Tam giới là gì? 4 loại chúng sinh tam giới
Trong Phật Pháp, thuật ngữ “ Tam giới” được sử dụng nhằm nói về cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Vậy Tam giới là gì? Các cõi trong Tam giới bao gồm những gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về Tam giới.
Tam giới là gì?
Tam giới chính là ba cõi gồm Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới của vòng sinh tử luân hồi.
Dục giới là chỗ ở của loài chúng sanh chưa ly dục còn tạp phiền não và uẩn sai biệt. Sắc giới chính là chỗ ở của loài chúng sanh đã ly dục vẫn còn tạp phiền não và uẩn sai biệt. Vô sắc giới chính là chỗ ở của loài chúng sanh đã ly dục và sắc, tạp phiền não. Con người thuộc Tam giới sẽ bị chi phối bởi nhiều phiền não và chỉ khi đạt quả vị giác ngộ mới giải thoát ra khỏi ba cõi.
4 loại chúng sinh trong tam giới
Trong Tam giới có 4 loại chúng sinh được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, phân chia vào sáu cõi tồn tại. Những cõi này thì chúng sinh có thể tái sinh tùy theo nghiệp của họ. 6 cõi bao gồm là Cõi trời, Cõi atula, Cõi người, Cõi súc sinh, Cõi ngạ quỷ, Cõi địa ngục. Chi tiết về từng loại chúng sinh như sau:
Thai sinh
Thai sinh là loài người hay động vật khi ở trong thai mẹ, thành tựu hình thể đầy đủ trong đó rồi sinh ra. Theo Kinh Tăng nhất A-hàm I ghi: “Người và súc sinh, cho đến loài hai chân, gọi là thai sinh”.
Noãn sinh
Noãn sinh là những chúng sinh khi sinh ra dạng trứng, thành tựu hình thể trong trứng rồi sinh. Ví dụ như gà, chim,…
Thấp Sinh
Trong Tam giới, thấp sinh là các sinh vật dựa vào chỗ ẩm thấp mới thụ hình được. Ví dụ người sinh ra từ sự ẩm thấp như Mạn-đà-la, Già-lô…
Hoá Sinh
Hóa sinh là những chúng sinh có khả năng sinh hiện tức thời với đầy đủ bộ phận mà không cần bào thai, tinh huyết. Ví dụ như chư thiên, đại địa ngục, ngạ quỷ, chúng sinh thủa kiếp sơ.
Tam giới là gồm các cõi nào?
Chỉ khi đạt quả vị giác ngộ thì chúng sanh mới được giải thoát ra khỏi 3 cõi, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trong đó, Tam giới bao gồm các cõi là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Dục giới
Cõi Dục giới chính là cõi của những ham muốn vật chất và dục vọng thể xác. Khi chúng sinh trong cõi này gây ra nhiều đau khổ, tội lỗi bởi sự mê hoặc của mùi hương, dâm dục,…
Những chúng sinh trong cõi Dục như Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh. Trong đó, loài Người có tâm ý phát triển cao với đầy đủ cả bi thương, đau khổ muộn phiền hay niềm vui hạnh phúc.
Sắc giới
Sắc giới là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, thân thể đẹp đẽ với những vật chất tinh diệu. Chúng sinh ở cõi sắc giới này lìa sự nhiễm dục, không ham muốn dục vọng, có sắc chất trang nghiêm, thanh tịnh.
Tùy theo mức độ của thiền định, cõi Sắc giới được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời như sau:
- Cõi sơ thiền gồm 3 cõi Trời: Phạm chúng, Phạm phụ và Đại phạm. Đối với cõi này, thân thể của các vị Phạm Thiên sẽ khác nhau nhưng cách suy nghĩ giống nhau, không còn có tri thức và thiệt thức hoạt động.
- Cõi nhị thiền là cõi của ánh sáng, gồm Thiểu quang, vô lượng quang, Quang âm. Cõi Nhị thiền này thì có năm thức cảm giác đều không còn hoạt động.
- Cõi tam thiền gồm 3 cõi Trời là Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh. Ở cõi này thì tâm và thân của các vị trời đều thanh tịnh.
- Cõi tứ thiền là chúng sinh sống trong cảnh tĩnh tâm, ý thức cũng không còn hoạt động.
Vô sắc giới
Đây là cõi cao nhất trong Tam giới, là nơi không có ham muốn dục vọng, vật chất , không phải chịu đựng khổ đau. Tuy nhiên họ vẫn chịu những hành khổ không lối thoát trong kiếp luân hồi, tuổi thọ sẽ hết và chết đi để luân hồi kiếp khác.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Có 4 cõi Trời như sau:
- Cõi không gian vô biên là cảnh giới chỉ thấy không gian vô biên, gọi là không vô biên xứ định.
- Cõi tâm thức vô biên chỉ thấy có tâm thức vô biên, gọi là thức vô biên xứ định.
- Cõi vô sở hữu không còn có bất cứ một hiện tượng gì, gọi là vô sở hữu xứ định.
- Cõi phi tưởng phi phi tưởng không có tri giác, gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ định.
Bài viết chia sẻ về Tam giới là gì, những cõi và 4 loại chúng sinh trong Tam giới. Hy vọng chúng ta sẽ hiểu thêm kiến thức Phật pháp nhiệm màu.
Tin liên quan
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Sách Phật giáo 02/11/2024 11:11:22
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Sách Phật giáo 02-11-2024 11:11:22
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 31/10/2024 09:29:55
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 31-10-2024 09:29:55
Mười nghiệp lành
Kiến thức 26/10/2024 09:13:05
Mười nghiệp lành
Kiến thức 26-10-2024 09:13:05
Công đức cúng dàng một thìa nước cơm
Kiến thức 25/10/2024 10:21:51
Công đức cúng dàng một thìa nước cơm
Kiến thức 25-10-2024 10:21:51
Vì sao Đức Phật im lặng trong 7 tuần sau khi thành đạo?
Kiến thức 25/10/2024 09:30:04
Vì sao Đức Phật im lặng trong 7 tuần sau khi thành đạo?
Kiến thức 25-10-2024 09:30:04
66 lượt thích 0 bình luận