đúng. Người thực hiện hành vi này sẽ tự gieo nghiệp ác và chịu quả báo đau khổ triền miên.
5 Yếu tố phạm giới không sát sinh
Trong đạo Phật có 5 yếu tố phạm giới không sát sinh như sau:
- Có tồn tại một sinh vật
- Sinh vật còn sống
- Khởi tâm sát hại sinh vật đó
- Tìm mọi cách để sát hại sinh vật đó
- Sinh vật bị chết
Mỗi người chúng ta sống ở đời cần luôn tích đức hành thiện, ăn chay, tránh sát sinh để tạo nên thật nhiều nghiệp tốt. Từ đó có thể hóa giải được những nghiệp xấu đã vô tình mắc phải, để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cách làm giảm nghiệp tội sát sinh
Nghiệp sát sinh gây ra nhiều quả báo khủng khiếp cho con người ở đời này và các kiếp sau. Để giảm thiểu nghiệp, chúng ta nên thực hiện những điều sau:
Sám hối
Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc chúng ta vô ý. Do đó, khi bạn lỡ sát sinh động vật thì nên đối trước Phật hay Chư Tăng có giới đức thanh tịnh để đảnh lễ sám hối. Nhờ vậy mà tội lỗi của chúng ta sẽ phần nào được nhẹ bớt đi.
Phóng sinh
Ngoài ra, chúng ta có thể để dành tiền làm điều phúc thiện nhằm tăng trưởng phước báu. Ví dụ như phóng sinh, cúng dường Tam Bảo, đem phước báu hồi hướng cho con vật mình đã sát sinh. Điều này có thể giúp chúng ta nhẹ bớt đi những tội lỗi của mình. Khi bạn tác phúc như vậy sẽ khiến cho con vật mình giết hại được tăng phước báu, không kết oán với con người.
Hồi hướng công đức tới chúng sinh đã giết hại
Cuối cùng, đừng quên hồi hướng công đức của mình đến những chúng sinh đã bị giết hại. Mỗi người nên tích cực làm điều thiện và hồi hướng công đức để giảm thiểu tội lỗi gây ra với chúng sinh.
Sát sinh trong quan điểm Phật giáo
Các câu hỏi về sát sinh
Câu cá, giết chuột, kiến có phải sát sinh không?
Kinh Phạm Võng Phật dạy: “Không được cố ý giết tất cả sinh mệnh”. Chính vì thế, mọi loài vật có mạng sống đều không được giết. Khi chúng ta câu cá, giết chuột, kiến đều là sát sinh và có thể nhận về tội nghiệp xấu.
Bà bầu có nên sát sinh không?
Bà bầu không được sát sinh như cắt tiết gà, vịt,… để tích đức cho con sau này. Bởi việc sát sinh khi mang thai sẽ dẫn đến con sinh ra không được lanh lợi, khỏe mạnh hay gặp những điều không may mắn.
Bài viết chia sẻ những kiến thức về sát sinh là gì, những cách giảm tội nghiệp sát sinh. Mong rằng mỗi người hãy tích cực làm điều lành, thường xuyên phóng sinh, tránh gặp phải tội nghiệp sát sinh gây ra để cuộc sống hạnh phúc, an lành hơn.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
64 lượt thích 0 bình luận