Thập Thiện Nghiệp là gì? Tu Thập Thiện Nghiệp bao gồm những gì? 

21/08/2023 10:15:19 1396 lượt xem

Thập Thiện Nghiệp được xem là cội gốc của các pháp lành để chúng ta có được  cuộc sống an lạc, thanh nhàn. Vậy Thập Thiện Nghiệp là gì? Cách Tu Thập Thiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về Tu Thập Thiện Nghiệp. 

Thập Thiện Nghiệp là gì?

Thập thiện nghiệp là 10 việc lành, không làm điều ác trong đời sống mà cần phải thực hiện để được nhân quả cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Thập Thiện Nghiệp còn có tên gọi khác là Thập Thiện Giới, Thập Thiện Pháp. “Nghiệp” trong Thập Thiện Nghiệp mang ý nghĩa là tạo ác, hành động. “Nghiệp” có thể là điều lành, dữ hoặc không lành không dữ tùy theo. Lành theo đạo Phật mang ý nghĩa đem đến lợi ích cho chúng sinh còn dữ có ý nghĩa có hại cho chúng sinh. 

thập thiện nghiệp là gì

Nơi phát khởi 10 nghiệp dữ và nghiệp lành 

Mỗi người với những hành động khác nhau có thể dẫn đến rất nhiều nghiệp trong cuộc sống. Trong đó, 10 điều thập thiện do ba nơi phát khởi là thân (việc làm), khẩu (lời nói), ý (ý nghĩ). Cụ thể, có những loại nghiệp dữ và lành như sau: 

Nghiệp dữ gồm có 3 loại như sau:

  • Nghiệp dữ về Thân gồm có sát sanh, trộm cắp, dâm dật.
  • Nghiệp dữ về Khẩu bao gồm: nói dối, nói thêu dệt, nói lời hung ác, nói lưỡi hai chiều.
  • Nghiệp dữ về Ý bao gồm: tham lam, giận hờn, si mê.

Nghiệp lành được chia ra như sau:

  • Nghiệp lành về Thân gồm có: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.
  • Nghiệp lành về khẩu bao gồm: không nói dối, không nói lời hung ác, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

thập thiện nghiệp là gì (2)

Thập Thiện Nghiệp bao gồm những gì? 

Tóm lại, Thập Thiện Nghiệp theo giáo lý Phật giáo bao gồm những điều sau: 

Không sát sinh

Đối với chúng sinh thì không có gì vui mừng hơn việc được sống, và không có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng. Khi vào thời khắc sinh tử mà thoát nạn chính là niềm hạnh phúc của muôn loài. Chính vì thế, không sát sinh chính nghiệp lành đầu tiên trong Thập Thiện Nghiệp.

Khi không sát sanh thì đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi và nhận về nhiều điều tốt lành như: 

  • Chúng sinh đều kính mến 
  • Lòng từ bi luôn mở rộng đối với chúng sinh 
  • Trừ sạch thói quen giận hờn 
  • Thân thể được khỏe mạnh 
  • Tuổi thọ được lâu dài 
  • Thường được Thiên thần hộ trợ 
  • Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ
  • Trừ hết mối oán thù
  • Khỏi bị đọa vào 3 đường ác
  • Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.

thập thiện nghiệp là gì (3)

Không trộm cướp

Việc không trộm cướp chính là không chiếm đoạt vật, tài sản không phải do bản thân sở hữu. Việc bị trộm cắp hết của cải, tài sản sẽ gây đau khổ, buồn bã cho người bị mất giống như bị mất đi một phần sinh mạng.

Người không trộm cắp và thực hiện hạnh bố thí thì theo kinh Thập Thiện Nghiệp nhận được các pháp lành sau:

  • Tiền của có dư, không bị con cái phá tán, không bị nạn lụt trôi, lửa cháy 
  •  Được nhiều người tin cậy 
  •  Không bị lừa dối hay gạt gẫm 
  •  Được mọi người khen ngợi lòng ngay thẳng 
  •  Lòng được an ổn, không lo sợ bất cứ tổn hại nào
  •  Khi chết rồi sẽ được sanh lên cõi Trời.

Không tà dâm

Phật ngăn cấm tà dâm đối với người tu tại gia. Riêng đối với vợ chồng cưới hỏi chính thức chỉ cần không lăng chạ, ngoại tình… thì việc sinh hoạt tình dục có tiết độ là bình thường. 

Kinh Thập Thiện Nghiệp cho hay khi không tà dục và giữ được tịnh hạnh sẽ đạt được các điều lợi sau:

  • Các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý sẽ đều được vẹn toàn.
  • Đoạn trừ những sự phiền não, quấy nhiễu.
  • Không ai xâm phạm vào vợ chồng con cái.
  • Được tiếng tốt và được người đời khen ngợi.

thập thiện nghiệp là gì (4)

Không nói dối

Trong Thập Thiện Nghiệp cho hay, không nói dối tức là trong tâm và lời nói phải đồng nhất. Không sợ hãi mà nói dối, nói sai hay giấu giếm tội lỗi và không chịu sửa chữa. Đặc biệt, khi nói dối để thu lợi hay khoe khoang sẽ càng nặng tội, mất lòng người xung quanh.

Người nói lời ngay thật mà không nói dối nhận về nhiều lợi ích như sau: 

  • Miệng người thường thơm sạch 
  • Thế gian, nhân, thiên đều kính yêu.
  • Lời nói luôn vui vẻ.
  • Trí tuệ thù thắng 
  • Được hưởng lạc thú như ý nguyện và 3 nghiệp đều sạch.

Không nói thêu dệt

Không nói thêu dệt mang ý nghĩa chính là lời nói thêu hoa, không đúng sự thật để làm lung lạc lòng người, quyến rũ người làm điều sai quấy. Những người không nói lời thêu dệt nhận được nhiều lợi lộc như sau: 

  • Được người trí thức vô cùng yêu mến 
  • Hay đáp được các câu hỏi khó khăn 
  • Được làm người uy đức, cao quý trong cõi nhân thiên.

thập thiện nghiệp là gì (5)

Không nói lưỡi hai chiều

Theo Thập Thiện Nghiệp, không nói lưỡi hai chiều có ý nghĩa là không đến bên này để nói xấu bên kia hoặc ngược lại gây mâu thuẫn, thù oán lẫn nhau. Người không nói hai lưỡi nhận được nhiều lợi ích như: 

  • Duy trì sự đoàn kết trong gia đình, dòng họ 
  • Tình bạn của người tốt được củng cố và luôn luôn bền vững. 
  • Đức tin của người luôn được tôn trọng và không bị xáo trộn. 
  • Hành động theo đạo Phật sẽ thực hiện một cách bền vững và không hề phân tâm.

Không nói lời hung ác

Theo Thập Thiện Nghiệp, việc không nói lời hung ác chính là không nói ác độc,  thô tục hay mắng nhiếc tạo nên đau khổ cho ai đó. Khi chúng ta không nói lời hung ác mà chỉ nói điều tốt đẹp, đạo đức, từ bi sẽ khiến người nghe hạnh phúc, hân hoan. 

Người không nói lời hung ác sẽ đạt được những công đức như sau:

  • Lời nói lúc nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích.
  • Nói điều gì thì ai cũng nghe theo và đáng tin cậy.
  • Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích, thay vào đó luôn được mến yêu.

thập thiện nghiệp là gì (6)

Không ham muốn

Sự ham muốn mà nhiều người mắc phải chính là tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Đây chính là nguyên nhân ràng buộc kiếp người vào vòng sanh tử, Luân hồi, sa đọa. Người không tham muốn sẽ đạt được những điều tốt đẹp sau:

  • Ba nghiệp được tự tại, vì nhân căn đều đầy đủ 
  • Của cải không bị mất mát, không bị cướp giật
  • Phúc đức tự tại 
  • Những sự tốt đẹp luôn đến với mình cho dù bản thân mình không mong ước. 

Không giận hờn

Không giận hờn chính là việc bản thân luôn giữ được bình tĩnh trước những sự việc, sự vật trái ý nghịch lòng. Giận hờn giống như một ngọn lửa dữ thiêu đốt mình và mọi người xung quanh. Khi không giận hờn, chúng ta sẽ nhận được những pháp vui đẹp như sau:  

  • Không có lòng tổn não 
  • Không có lòng giận hờn 
  • Không có lòng tranh kiện 
  • Tâm hằng nhu hòa chất trực 
  • Ðược tâm từ bậc thánh 
  • Tâm hằng nghĩ đến sự làm cho chúng sanh có lợi ích an vui 
  • Thân tướng đoan nghiêm làm cho chúng đều tôn kính 
  • Do lòng hòa nhẫn, mau sanh cõi Phạm Thiên 

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

thập thiện nghiệp là gì (7)

Không si mê

Trong Thập Thiện Nghiệp, không si mê chính là việc biết phán đoán đúng đắn, rõ ràng và không tin vào lời mê tín dị đoan. Người không si mê thường sở hữu trí huệ, tin nhân quả Luân hồi, tiến mãi trên con đường giải thoát. 

Người không si mê khi thành tựu đạt được các pháp công đức như:

  • Tin sâu vào điều nhân quả, thà bỏ thân mạng chứ nguyện không làm ác.
  • Chỉ quy y Phật, không quy y thiên thần và ngoại đạo.
  • Tâm sanh luôn ngay thẳng, có chánh kiến.
  • Sanh lên cõi trời, không bị đọa vào 3 đường ác.
  • Phúc huệ không lường và thường tăng lên mãi.
  • Dứt hẳn đường tà, chăm tu hành đạo chánh 
  • Không lòng chấp ngã và bỏ hết ác nghiệp 
  • Yên ở vào nơi chánh kiến 
  • Khỏi bị nạn dữ trong cuộc đời 

Lợi ích khi tu Thập Thiện Nghiệp 

Như trên chúng ta đã biết khi thực hiện mỗi điều Thập Thiện Nghiệp nêu trên sẽ đều mang đến những lợi lộc to lớn. Đặc biệt, khi đem mười nghiệp lành để hồi hướng cho toàn thể chúng sinh thì chúng ta sẽ được Phật quả.

Tóm lại, tu Thập Thiện Nghiệp thì thân tâm của chúng ta được cải thiện đẹp đẽ, cuộc sống sáng sủa tươi vui. Ngoài ra, tương lai của mình còn tránh khỏi đọa lạc chốn tam đồ, hưởng phước báu cõi Nhân, Thiên và Niết-bàn. Đối với chúng sanh, nên tu Thập Thiện Nghiệp để tạo hạnh phúc cho mình và cho mọi người. 

Trên đây là những chia sẻ về Tu Thập Thiện Nghiệp là gì và những lợi ích nhận được. Mỗi người nên thực hiện việc tu hành Thập Thiện Nghiệp để nhận về nhiều công đức vô lượng, có được cuộc sống hạnh phúc hơn. 

47 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
113 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14370 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2488 lượt xem 0 Bình luận