Cầu an hiểu sao cho đúng?

12/01/2024 10:29:14 708 lượt xem

Bạn Linh (Hà Nội): Thưa Quý thầy, gần đến giai đoạn cuối năm, con thấy mọi người quan tâm nhiều hơn tới việc cầu an đầu năm. Con cũng hay đi chùa đầu năm, nhưng không biết đó có phải là hành động cầu an không? Cầu an nên hiểu thế nào cho đúng? Rất mong được Quý thầy giải đáp! 

Cầu an đầu năm là nghi lễ truyền thống lâu đời của người Việt. Cầu an gọi đầy đủ là cầu quốc thái dân an cho mưa thuận gió hoà, cho mùa màng được tốt tươi, cho người người được ấm no, cho xã hội được an bình. 

Theo quan niệm của nhà Phật, lễ cầu an còn là một nghi lễ quan trọng, thiêng liêng nơi mỗi người thành tâm sám hối tội lỗi, bỏ ác làm lành. Xét trên góc nhìn văn hoá, đầu năm đi chùa quỳ dưới chân Tam Bảo, dưới chân chư Phật để nói lên ước nguyện của mình là một sinh hoạt văn hoá rất đáng trân trọng. 

Thế nhưng cầu an không chỉ dừng lại ở những lời nguyện cầu. Quan trọng nhất vẫn là cách ta sống và hành xử sau đó. Bởi theo luật nhân quả, đây là những cái “nhân” để ta tạo ra những kết quả tốt đẹp ở hiện tại và mai sau.

Ai ai trong chúng ta cũng đều muốn hướng tới những điều thiện lành, tốt đẹp trong cuộc sống. Điều thiện lành ấy phải bắt nguồn từ nhiều yếu tố – được Đại đức Thích An Đạt giải đáp chi tiết trong chương trình Đâu Khó Có An Viên số 37.

Cũng trong chương trình, Đại đức Thích An Đạt cũng giải đáp về một số quan niệm thường thấy xoay quanh nghi lễ cầu an đầu năm như sắm lễ, cách cầu an tại gia…Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Đại đức Thích An Đạt tại:

Năm Giáp Thìn 2024, lấy cảm hứng từ quan niệm “Gieo nhân nào, Gặt quả nấy” của Luật nhân quả, Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tổ chức Đại lễ Cầu An 2024 với chủ đề: “Gieo Tâm Lành, Gặt An Nhiên”.

Trong đạo Phật, Luật nhân quả là kim chỉ nam quan trọng hướng con người đến lối sống lương thiện ngay từ trong suy nghĩ. Cầu An là một hình thức gieo “Tâm Lành”, để đổi lấy “An Nhiên”. Không chỉ cho hạnh phúc, an ổn của riêng mình, mà “Tâm Lành” bạn khởi hôm nay còn góp phần không nhỏ vào sự “An Nhiên” của gia đình, cộng đồng, xã hội.

Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên mong rằng, thông qua Đại lễ Cầu An Online 2024: “Gieo Tâm Lành, Gặt An Nhiên”, chúng tôi có thể giúp Quý Phật tử khởi thật nhiều “tâm lành” đầu năm mới, mang “an nhiên” đến cho Quý vị và cả cộng đồng.

  • Thời gian bắt đầu đăng ký: 11/01/2024 (mùng 01/12/2023 ÂL)
  • Thời gian phát sóng số đầu tiên: 10/02/2024 (mùng 01/01/2024 ÂL)
  • 6 buổi lễ cầu an sẽ được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng số của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên: Fanpage, YouTube, TikTok

Mời Quý Phật tử đăng ký cầu an trực tuyến ngay tại đây, và cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên gieo hạt giống an vui đầu năm mới.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

 

19 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

21-08-2024 14:51:30

Luân hồi là xoay tròn, tiếp nối lên xuống của mỗi chúng sanh trong sáu cõi. Khi tái sanh ở cõi này, khi đầu thai ở cõi khác, tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng.

Làm thế nào để hạn chế, tiêu trừ tâm đố kỵ?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

02-08-2024 16:08:20

Bạn Vượng (Tiền Giang): Kính thưa quý Thầy, không lẽ việc hộ niệm chỉ dành cho người hấp hối hoặc đã mất? Con niệm Hồng Danh A Di Đà cho người thân lúc còn khỏe có được không? Không lẽ chờ yếu hẳn, yếu lắm mới hộ niệm mà biết lúc nào mới là yếu hẳn. Mong thầy giải đáp cho thắc mắc này

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

17-07-2024 15:34:55

Bạn Thắng (Vĩnh Phúc): Bạch Thầy, bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao mỗi lần lễ Phật hay đi lễ chùa đều phải chắp tay. Điều này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một hành động bình thường thể hiện sự thành kính với Đức Phật.