Bản tin Bchannel – An Viên 24H 01.08.2024

02/08/2024 15:55:55 1359 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.07.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Hưng Yên: Sơ kết Phật sự 6 tháng đầu năm – Trao Giáo chỉ Tấn phong Giáo phẩm; Tăng Ni trẻ trau dồi khả năng thuyết giảng; Phật tử Dân tộc với niềm tin Chánh pháp.

Hưng Yên: Sơ kết Phật sự 6 tháng đầu năm – Trao Giáo chỉ Tấn phong Giáo phẩm

Ngày 1/8 tại chùa Phúc Lâm Tiên Quán, BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ đón nhận giáo chỉ tấn phong giáo phẩm và sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2024. Trưởng lão HT.Thích Thanh Nhiễu, UVTT HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, chư tôn đức HĐTS chứng minh buổi lễ với sự tham dự của đại diện sở, ban ngành của tỉnh và đông đảo Phật tử.

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động Phật sự của BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên đạt nhiều thành tựu; tổ chức đại lễ Phật đản tại 4 địa điểm, thu hút hàng nghìn tăng, ni, phật tử tham dự; Tổ chức đại giới đàn, duy trì khoá an cư kiết hạ với 298 hành giả; các khóa tu mùa hè, hội trại được tổ chức thường xuyên; huy động hơn 600 triệu đồng cho công tác an sinh xã hội.

Trong 6 tháng cuối năm, BTS đặt ra 8 mục tiêu quan trọng, nhằm phát triển hơn nữa các công tác Phật sự.

Dịp này, TƯGH trao giáp chỉ tấn phong giáo phẩm Ni trưởng của Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đến 7 vị ni sư địa phương.

Chung tay xây dựng thành phố ATGT

TP. Tân An, là 1 trong 3 địa phương được tỉnh Long An chọn triển khai, thực hiện điểm về xây dựng mô hình địa phương ATGT. Ngoài các nhiệm vụ bảo đảm đảm trật tự ATGT, thì việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân cũng là giải pháp quan trọng, nhằm xây dựng văn hoá giao thông trong cộng đồng dân cư.

Để tăng cường sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và GHPGVN các cấp trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật, thời gian qua, Công an thành phố Tân An đã phối hợp với các cơ sở thờ tự ký kết việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Phát huy ưu thế của Phật giáo trong truyền thông, nhiều tự viện đã lồng ghép các thông điệp, kỹ năng tham gia giao thông an toàn trong các khóa tu, nhằm nâng cao ý thức tự giác của các tăng, ni, phật tử khi tham gia giao thông, góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về ATGT.

TP. Tân An đặt ra chỉ tiêu là phấn đấu kéo giảm từ 6% về số vụ, giảm 15% số người tử vong, giảm 5% số người bị thương hàng năm. Rõ ràng, đây là thách thức không hề nhỏ và nếu có sự đồng lòng, hưởng ứng từ mỗi công dân, chư Tăng Ni, Phật tử; thì chỉ tiêu này cũng dễ dàng đạt được, góp phần xây dựng địa phương văn minh và an toàn.

Phật tử Dân tộc với niềm tin Chánh pháp

Ở các huyện vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tuy có nhiều phong tục, tập quán riêng riêng, nhưng đều hòa nhập chung trong nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo đã hiện diện ở các vùng miền từ lâu đời, những phật tử người đồng bào khi đã biết đến Phật pháp, luôn có niềm tin mãnh liệt với chánh pháp.

May mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo từ nhiều đời, phật tử Điệu Trung, người dân tộc S’tiêng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước luôn tự hào khi trở thành đệ tử phật. Gần 30 thành viên trong gia đình, từ con ruột, con dâu, các cháu đều thành tâm quy y tam bảo và được ông dẫn dắt theo con đường chánh pháp, không đi theo tà đạo, mê tín dị đoan. Đối với ông, đây chính là truyền thống gia đình mà bản thân phải có trách nhiệm gìn giữ, lưu truyền cho đời sau.

Hơn 50 năm qua, không chỉ nỗ lực là tấm gương cho con cháu noi theo, Phật tử Điệu Trung còn hướng dẫn bà con trong thôn, bản tu tập, thực hành giáo lý trong cuộc sống hằng ngày. Hiện ông phụ trách, dẫn dắt hơn 100 người đồng bào dân tộc, họ biết yêu thương, sống hướng thiện, và tâm luôn hướng về Đạo Phật. Chính điều đó giúp cho vùng đồng bào ở ấp 6, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước luôn yên bình.

Là một tử trẻ, người dân tộc Raglai, tỉnh Ninh Thuận, em Pi Nang Thịnh, được biết đến là người có uy tín trong làng. Không chỉ tâm huyết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, em luôn biết cách hướng dẫn bà con trong bản học, thực hành giáo lý Đức Phật. Từ những chuyến thiện nguyện, song hành cùng chư tôn đức, giúp đỡ người nghèo, càng khiến em vững tinh thần, niềm tin sống có trách nhiệm, hoàn thiện bản thân, để xây dựng hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Đạo phật nuôi dưỡng lòng yêu thương bao dung, đồng cảm và lan tỏa xiển dương chân lý đến với mọi người. Với người đồng bào, khi đã phát nguyện quy y tam bảo, thực hành năm giới, làm việc thiện, thì đó chính là tôn chỉ, làm mục đích, làm kim chỉ nam cho nếp sống tinh thần của mình. Họ luôn có niềm tin mãnh liệt nơi chính pháp mà không bị ảnh hưởng bởi tà đạo lạ. Điều đó, cũng chính là nỗ lực của chư tôn đức trong việc hướng dẫn đồng bào tu tập.

Tại các tỉnh vùng sâu vùng xa, việc vận động bà con dân tộc tu tập theo chính pháp, bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, được Chư tôn đức dành nhiều sự quan tâm. Khi chưa có chùa, những điểm sinh hoạt tập trung như thế này đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp hoằng pháp. Giữa núi rừng thị trấn Thuận Châu, tỉnh Sơn La… có một điểm sinh hoạt tập trung vẫn ngày ngày vang lên tiếng gõ mõ tụng kinh… Đạo tràng Phúc Linh Sơn thành lập được 10 năm nay, trở thành nơi tu tập của hàng trăm Phật tử vùng núi.

Không chỉ chư tôn đức, mà các Phật tử thấm nhuần lời dạy Đức Phật cũng đã trở thành những hoằng pháp viên, tích cực vận động bà con sống tốt đời đẹp đạo. Yêu những nét đẹp của dân tộc Khmer, Phật tử Trần Sà Rương không chỉ hiểu rõ văn hóa, phong tục mà còn không ngừng nỗ lực bảo tồn những giá trị này cho thế hệ sau. Trong phum sóc quê nhà, ông cùng chính quyền địa phương vận động, thuyết phục được mọi người cùng chung tay đóng góp nên con đường dài hơn 1km đã được gắn đèn đường thắp sáng vùng quê, mang lại sự an tâm cho bà con.

Phật tử Sà Rương luôn coi việc đưa các em nhỏ đến trường là ưu tiên hàng đầu, tin rằng tri thức là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ông, nhiều con em đồng bào có thêm cơ hội học tập và không ngừng nỗ lực mở ra tương lai tươi sáng hơn.

Đồng bào phật tử Khmer chọn các ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Ở chiều ngược lại, nhà chùa và các vị sư còn đồng hành cùng đồng bào Phật tử trong công cuộc lao động, sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Từ đó, lan tỏa các Phật sự tốt đời đẹp đạo, việc đời, xây dựng cuộc sống bình an và hạnh phúc cho xóm làng.

Tùy theo mỗi địa phương, dân tộc, điều kiện sinh sống…, Chư tôn đức Tăng Ni đã có những cách tiếp cận và hoằng pháp hiệu quả, phù hợp với căn cơ và văn hóa bản địa. Với tinh thần “Tùy duyên bất biến”, “khế lý khế cơ”, Phật giáo các địa phương đang không ngừng lan tỏa lời dạy của Đức Phật tới vùng sâu vùng xa, cảm hóa người dân và xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, hướng bà con tới giá trị chân thiện mỹ, xây dựng bản làng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Trà sen đượm vị thiền

Bên cạnh việc trồng sen kiến tạo cảnh quan không gian chùa; nhiều chùa còn kỳ công làm trà sen. Để làm ra thức uống này không quá khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì. Những ấm trà sen đượm vị thiền, mang đến cảm giác an yên cho người thưởng trà.

Sen được hái trong đầm chùa Thanh Âm từ sáng sớm, để đảm bảo độ tươi và giữ trọn vẹn hương vị của hoa.

Dùng ướp trà là sen Bách Diệp – loại sen nhiều cánh nhỏ, màu hồng phớt, chúm chím nụ.

Sen phải ướp ngay, ánh nắng chiếu vào, hoa sẽ nhanh mất mùi hương.

Rất nhiều tiêu chí để có thể làm được trà sen ngon, chuẩn vị. Quy trình cũng rất kỳ công.

Những ngày hè, du khách ghé thăm chùa Thanh Âm đều chìm đắm trong hương sen tinh khiết và cảm nhận sự an yên. Sen sau khi nở được tận dụng hết các bộ phận từ thân, lá, hoa, nhụy, hạt,…

Ngồi giữa đầm sen, nhâm nhi chén trà sen, thời gian như trôi chậm hơn một nhịp. Bao vội vã, hối hả dừng lại sau cánh cổng chùa; chỉ còn sự chậm rãi, thanh tao và câu chuyện đạo – đời.

Tranh dân gian trong thế hệ trẻ

Với mong muốn lan tỏa nét đẹp văn hóa dân gian lâu đời, đồng thời ghi dấu những đóng góp của các họa sĩ trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã phối hợp cùng doanh nghiệp sáng tạo TiredCity tổ chức triển lãm tranh với chủ đề ‘Dân gian trong Gen Z’.

“Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, be rượu nuốt người lao đao…”

Bài vè nói ngược “Bao giờ cho đến tháng ba” đã quá quen thuộc với người dân Việt. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên những câu nói ấy được thể hiện bằng hình ảnh sinh động, màu sắc rực rỡ đến vậy. Nhờ thế mà văn hoá Việt không chỉ thu hút du khách trong nước, mà còn cả những vị khách nước ngoài.

Triển lãm trưng bày 39 tác phẩm đặc sắc với bút pháp nghệ thuật hiện đại, đã khéo léo truyền tải và tôn vinh nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam như tranh Đông Hồ, nghệ thuật Hát Bội và các câu vè đồng dao. Cũng như nhiều du khách, anh Xe cùng vợ hào hứng giới thiệu các con những nét đẹp văn hoá này.

‘Dân gian trong Gen Z’ không chỉ là triển lãm nghệ thuật đơn thuần, mà còn là  minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 01.08.2024:

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

8 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2546 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1500 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3675 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2618 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4592 lượt xem 0 Bình luận