Bồ Tát là gì? Các cấp Bồ Tát theo Tông phái, Kinh điển
Theo quan niệm đạo Phật, Bồ Tát là những người luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, tâm hướng thiện. Vậy Bồ Tát là gì? Quan niệm Bồ Tát theo Tông phái và Kinh điển như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về Bồ Tát.
Bồ Tát là gì?
Bồ Tát là những bậc tu hành gần đến quả vị Phật có tên đầy đủ Bồ-đề-tát-đỏa, dịch ý là Giác hữu tình hoặc Đại sĩ với hiện thân của lòng từ bi, trí tuệ, giúp đỡ chúng sinh bằng hạnh Bồ Tát. Các ngài là những bậc trong Tam thập tam thiên thế giới, thực hành sáu pháp Ba-la-mật-đa hoặc ba mươi pháp Ba-la-mật-đa.
Thực tế, trong đạo Phật có nhiều vị Bồ Tát khác nhau như Quán Thế Âm, Phổ Hiền Bồ Tát… Mỗi vị sở hữu tướng mạo và công đức khác nhau nhưng đều mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh để họ thoát khỏi khổ đau.
Bồ Tát theo Tông phái
Bồ Tát theo Tông phái Nam Tông và Bắc Tông như sau:
Phật giáo Nam Tông
Nam Tông có nghĩa là giáo phái miền Nam Trung Hoa do Lục Tổ Huệ Năng lãnh đạo và lan truyền. Nam Tông còn gọi là Tổ Sư Thiền với sở trường về phép Đốn Giáo dạy cho thành tựu tức khắc và bằng giáo pháp vắn tắt đại thừa.
Nam Tông cũng được gọi là Tiểu Thừa lan truyền như Tích Lan, Miến Điện, Cao Miên, Xiêm, và Lào. Kinh Phật thường được bằng chữ Pali. Hơn nữa, Nam Tông còn dạy Phật Tử tu học cho đắc quả A-La-Hán để dẹp bỏ phiền não, lỗi lầm và đạt tới sức mạnh tư tưởng tự do, tâm tự tại.
Phật giáo Bắc Tông
Bắc Tông là giáo phái Miền Bắc do Thần Tú Đại Sư lãnh đạo. Hơn nữa Bắc Tông cũng là Như Lai Thiền và sở trường về Pháp môn dạy chậm rãi. Bắc Tông khá phổ biến ở các nước miền Bắc như Nhật, Tây Tạng, Mông Cổ, Cao Ly, Việt Nam…
Bắc Tông dạy người tu học để đạt được Quả Bồ Tát và Quả Phật. Có nghĩa việc tu hành để cứu độ chúng sinh, truyền đạo pháp giúp đời sẽ đạt được quả Bồ Tát. Còn người tu hành về bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định sẽ đạt quả Phật.
Bồ Tát trong Kinh điển
Theo từng Kinh điển khác nhau như Kinh đại thừa, Kinh nguyên thủy thì Bồ Tát nghĩa là gì sẽ có những cách hiểu riêng như sau:
Bồ Tát trong kinh đại thừa
Phật giáo Đại Thừa tin rằng chúng sanh thực hiện khát vọng thức tỉnh sẽ có thể trở thành Bồ tát. Theo giáo lý Đại Thừa, không có khởi đầu nên không có kết thúc và nhiều người cam kết trở thành Phật. Kết quả là vũ trụ bao trùm phạm vi rộng lớn các vị Phật tiềm năng và họ sẽ có được sức mạnh siêu nhiên.
Các nhà truyền giáo Đại Thừa nhìn lại cuộc đời của Đức Phật để lấy cảm hứng. Trước khi giác ngộ, Đức Phật, Bồ tát đều đã trải qua vô số kiếp sống để phát triển lòng từ bi vĩ đại. Những người theo Đại Thừa đề cao tầm quan trọng của lòng từ bi khi thực hành pháp. Trong đó, lý tưởng là mục tiêu chính của Đại Thừa để đạt được giác ngộ.
Trong Kinh Đại Thừa, trí tuệ và từ bi là 2 yếu tố quan trọng để hành giả trở thành một vị giác ngộ hoàn hảo. Để nhìn thấy bản chất thực tại cần có biết các thực thể riêng biệt là một ảo tưởng nguy hiểm.
Bồ Tát trong Kinh nguyên thuỷ
Trong Phật giáo nguyên thủy thì thuật ngữ Bồ Tát được sử dụng chủ yếu để chỉ hóa thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong nhiều kiếp quá khứ. Ngoài ra, Bồ Tát trong các văn bản Phật giáo lúc này chỉ để ghi:
- Đức Phật lịch sử trước khi giác ngộ
- Cuộc sống hiện tại Đức Phật tương lai Di Lặc
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Các vị Bồ Tát phổ biến hiện nay
Trong Phật giáo Đại Thừa, Kim Cương Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy có các vị Bồ Tát khác nhau như:
- Bồ tát Quan Thế Âm tượng trưng cho lòng từ bi vĩ đại và Ngài đứng bên tay trái của Phật A Di Đà.
- Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa và đứng bên tay phải của Đức Phật A Di Đà.
- Bồ tát Địa Tạng Vương là Vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục trong Phật giáo Đại Thừa.
- Bồ tát Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ hoàn hảo trong Phật giáo Kim Cương Thừa.
- Bồ tát Kim Cương Thủ tượng trưng cho sức mạnh trong Phật giáo Tây Tạng. Ngài bảo vệ Đức Phật, có đầy đủ sức mạnh của tất cả chư Phật.
- Bồ tát Di Lặc được tôn kính trong Phật giáo Nguyên Thủy. Ngài là vị Phật tương lai đến trái đất giảng pháp khi những lời dạy của Phật Thích Ca bị lãng quên.
Tóm lại, Bồ Tát là gì? Bồ Tát là những sinh mệnh cống hiến hết mình cho sự giác ngộ của con người. Ngài là hình mẫu minh họa cuộc sống thánh thiện mà con người cần phải học hỏi để loại bỏ nỗi đau khổ trên thế giới. Bồ tát xuất hiện bất cứ nơi nào trong cuộc sống khi mà hành động tốt đẹp được lan truyền.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
31 lượt thích 0 bình luận