Hữu xạ tự nhiên hương, liệu có còn đúng?

16/01/2024 14:03:07 788 lượt xem

Bạn Quân (Nghệ An): Thưa Thầy, tính cách con hơi nhút nhát so với tập thể nhưng luôn cố gắng giúp đỡ mọi người mà không kể lại cho ai nghe. Tuy nhiên, mọi người lại nói rằng con sống tách biệt và ít quan tâm đến người khác. Khi con tâm sự với người thân thì mọi người thường khuyên con là “Hữu xạ tự nhiên hương”. Xin Thầy có thể giải thích rõ hơn được không ạ?

Trả lời: 

“Hữu xạ tự nhiên hương” là một thành ngữ Hán Việt mang nét nghĩa đặc biệt. Trong đó, “hữu” ám chỉ sự tồn tại, hiện hữu, còn “xạ” xuất phát từ tuyến hươu xạ phổ biến ở Nam Trung Quốc, với mùi thơm đặc trưng. “Tự nhiên hương” được hiểu là mùi thơm tự nhiên, không cần tác động từ bên ngoài.

Nếu kết hợp nghĩa của các từ này, “Hữu xạ tự nhiên hương” truyền đạt ý nghĩa về việc nếu mỗi người có “hương thơm riêng,” “chất riêng” thì sẽ tự thu hút và hấp dẫn những thứ khác một cách tự nhiên. Thêm vào đó, thành ngữ này mang theo bài học triết lý về sự khiêm tốn trong cuộc sống.

Cuốn sách chữ Hán “Tam tự kinh” nhấn mạnh “Nhân chi sơ, tính bản thiện,” đề cập đến bản tính hiền lành và lương thiện trong mỗi con người. “Hữu xạ tự nhiên hương” cũng là lời khuyên về việc tu tâm, rèn luyện tính cách để tỏa sáng và thu hút sự chú ý mà không cần phải tự quảng cáo hay phô trương.

Cuộc sống đối với mỗi người như một cuốn sách, và từng trang giấy trắng đại diện cho những cơ hội và khả năng. Qua mỗi bước trưởng thành, mỗi người tự xây dựng những giá trị và thành tích riêng, khiến cho bản thân trở nên “hữu xạ,” tỏa hương tự nhiên, và thu hút sự chú ý từ người khác một cách tự nhiên.

Đại đức Thích Vạn Lợi – PGĐ Trung âm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế.

Theo chia sẻ của Đại đức Thích Vạn Lợi – PGĐ Trung âm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế chia sẻ trong chương trình Đâu Khó Có An viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên: “Hữu xạ tự nhiên hương với chữ “xạ” là nó có mùi hương và mùi hương này bản chất là mùi hương tự nhiên thơm, lan tỏa không có giả dối bởi vậy nên được ông bà mượn câu này nói lên mình có năng lực thực sự thì không thể mọi người không biết. Và Đức Phật cũng có nói một câu trong kinh Pháp Cú: Hương của các loài hoa/ Không thể bay ngược gió/ Hương của người đức hạnh/Ngược gió bay muôn phương”.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm “Hữu xạ tự nhiên hương, liệu có còn đúng?” qua lời chia sẻ của Đại đức Thích Vạn Lợi, mời quý vị và các bạn cùng đón xem chương trình Đâu Khó Có An viên số 131 trên kênh YouTube An Viên TV.

Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

27 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

21-08-2024 14:51:30

Luân hồi là xoay tròn, tiếp nối lên xuống của mỗi chúng sanh trong sáu cõi. Khi tái sanh ở cõi này, khi đầu thai ở cõi khác, tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng.

Làm thế nào để hạn chế, tiêu trừ tâm đố kỵ?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

02-08-2024 16:08:20

Bạn Vượng (Tiền Giang): Kính thưa quý Thầy, không lẽ việc hộ niệm chỉ dành cho người hấp hối hoặc đã mất? Con niệm Hồng Danh A Di Đà cho người thân lúc còn khỏe có được không? Không lẽ chờ yếu hẳn, yếu lắm mới hộ niệm mà biết lúc nào mới là yếu hẳn. Mong thầy giải đáp cho thắc mắc này

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

17-07-2024 15:34:55

Bạn Thắng (Vĩnh Phúc): Bạch Thầy, bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao mỗi lần lễ Phật hay đi lễ chùa đều phải chắp tay. Điều này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một hành động bình thường thể hiện sự thành kính với Đức Phật.