Thế nào là chúc Tết đúng chánh pháp đón nhận nhiều bình an?

10/02/2024 09:49:39 691 lượt xem

Bạn Vân (Hải Phòng): Mọi người thường chúc nhau những điều tốt đẹp nhất trong dịp năm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chúc Tết một cách đúng đắn và theo đúng chánh pháp. Mong thầy có những chỉ dẫn để chúng con nắm rõ?

Trả lời: 

Tết là thời khắc mà gia đình sum họp, trao nhau nụ cười và những lời chúc tốt lành, thể hiện lòng hiếu thảo và tình thương yêu của mọi người trong gia đình. Mỗi lời chúc mang ý nghĩa mong ước cho một năm mới tràn đầy hạnh phúc và may mắn. Phong tục chúc Tết là một truyền thống văn hóa, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người thân trong gia đình.

Xuân là thời điểm quan trọng khởi đầu của năm mới, nơi mà mọi người đều đầy hy vọng và cầu mong. Chúng ta mong ước rằng cuộc sống trong năm tới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn, an bình hơn, ấm no hơn và hạnh phúc hơn. Tất cả những điều mà chúng ta mong muốn cũng chính là những ước nguyện của mọi người khác. Vì vậy, chúng ta chia sẻ những lời chúc tốt đẹp nhất để cùng nhau tin rằng năm mới sẽ đem lại vạn sự như ý, những điều tốt lành.

Phong tục chúc Tết thường được thể hiện qua lời nói: “Chúc năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, phát tài”. Ngoài ra, còn có các hình thức biểu đạt khác như câu đối, thiệp và những biểu hiện trên các vật dụng trang trí ngày Tết.

Trong Phật giáo, chúc Tết theo đúng chánh pháp không chỉ mang lại may mắn và bình an cho người thân và bạn bè, mà còn mang lại lợi ích cho chính bản thân.

Đại đức Thích Vạn Lợi – PGĐ Trung tâm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế.

Tại chương trình “Đâu Khó Có An Viên” trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, Đại đức Thích Vạn Lợi sẽ chia sẻ về tầm quan trọng của việc chúc Tết đúng chánh pháp và những lợi ích của nó.

Theo Đại đức, chúng ta có thể hiểu đơn giản, từ xưa đến nay là chúng ta lấy ngày Tết Nguyên đán là một ngày quan trọng nhất nên lời chúc đầu năm là vô cùng quan trọng. Toàn bộ mọi người tạm thời gác lại công việc, gác lại hết nỗi buồn, thất bại được mất của năm trước mà chúng ta cùng nhau hứa hẹn một năm mới đầy cái cái sự thuận lợi, đầy cái thành tựu, có những kế hoạch mới và mong muốn đạt được nên tất cả ngày hôm đó chúng ta hầu như dành hết tâm trạng, dành hết thời gian để chúc mừng lẫn nhau thì điều đó nó vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chú ý đến đối tượng của những lời chúc để đưa ra những câu nói đúng đắn, phù hợp trong dịp năm mới.

Để cùng hiểu sâu sắc hơn về chủ đề chúc Tết đúng chánh pháp, mời quý vị và khán giả cùng đón xem chương trình Đâu Khó Có An Viên số 135:

Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

23 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

21-08-2024 14:51:30

Luân hồi là xoay tròn, tiếp nối lên xuống của mỗi chúng sanh trong sáu cõi. Khi tái sanh ở cõi này, khi đầu thai ở cõi khác, tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng.

Làm thế nào để hạn chế, tiêu trừ tâm đố kỵ?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

02-08-2024 16:08:20

Bạn Vượng (Tiền Giang): Kính thưa quý Thầy, không lẽ việc hộ niệm chỉ dành cho người hấp hối hoặc đã mất? Con niệm Hồng Danh A Di Đà cho người thân lúc còn khỏe có được không? Không lẽ chờ yếu hẳn, yếu lắm mới hộ niệm mà biết lúc nào mới là yếu hẳn. Mong thầy giải đáp cho thắc mắc này

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

17-07-2024 15:34:55

Bạn Thắng (Vĩnh Phúc): Bạch Thầy, bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao mỗi lần lễ Phật hay đi lễ chùa đều phải chắp tay. Điều này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một hành động bình thường thể hiện sự thành kính với Đức Phật.