Tụng Kinh Nhân Quả: Nghi thức, cách tụng

01/07/2024 09:54:26 23 lượt xem

Tụng Kinh mang lại công đức vô biên, hướng đến thắng lợi và vãng sanh Cực Lạc cho mọi người trong Pháp giới.

Nghi thức tụng kinh Nhân Quả 

TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN

Án lam tóa ha (3 lần)

TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN

Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha. (3 lần)

TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN

Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật đà hám. ( 3 lần)

PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN

Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hộc. ( 3 lần)

NIỆM HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo,

Thề trọn đời giữ Đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ Đề kiên cố,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ giác.

TÁN PHẬT

Đấng Pháp Vương Vô Thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời, người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận.

QUÁN TƯỞNG

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới Đế Châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời,

Trước Bảo-tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thề nguyện quy y.

tụng kinh nhân quả

ĐẢNH LỄ

Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 1 lần)

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lần)

CHÚ ĐẠI BI

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la  ni:

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án na bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ, phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam mô a lị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. ( 3 lần)

BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. ( 3 lần)

Kính lạy Đức Thế Tôn,

Quy y các Phật Đà,

Nay con phát nguyện rộng,

Trì tụng các Kinh về Nhân Quả

Trên trả bốn ơn nặng,

Dưới giúp ba đường khổ.

Những người thấy nghe được,

Đều phát tâm Bồ Đề,

Thực hành hạnh trí tuệ,

Báo thân này kết thúc,

Cùng sanh cõi Cực Lạc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

TÁN LƯ HƯƠNG

Kim lư vừa bén chiên đàn,

Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương,

Hiện thành mây báu kiết tường,

Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền,

Pháp thân toàn thể hiện tiền,

Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát. ( 3 lần)

BÀI KHAI KINH KỆ

Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,

Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu,

Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

tụng kinh nhân quả (2)

KINH NHÂN QUẢ 3 ĐỜI

Phật nói Kinh Nhân Quả Ba Đời

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội.

Khi ấy A Nan Đà tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:

– Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng, cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế?

Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.

Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: “Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ.”

Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.

Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sanh, và thứ tư cần ăn chay, bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.

Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng:

Giàu sang đều bởi mạng

Đời trước có tu nhân

Ai thọ trì Kinh nầy,

Đời đời hưởng phước lộc.

Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:

Suy nhớ Kinh Nhân Quả Ba Đời,

Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ,

Phật nói lời thật chớ chê khinh.

Đời nay làm quan do nhân gì?

Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật

Đời nay hưởng bởi nhân xưa

Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.

Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.

Làm đẹp Như Lai, đẹp tự thân.

Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,

Không tu, phước ấy đến từ đâu?

Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì?

Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.

Do nhân duyên gì mặc gấm vóc?

Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.

Có ăn, có mặc do nhân gì?

Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.

Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi?

Kiếp trước một nửa không xả thí.

Lầu cao nhà lớn do nhân gì?

Xưa lên chùa am cúng thí gạo.

Phước lộc đầy đủ cho nhân gì?

Xưa lập chùa am cất nhà mát (1)

Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì?

Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.

Thông minh trí tuệ do nhân gì?

Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.

Người thấy vui mừng do nhân gì?

Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.

Chồng vợ bền lâu do nhân gì?

Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.

Cha mẹ song toàn do nhân gì?

Đời trước kính trọng người cô độc.

Không cha mất mẹ do nhân gì?

Kiếp trước là người đánh bẫy chim.

Con cháu đông nhiều  do nhân gì?

Đời trước mở lồng thả chim thú.

Nuôi con không được do nhân gì?

Xưa sinh con gái dìm cho chết (2).

Đời nay không con do nhân gì?

Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa. (hoa biết nói)

Đời nay sống lâu do nhân gì?

Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.

Đời nay mạng yểu do nhân gì?

Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.

Đời nay không vợ do nhân gì?

Kiếp trước tham mưu gian vợ người.

Đời nay ở góa do nhân gì?

Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.

Làm thân tôi đòi do nhân gì?

Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.

Đời nay mắt sáng do nhân gì?

Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.

Đời nay đui mù do nhân gì?

Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.

Môi miệng sứt thiếu do nhân gì?

Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.

Đời nay câm điếc do nhân gì?

Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.

Đời nay lưng gù do nhân gì?

Kiếp trước chê cười người lễ Phật.

Tay bị cong quẹo do nhân gì?

Đời trước đều là người tạo nghiệp.

Chân bị co rút do nhân gì?

Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.

Làm thân trâu ngựa do nhân gì?

Xưa thiếu nợ người không chịu trả.

Đọa làm heo chó do nhân gì?

Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.

Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?

Xưa đem rượi thịt bày cúng Phật.

Đời nay không bệnh do nhân gì?

Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.

Hằng bị lao tù do nhân gì?

Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.

Đời nay chết đói do nhân gì?

Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột.

Bị thuốc độc chết do nhân gì?

Kiếp trước dăng lưới giết hại cá.

Nổi trôi cơ khổ do nhân gì?

Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.

Đời nay lùn bé do nhân gì?

Kiếp trước xem Kinh để dưới đất. (3)

Nay thường thổ huyết do nhân gì?

Xưa ăn thịt rồi đi tụng Kinh. (4)

Đời nay ngu điếc do nhân gì?

Kiếp trước tụng Kinh chẳng lắng nghe.

Ghẻ lác phong điên do nhân gì?

Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.

Thân có mùi hôi do nhân gì?

Xưa bán hương thơm trọn dối gian.

Đời nay chết treo do nhân gì?

Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.

Quan quả, cô độc do nhân gì?

Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.

Sét đánh lửa thiêu do nhân gì?

Cân non, giạ thiếu lòng gian xảo.

Rắn cắn cọp ăn do nhân gì?

Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.

Muôn việc mình làm lại mình chịu

Thọ khổ địa ngục oán trách ai?

Đừng nói nhân quả người không thấy.

Xa trả con cháu, gần trả mình.

Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.

Sẽ tin bố thí với trì trai.

Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả.

Đời này tu tích để về sau.

Nếu ai hủy báng Kinh Nhân Quả

Kiếp sau đọa lạc mất thân người.

Kẻ nào thọ trì Kinh Nhân Quả

Chư Phật, Bồ Tát đều chứng minh

Kẻ nào biên chép Kinh Nhân Quả,

Truyền đời tu học, đạo nhà hưng.

Ai mà mang đội Kinh Nhân Quả,

Tai hung, hoạnh họa chẳng vào thân.

Nếu người giảng nói Kinh Nhân Quả,

Đời đời kiếp kiếp được thông minh.

Kẻ nào đề xướng Kinh Nhân Quả

Đời sau người thấy sinh cung kính

Người nào ấn tống Kinh Nhân Quả

Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.

Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời trước

Chính sự thọ hưởng của đời nay.

Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời sau

Chính sự gây nhân của kiếp này.

Nếu như nhân quả không cảm ứng,

Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?

Người nào tin sâu Kinh Nhân Quả,

Đồng sinh Tây phương cõi Cực Lạc.

Nhân quả ba đời nói không hết

Thiên long chẳng bỏ ý người lành.

Nên ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn,

Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn.

Gởi kho bền chắc không hư mất, (5)

Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.

Muốn biết nhân đời trước

Xem sự hưởng đời nầy.

Muốn biết quả đời sau

Xem việc làm kiếp nầy.

Phật Thuyết Kinh Nhân Quả 3 Đời.

Hồi Hướng

BÁT NHÃ TÂM KINH

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệt phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng! Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô Sắc, vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô Nhãn Giới, nãi chí vô Ý Thức Giới; vô Vô Minh, diệc vô Vô Minh tận; nãi chí vô Lão Tử, diệc vô Lão Tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú. Tức thuyết chú viết: “Yết đế, Yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.” ( 3 lần)

TÁN PHẬT

Đại Từ, Đại Bi thương chúng sanh

Đại Hỷ, đại Xả cứu muôn loài

Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm

Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Nam mô A Di Đà Phật. ( 3 lần)

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. ( 3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. ( 3 lần)

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần)

VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN:

Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa tất đam bà tỳ. A di rị đa tỳ ca lan đế. A di rị đa tỳ ca lan đa. Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ ta bà ha. ( 3 lần)

SÁM HỐI

Đệ tử vốn tạo các vọng nghiệp,

Đều do vô thỉ tham, sân, si,

Từ thân, miệng, ý phát sanh ra,

Đệ tử thảy đều xin sám hối.

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. ( 3 lần)

THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN:

Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế, Ny ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha dà đế, Chơn lăng càn đế, ta bà ha. ( 3 lần)

Cúi đầu quy y phép Tô Tất Đế

Thành tâm đảnh lễ đấng Thất Cu Chi

Đệ tử xưng tán đức Đại Chuẩn Đề

Nguyện Đức Từ Bi xót thương gia hộ.

CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ

Nam mô tát đa nẫm, Tam miệu Tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiết lệ, chủ lệ Chuẩn đề, ta bà ha. ( 7 lần)

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lu lô tịch lưu ly, bác lặc bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đa da, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế, tóa ha. ( 3 lần)

TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN

Chúng sanh không số lượng,

Thề nguyện đều độ khắp.

Phiền não không cùng tận,

Thề nguyện đều dứt sạch.

Pháp môn không kể xiết,

Thề nguyện đều tu học.

Phật Đạo không gì hơn,

Thề nguyện được viên thành.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

SÁM HỐI NGUYỆN

Cúi đầu đảnh lễ Như Lai,

Chứng minh đệ tử ngày nay phát nguyền.

Con xin đem dạ chí thiền,

Thành tâm sám hối nghiệp khiên đã làm.

Bởi xưa chưa rõ dạ phàm,

Nên chi kết tạo dây oan cõi trần,

Gây ra tội lỗi vô ngần,

Luân hồi trả quả lắm phần đớn đau,

Vào sanh ra tử đã lâu,

Dấn thân lao khổ gẫm âu khó lường,

Xuống lên ba cõi sáu đường,

Đền bù với những vết thương lỗi lầm,

Trả vay vay trả trầm luân,

Gian nan thống khổ vô ngần vô biên,

Cũng vì nghiệp báo oan khiên,

Do mình kết tạo triền miên nối đời,

Nếu nay chẳng biết quy hồi,

Ắt thời khó tránh qua đời kiếp sau,

Vậy con thi lễ cúi đầu,

Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn,

Như xưa có phạm điều răn,

Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng,

Thì nay lòng dạ ân cần,

Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa,

Bao nhiêu nguyện quấy xin chừa,

Bao nhiêu điều thiện sớm trưa phụng hành,

Ngày đêm giữ dạ sắt đinh,

Trau dồi đạo đức Sử Kinh bền lòng,

Nguyện thân ra khỏi bụi hồng,

Muối dưa chay lạt nhiệt lòng say sưa,

Tỉnh hồn chuông sớm mõ trưa,

Nguyện tâm ra khỏi nắng mưa cõi trần,

Xin nhờ Tam Bảo ai lân,

Từ bi hỷ xả thi ân dắt dìu,

Nay con tỉnh biết mọi điều,

Thế gian là khổ, nghiệp chiêu bởi mình,

Từ nay nguyện dứt sự tình,

Say sưa ảo ảnh mến hình mộng du,

Bền lòng giữ chặt điều tu,

Thề không sai lạc mặc dù gian nan,

Chí tâm vững dạ bền gan,

Nguyện không cảm kích thế gian mộng đời.

Nguyện xa bể khổ chơi vơi,

Nguyện thành Phật đạo đến nơi mãn nguyền,

Nguyện cùng cắt đứt dây duyên,

Nguyện rằng dứt khỏi oan khiên kéo dời.

Lòng không say đắm sự đời,

Chuyên cần tu niệm chẳng rời một khi,

Dứt điều luyến ái mê si,

Noi gương bác ái, từ bi trau lòng,

Sửa tâm như đóa liên hồng,

Luôn luôn trong sạch thoát vòng nhiễm ô,

Chí thành miệng niệm Nam mô,

Nguyện lòng con được tính vô hoàn toàn,

Nguyện về nơi cõi Lạc bang,

Nguyện cho ra khỏi những đàng tử sanh,

Cúi nhờ chư Phật chứng minh,

Bao lời sám hối con xin nguyện cầu.

Nam mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Kệ Kiết Thính Chúng

Chư Thiên, A Tu La

Và Dược Xoa vân vân,

Ai đến nghe Phật Pháp,

Tất cả hãy hết lòng,

Hộ trì Phật Pháp ấy,

Làm cho trường tồn mãi,

Bằng cách thường tinh tấn,

Thực hành lời Phật dạy.

Những người có đức tin,

Đến đây nghe Phật Pháp.

Hoặc ở trên mặt đất,

Hoặc ở trong không gian,

Với thế giới loài người,

Hãy thường hành từ tâm,

Bản thân thì ngày đêm,

Sống đúng với Phật Pháp.

Nguyện cầu mọi thế giới,

Luôn luôn được yên ổn,

Bằng cách phước và trí,

Đều đem làm lợi người,

Để bao nhiêu vọng nghiệp,

Đều được tiêu tan cả,

Siêu thoát mọi khổ đau,

Qui về Đại Niết Bàn.

Hãy xoa khắp cơ thể,

Bằng hương thơm giữ Giới,

Lại mặc cho cơ thể,

Bằng y phục Thiền Định,

Rồi trang điểm tất cả,

Bằng bông hoa Tuệ Giác,

Thì bất cứ ở đâu,

Cũng thường được an lạc.

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.

10. HỒI HƯỚNG

Tụng Kinh công đức khó nghĩ lường,

Vô biên thắng phước đều hồi hướng,

Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới,

Đều được vãng sanh về Cực Lạc.

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,

Nguyện chân trí tuệ thường sáng tỏ,

Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,

Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát Đạo.

Nguyện sanh Cực Lạc, cảnh Tây Phương,

Chín phẩm Hoa Sen là cha mẹ,

Hoa nở thấy Phật, chứng Vô Sanh,

Bồ Tát Bất Thối là bạn hữu.

11. TAM TỰ QUY

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo Đạo cả, phát lòng Vô Thượng. ( 1 lần)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. ( 1 lần)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. ( 1 lần)

12. HỒI HƯỚNG CHÚNG SANH

Nguyện đem công đức nầy,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh,

Đều trọn thành Phật Đạo.

Quy trình tụng tụng kinh Nhân Quả

Trước khi tụng kinh

Chuẩn bị:

  • Chọn không gian thanh tịnh, yên tĩnh để tụng kinh.
  • Chuẩn bị bàn thờ Phật trang nghiêm với tượng Phật, nến, nhang, hoa quả.
  • Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng.
  • Rửa tay chân sạch sẽ.
  • Thanh tịnh tâm hồn bằng cách thiền định hoặc niệm Phật.

Cung thỉnh Chư Phật, Bồ Tát:

  • Thắp hương, nến.
  • Cung thỉnh Chư Phật, Bồ Tát chứng minh cho việc tụng kinh.
  • Niệm Phật hoặc trì chú Đại Bi để cầu gia hộ.

Khi tụng kinh:

  • Tâm tịnh: Giữ tâm thanh tịnh, tập trung vào nội dung kinh.
  • Phát âm rõ ràng: Đọc kinh với âm thanh rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu.
  • Tụng kinh chậm rãi: Không nên tụng kinh quá nhanh, hãy tụng kinh chậm rãi, thong thả để thấm nhuần ý nghĩa kinh văn.
  • Tụng theo kinh bản: Nên sử dụng kinh bản chuẩn để tụng kinh, tránh sai sót.
  • Tụng kinh thành tâm: Tụng kinh với lòng thành kính, tin tưởng vào Phật pháp.

tụng kinh nhân quả (3)

Sau khi tụng kinh

Hồi hướng công đức: Sau khi tụng xong, đọc bài hồi hướng công đức để hồi hướng công đức cho bản thân, gia đình, chúng sinh và tất cả những người đã khuất.

Cất giữ kinh sách: Cất giữ kinh sách cẩn thận, tránh để bị hư hỏng.

Lưu ý:

  • Tụng kinh cần đi đôi với việc thực hành và ứng dụng giáo lý Phật pháp vào cuộc sống.
  • Không nên tụng kinh một cách máy móc, mà cần chú tâm vào từng câu chữ và ý nghĩa của lời kinh.
  • Tụng kinh cần có thái độ thành kính và thanh tịnh.
  • Nên tụng kinh thường xuyên, ít nhất mỗi ngày một lần.

Lợi ích tụng tụng kinh Nhân Quả

Tụng kinh Nhân Quả mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả tinh thần và cuộc sống của con người. Về mặt tinh thần, tụng kinh giúp ta hiểu rõ luật nhân quả, nhận thức sâu sắc về quy luật gieo gì gặt nấy, từ đó ý thức được tầm quan trọng của việc hành thiện, tránh ác và sống đạo đức. Khi hiểu rõ luật nhân quả, ta trở nên an lạc, thanh thản, không oán trách hay sân hận trước những nghịch cảnh, mà bình an tiếp nhận và tìm cách hóa giải chúng. Hơn nữa, việc tụng kinh Nhân Quả còn giúp ta giác ngộ về bản chất vô thường, vô ngã của cuộc sống, giảm bớt vướng mắc vào vật chất, danh lợi, hướng đến tu tập để giải thoát khỏi khổ đau. Ngoài ra, kinh Nhân Quả còn nhắc nhở ta về mối liên hệ tương quan giữa các chúng sinh, phát triển lòng từ bi, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh, giúp thanh tịnh tâm hồn, giải tỏa căng thẳng, lo âu.

tụng kinh nhân quả (4)

Về mặt cuộc sống, tụng kinh Nhân Quả giúp ta gặp nhiều may mắn, thuận lợi và tránh được những tai ương, nghiệp xấu nhờ vào việc tích lũy công đức và giải trừ nghiệp chướng. Tụng kinh cũng giúp thư giãn tinh thần, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó có sức khỏe tốt hơn. Lòng từ bi phát triển qua việc tụng kinh còn giúp ta cải thiện các mối quan hệ, trở nên hòa đồng và yêu thương mọi người hơn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc tụng kinh cần đi kèm với hiểu nghĩa và áp dụng vào thực hành cuộc sống, đồng thời chọn bản kinh phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân, tạo tâm thanh tịnh, an lạc khi tụng kinh. Tụng kinh Nhân Quả là một hành thiện lành, mang lại nhiều lợi ích cho cả tinh thần và cuộc sống, giúp ta thanh tịnh tâm hồn, hướng đến giác ngộ và giải thoát.

Ý nghĩa tụng tụng kinh Nhân Quả

Tụng kinh Nhân Quả là một hành trì Phật giáo mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc, cả về mặt tâm linh lẫn đời sống. Dưới đây là những điểm chính về ý nghĩa của việc tụng kinh Nhân Quả:

Hiểu rõ luật nhân quả: Kinh Nhân Quả là lời dạy của Đức Phật về luật nhân quả, mối quan hệ tương tác giữa nhân và quả, giữa hành động và kết quả. Khi tụng kinh, con người sẽ dần thấu hiểu quy luật vận hành của vũ trụ, từ đó có ý thức điều chỉnh hành vi, lời nói và suy nghĩ của bản thân để hướng đến những điều thiện lành.

Thanh tịnh nghiệp chướng: Nhờ năng lượng thanh tịnh của lời kinh, nghiệp chướng do những hành động sai trái trong quá khứ sẽ được tiêu trừ, giúp tâm hồn con người trở nên thanh thản, an lạc. Việc tụng kinh thường xuyên là một phương pháp hiệu quả để thanh lọc nghiệp lực, tạo nền tảng cho sự giải thoát.

tụng kinh nhân quả (5)

Phát triển lòng từ bi: Kinh Nhân Quả đề cao lòng từ bi, sự yêu thương đối với tất cả chúng sinh. Khi tụng kinh, con người sẽ được gieo trồng hạt giống từ bi, từ đó mở rộng lòng mình, sống nhân ái, bao dung và vị tha hơn.

Hướng đến giác ngộ: Tụng kinh Nhân Quả giúp kết nối con người với năng lượng giác ngộ, từ đó hướng đến sự giác ngộ, giải thoát khỏi mọi khổ đau. Âm thanh vi diệu của kinh văn sẽ dẫn dắt tâm hồn con người đến với sự thanh tịnh, an lạc và trí tuệ.

Tạo thói quen tốt: Tụng kinh Nhân Quả thường xuyên giúp hình thành thói quen tốt, hướng đến lối sống đạo đức và thanh cao. Việc tụng kinh mỗi ngày giúp con người rèn luyện tính kỷ luật, sự kiên nhẫn và lòng thành kính.

3 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Hướng dẫn cách chép kinh Nhân Quả Ba Đời

Kiến thức Phật giáo 01/07/2024 09:59:24

Tụng Kinh Hồng Danh Sám Hối: Nghi thức, cách tụng

Kiến thức Phật giáo 01/07/2024 09:41:37

Tụng Kinh Phước Đức: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 01/07/2024 09:33:03

Tụng Kinh Vạn Phật: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 28/06/2024 16:47:52

Tụng Kinh Vạn Phật: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 28-06-2024 16:47:52

Kinh Vạn Phật ghi danh một vạn một ngàn một trăm vị Phật, mỗi vị mang danh hiệu riêng, đem đến giác ngộ cao cả. Bản dịch ra tiếng Việt là sự cống hiến và lòng thành từ các bậc trí thức và tín đồ, lan tỏa giá trị thiêng liêng của chánh pháp.
20 lượt xem 0 Bình luận

Tụng Kinh Thuỷ Sám: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức 28/06/2024 16:18:25

Tụng Kinh Thuỷ Sám: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức 28-06-2024 16:18:25

Kinh Thủy Sám, hay còn gọi là Từ Bi Thủy Sám Pháp, là một bộ kinh sám quan trọng trong Phật giáo, được sử dụng để sám hối nghiệp chướng, cầu được bình an, may mắn và giải thoát khỏi khổ đau.
27 lượt xem 0 Bình luận