Bản tin An Viên 24H 03.07.2023
Bản tin An Viên 24H 02.07.2023 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết bài Pháp đầu tiên, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội triển khai phương hướng 6 tháng cuối năm 2023, Nét đẹp truyền thống hậu an cư.
Kỷ niệm ngày đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên
Ngày 2/7, tại chùa Yên Phú (Hà Nội), TƯGH, Ban Văn hóa Trung ương phối hợp cùng Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp luân.
Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, HT.Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN đã tuyên đọc diễn văn khai mạc, cho biết Chuyển Pháp Luân là bài giảng đầu tiên ngay sau đức Phật chứng đạo 7 tuần, tại vườn Lộc Uyển. Đây là bài pháp căn bản định hướng lối sống trung đạo và chỉ rõ bốn sự thật cao quý cho mọi người trong cuộc sống, gồm: chân lý về Khổ, nguyên nhân sinh khổ, sự chấm dứt đau khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.
Dịp này, chư tôn đức, khách mời, quý Phật tử đã cùng âm vang tụng kinh Chuyển pháp luân, cầu nguyện đạo pháp trường tồn, chúng sinh an lạc.
Tiếp nối tinh thần đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến tiến chư Tăng Ni và Phật tử thường tụng niệm và hành trì lời dạy của Đức Phật trong Kinh Chuyển Pháp luân mỗi ngày. Sự kiện đã phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam – Ấn Độ bền chặt, nhân thịnh vượng.
Ban văn hóa TƯGH triển khai phương hướng 6 tháng cuối năm 2023
Bằng cả hình thực trực tiếp và trực tuyến, chư tôn đức Ban Văn hóa TƯGH đã họp sơ kết Phật sự 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai phương hướng trọng tâm thời gian tới.
Trong 6 tháng qua, Ban Văn hóa TƯGH đã có nhiều hoạt động tích cực, Tiêu biểu là chương trình ra mắt nhân sự nhiệm kỳ IX (2022- 2027); tập huấn, bồi dưỡng kiến thức văn hóa Phật giáo cho thành viên; hội thảo, triển lãm kiến trúc văn hóa Phật giáo; ký kết hợp tác với BTS GHPGVN một số tỉnh thành về đề án pháp phục, ngôn ngữ.
Trong thời gian tới, Ban nỗ lực hoàn thành 2 đề án còn lại là Kiến trúc và Di sản; hoàn thiện bản kinh “Chuyển Pháp Luân” với 3 ngôn ngữ: Hán văn, Pali và Anh ngữ, tôn trí tại 4 Học viện Phật giáo Việt Nam và Vườn Nai (Ấn Độ); thúc đẩy thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại ba miền; hoàn thành bản thảo cuốn sách “Lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam”… phối hợp BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình tổ chức chuỗi sự kiện Văn hóa mùa Vu lan và Tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch Đức đệ nhất Pháp chủ, trưởng lão Hòa thượng.Thích Đức Nhuận.
Phú Thọ: Ký kết tuyên truyền tham gia đảm bảo trật tự, ATGT
Ngày 3/7, tại Trung tâm Phật giáo Hùng Vương, BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ phối hợp Công an tỉnh ký kết, triển khai Kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2023-2026.
Theo đó, thông qua việc giảng dạy giáo lý đạo Phật, tu tập, hành đạo trong chư Tăng ni, phật tử; lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác bảo đảm TTATGT; triển khai xây dựng các mô hình “Tăng, ni, phật tử tham gia giao thông văn hóa – an toàn”; thông qua các khóa tu truyền giảng Phật giáo lồng ghép tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT; treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, tuyên truyền trên bảng điện tử với nội dung về an toàn giao thông ngắn gọn, dễ hiểu tại các cơ sở thờ tự Phật giáo trên địa bàn toàn tỉnh; động viên, khen thưởng chư tăng ni, phật tử điển hình tiên tiến, tiêu biểu tích cực.
Hai bên thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền về TTATGT, trong đó tập trung gắn với những hoạt động của GHPGVN tỉnh; tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phối hợp. Năm 2026, tiến hành tổng kết Kế hoạch
Hè về – lên chùa dạy và học chữ khmer
Bên cạnh các công tác Phật sự thường kỳ hay các hoạt động chăm lo đời sống cho bà con khó khăn, dịp hè này, các chùa ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang còn tích cực tổ chức dạy chữ Khmer cho con em Phật tử và các em học sinh trong phun, sóc. Hoạt động này góp phần bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ và những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào tại địa phương.
Kỳ nghỉ hè năm nay, chùa Đường Xuống Mới đã mở được 7 lớp học tiếng Khmer với gần 200 em học sinh. Việc tổ chức giảng dạy và học chữ Khmer cho con em Phật tử trong phu, sóc góp phần rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy chữ viết dân tộc, đồng thời giúp cho con em đồng bào có môi trường học tập lành mạnh, trau dồi thêm vốn kiến thức. Đối với lớp học tại chùa, giáo viên chính là chư Tăng có nhiều năm tu học.
Dù cơ sở vật chất có thiếu thốn nhưng các chùa vẫn nỗ lực duy trì các lớp học dịp hè. Với tinh thần nghiêm túc, sau 2 tháng hè, các em có thể nhận biết chữ, có thể đọc, viết và được bổ túc liên tục ở các kỳ nghỉ hè kế tiếp. Sau mỗi khoá học, chùa tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
Nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết đồng bào dân tộc, các tự viện luôn chủ động thu hút con em tham gia các lớp học. Hoạt động dạy tiếng Khmer nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và đồng bào Phật tử, nhờ vậy chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Chư hành giả đất tổ bước vào mùa An cư
Thay vì vân tập về chùa Bảo Ngạn (TP. Việt Trì) như mọi năm, mùa an cư kiết hạ PL.2567 này, chư Tăng Ni tỉnh Phú Thọ an cư tu học tại Trung tâm Phật giáo Hùng Vương. Bên cạnh việc có được nơi an cư tập trung mới, cũng giống như các trường hạ khác, chương trình giảng dạy trong 3 tháng an cư tại tỉnh Phú Thọ năm nay cũng có nhiều sự đổi mới, đặc biệt là nhiều văn bản hành chính Giáo hội được triển khai.
Trung tâm Phật giáo Hùng Vương với 2 tòa nhà 5 tầng là trường hạ an cư của chư Tăng Ni tỉnh Phú Thọ năm nay. Sau hơn 4 năm xây dựng, Trung tâm được đưa vào sử dụng với cơ sở trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tu học của chư hành giả. Lần đầu tiên được an cư trong không gian khang trang, cảm xúc của Đại đức Thích Từ Hiệp rất đặc biệt. Ngay từ ngày đầu tiên đến nhập hạ, Đại đức đã dọn dẹp ngăn nắp phòng nghỉ, sắp xếp lại y áo, vật dụng.
Theo truyền thống an cư khu vực phía Bắc, chư Tăng Ni tỉnh Phú Thọ thực hiện hậu an cư từ ngày 16/5 đến 16/8 âm lịch. BTS GHPGVN tỉnh cung thỉnh Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN đăng ngôi Hạ chủ của hạ trường. Mùa hạ năm nay hạ trường có 164 hành giả an cư; 94 chư Tăng, 70 chư Ni.
Để xây dựng được cơ sở vật chất như hiện nay, đó là sự nỗ lực rất lớn của chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là TT.Thích Minh Nghiêm. Chính bởi vậy, chư hành giả càng phải cố gắng tu học hơn nữa, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ, để “Ba tháng an cư tại giới trường/ Đoan nghiêm diện mạo, tướng đường đường/ Oai nghi tế hạnh châu viên thể/ Mới xứng làm con của Pháp Vương”.
Trung Quốc: Du lịch tâm linh tăng trưởng trong tháng 6
Theo số liệu mới được công bố của Trung Quốc, trong những tháng vừa qua, ngành du lịch nước này đã phục hồi về mức trước đại dịch. Trong đó các điểm đến của du lịch tâm linh có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2019.
Tương tự như Việt Nam, mùa du lịch chính của Trung Quốc cũng bắt đầu từ tháng 5. Tại đây, theo số liệu mới được công bố, người dân Trung Quốc đã thực hiện 274 triệu chuyến đi trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, tăng 19% so với năm 2019. Lượng chi tiêu đạt khoảng 21 tỷ đô la Mỹ, tương đương mức trước đại dịch. Đáng chú ý, mảng du lịch tâm linh đã có sự tăng trưởng mạnh trong tháng 6 nhờ vào 3 ngày nghỉ lễ Tết Đoan Ngọ. Như ở Thủ đô Bắc Kinh, các tự viện, danh lam, thắng cảnh ở thành phố này đã đón 3,26 triệu lượt du khách chỉ trong 3 ngày từ 22 – 25/6. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm, du lịch tâm linh của Trung Quốc sẽ tiếp tục có sự phát triển khi nhiều Lễ hội truyền thống sẽ được tổ chức.
Hàn Quốc: Ngày hội văn hóa đa quốc gia
Tại Hàn Quốc! Nhằm giúp đỡ những lao động nước ngoài vơi bớt nỗi nhớ nhà, cũng như tạo sân chơi giao lưu, gắn kết đa quốc gia, mới đây, Phật giáo thành phố Gwangju (Quang – chu) đã tổ chức 1 sự kiện hết sức đặc biệt.
Là sự kiện nhằm gắn kết du học sinh, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, Chương trình giao lưu văn hóa lần thứ nhất năm 2023 do Phật giáo Thành phố Gwangju (Quang – chu) tổ chức đã thu hút hàng trăm người tham dự. Trong đó, cộng đồng người Việt Nam đóng góp nhiều tiết mục như múa truyền thống, gian hàng ẩm thực. Nhân sự kiện này, chư tôn đức thuyết giảng, lan tỏa lời dạy của Đức Thế tôn đến nhiều cá nhân. Được biết, toàn bộ kinh phí thu về, Phật giáo Thành phố Gwangju (Quang – chu) ủng hộ cho các quỹ từ thiện.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người M’nông
Thổ cẩm là một trong những giá trị văn hóa tạo nên tính đặc trưng của cộng đồng người M’nông bản địa tỉnh Đắk Nông. Người M’nông không chỉ dùng thổ cẩm làm trang phục, mà còn làm kỷ vật trong hôn nhân, tang lễ và trong sinh hoạt văn hóa truyền thống… Để những tinh hoa văn hóa ấy không bị mai một bởi thời gian, các lớp dạy dệt thổ cẩm được mở ra và thu hút nhiều học viên.
Lớp học dệt thổ cẩm tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Dưới ánh đèn nhỏ, các học viên đang được hướng dẫn các thao tác dệt. Đã ngoài 60 tuổi, bà H’Jang là học viên lớn tuổi nhất. Dù tuổi cao, mắt kém, nhưng bà vẫn dành thời gian miệt mài bên khung cửi. Sau hơn 4 tuần, bà đã có thể dệt được các hoa văn đơn giản.
Học thổ cẩm đòi hỏi sự kiên nhẫn, từng bước từ cơ bản đến nâng cao. Gác lại mệt mỏi của ngày lao động, các chị em tuổi từ 18 – 30 lại tỉ mỉ, cần mẫn học dệt. Có chị vừa địu con vừa học.
Những lớp dệt thổ cẩm được mở ra sẽ giúp thế hệ sau hiểu thêm về văn hóa dân tộc mình. Mới đây, tỉnh Đắk Nông cũng đã phê duyệt đề án bảo tồn, phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023 – 2025. Đây cũng là một điểm nhấn độc đáo trong nền văn hóa đa dạng, đặc sắc của cộng đồng 40 dân tộc anh em tỉnh Đắk Nông.
Mời Quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ bản tin An Viên 24H ngày 03.07.2023:
Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube anvientvbchannel.
Tin liên quan
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024
Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024
Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024
Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024
Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024
Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024
Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024
Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024
Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024
Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46
Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024
Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46
21 lượt thích 0 bình luận