Bản tin Bchannel – An Viên 24H 27.05.2024

28/05/2024 09:39:12 14498 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 27.05.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TP. HCM: Tưởng niệm 61 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân; Khai giảng khoá an cư kết hạ PL 2568 – DL 2024; Quyền con người trong giáo lý Phật giáo.

TP.HCM: Tưởng niệm 61 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Sáng ngày 26-5 (nhằm ngày 19-4-Giáp Thìn), tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 61 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2024), cùng hiệp kỵ, tri ân chư vị Thánh tử đạo.

Tại lễ tưởng niệm, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐTC, Chủ tịch HĐTS dâng lời tưởng niệm bày tỏ lòng thành kính tri ân Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, chư Thánh tử đạo dấn thân vì Đạo pháp trường tồn và Dân tộc độc lập.

Ngay sau đó là nghi thức niêm hương tưởng niệm Giác linh Bồ-tát Thích Quảng Đức đã đốt thân mình làm ngọn đèn soi sáng nẻo vô minh, cho đạo pháp trường tồn, cùng tưởng niệm chư vị Thánh tử vì đạo. Chư tôn đức nhất tâm trì tụng Bát-nhã tâm kinh cúng dường Giác linh Bồ-tát Thích Quảng Đức, cùng chư Thánh tử đạo.

Gửi yêu thương từ miền Nam đến cực tây tổ quốc

Từ miền Nam xa xôi, chư tôn đức và quý Phật tử Ban TT-XH GHPGVN TP.HCM đã có chuyến từ thiện đến huyện xa nhất của tỉnh Điện Biên. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 10 năm thành lập BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên trong tháng 5 này.

Mường Nhé là một huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Điện Biên. Đây là huyện cực bắc của tỉnh Điện Biên và đồng thời là huyện cực tây của Việt Nam. Trong hành trình chia sẻ yêu thương của Ban TT-XH GHPGVN TP.HCM, 1000 phần quà đã được trao tại huyện Mường Nhé, gồm 3 xã: Sín Thầu, Leng Su Phìn và Chung Chải.

Từ trung tâm thành phố Điện Biên, đoàn phải đi thêm gần 250km, tương đương với gần 6 tiếng đồng hồ ô tô để đến với xã xa nhất của chuyến từ thiện lần này – xã Sín Thầu. Cái đói, cái nghèo cứ bủa vây bà con ở đây từ bao năm nay; bởi vậy mà khi được nhận quà, bà con đến rất đông đủ, phấn khởi ra mặt.

Ngoài tiền mặt, bà con còn được nhận 1 túi nhu yếu phẩm đủ các đồ như mì gói, gạo, dầu ăn, mì chính, đường, muối, cá khô, bánh kẹo… Nụ cười giòn tan, niềm vui của bà con chính là sự động viên lớn nhất, xua tan mọi mệt mỏi của chư tôn đức và Phật tử đoàn từ thiện. Đó cũng là sự tri ân của những người con miền Nam với mảnh đất Điện Biên lịch sử anh hùng.

Quyền con người trong giáo lý Phật giáo

Một tập thể, gia đình hay xã hội chỉ thực sự vững mạnh khi từng nhân tố được phát triển đầy đủ, được bảo vệ và bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp, còn được gọi là nhân quyền. Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc, đó là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc, làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Quan tâm và nỗ lực bảo vệ quyền này không chỉ có liên hợp quốc, hay quốc gia, mà còn có cả các cá nhân, tổ chức, tôn giáo. Và hội thảo “Phật giáo và quyền con người” vừa được Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đã cho thấy những giá trị và tiêu chuẩn sâu sắc về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm nhân quyền trong Giáo lý của Phật giáo.

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Theo đó, quyền con người là quyền mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có ngay từ khi sinh ra.

Tại Việt Nam, trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Quan điểm này cũng được đề cập đến trong triết lý Phật giáo. Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật đã nói điều có ý nghĩa tương tự: “Nhân thân nan đắc”, làm người là một nhân duyên cực kỳ khó vì vậy ai cũng có quyền được sống, không ai có thể huỷ hoại điều đó. Mỗi người cũng có quyền tự do tu học, tự do tìm cầu giải thoát, an lạc viên mãn.

Tinh thần chủ đạo của Phật giáo là hướng đến hòa bình, đề cao lối sống tỉnh thức, tràn đầy tình thương và lòng nhân đạo, dựa trên triết lý thâm sâu về nền tảng đạo đức căn bản thuần khiết của con người. Những đặc điểm đó khiến cho Phật giáo trở nên đặc biệt gần gũi và có thể trở thành nguồn lực sâu rộng và mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.

Trong kinh niết bàn, Đức Phật đã nói “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, hay cụ thể hơn, “Con người sinh ra không phải đã là thấp hèn, cũng không phải đã là những Bà-la-môn. Do hành vi mà họ trở nên thấp hèn, và do hành vi mà họ trở thành Bà-la-môn” (kinh Tập – Sutta Nipata). Điều đó có nghĩa là, tất cả mọi người, rộng ra là tất cả các pháp, vốn tuyệt đối bình đẳng, cùng chung bản thể sáng suốt của nhất tâm, nên gọi là Chân như/Phật tính; Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng nói “Bản tính lặng yên trong trẻo, không thiện không ác”.

Tuy nhiên, Phật giáo cũng đưa ra con đường để mỗi người khi tự do lựa chọn có thể nhìn thấu ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thụy) mà hành động theo hướng tích cực, giữ giới, bảo vệ mình và người khác.

Giáo lý Phật giáo không hề phủ nhận cái tôi, cái bản ngã cá nhân, mà còn rất đề cao, trong muôn loài chúng sinh thì “Nhân thị tối thắng” (con người là cao hơn cả – kinh Hoa Nghiêm). Bởi vì, trong muôn loài chúng sinh, chỉ có con người mới có kí ức, có cái tâm “tàm qúi” (biết thẹn, biết xấu hổ), tức là có điều kiện tâm lí và sinh lí thuận lợi trên con đường chuyển hóa, giác ngộ – giải thoát. Con người cũng hoàn toàn có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, nhưng phải là thứ “hạnh phúc” với tâm thái bình an hài hòa trong môi trường cộng sinh. Trong kinh Thiện sinh (Sigalovada Sutra), Đức Phật đã đưa ra một thí dụ được coi là mẫu mực trong việc giáo dục tinh thần cộng sinh theo nguyên tắc trung đạo.

Phật giáo xuất hiện trong giai đoạn phân biệt giai cấp, phân biệt giới tại Ấn Độ vô cùng khắt khe. Vì vậy, đức Phật luôn lên án những quan niệm sai lầm đó, đề cao tinh thần tự do bình đẳng về giai cấp, tầng lớp, địa vị, bình đẳng về cơ hội, tín ngưỡng, tôn giáo và biểu đạt niềm tin. Một trong những điều dễ nhìn thấy nhất là vai trò và quyền hạn của phụ nữ được quan tâm một cách thích đáng. Đặc biệt Đức Phật cho phép thành lập Ni đoàn, thừa nhận phụ nữ cũng có thể tu hành và đạt được Thánh quả như nam giới. Nhờ vậy mà Ni giới ngày nay góp phần phát triển giáo hội, xiển dương giáo pháp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Cùng với việc đề cao nhân quyền trong giáo lý thì GHPGVN còn có nhiều hoạt động thiết thực trong việc bảo đảm và thực thi nhân quyền trên thế giới và ở Việt Nam. Hàng năm, khắp các tự viện đều mở ra các lớp giáo lý, khóa tu, giúp người học hiểu về quyền và trách nhiệm của bản thân để không chỉ biết bảo vệ mình, mà còn không làm hại, xâm phạm vào quyền của người khác. Đặc biệt các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành cùng dân tộc, góp phần giúp đỡ người vượt qua khó khăn, nâng cao sức khỏe và cuộc sống để từ đó mở ra con đường mới với nhiều sự lựa chọn cho tương lai.

Như vậy có thể thấy, hàng ngàn năm qua, tuy không thể tìm thấy một từ nhân quyền nào trong giáo lý của Đức Phật nhưng thông qua nhân phẩm, qua sự tự do và bình đẳng, thì quyền và lợi ích con người đều được Phật giáo đề cao, đảm bảo và lan tỏa. Và khi ai nấy đều có sự từ bi, trí tuệ, gạt bỏ tham sân si thì cũng là lúc xã hội được hoàn toàn tự do, hạnh phúc viên mãn. Đó cũng chính là đặc thù của nhân quyền trong Phật giáo.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 27.05.2024:

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

16 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2620 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1638 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3729 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2695 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4634 lượt xem 0 Bình luận