Hướng dẫn cách bày mâm lễ đi chùa phù hợp, chuẩn phong tục
Khi đi lễ chùa, nhiều người chọn lựa bày mâm lễ trái cây để bày tỏ tấm lòng thành kính với Đức Phật. Vậy cách bày mâm lễ đi chùa như thế nào đúng cách để cầu xin Đức Phật phù hộ sự bình an, sức khỏe, may mắn… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về cách sắp mâm lễ đi lễ chùa.
Chuẩn bị mâm ngũ quả đi chùa
Vào ngày mùng 1, ngày rằm hay ngày lễ tết thì việc Phật tử sắm lễ đi chùa là điều cần thiết. Trong đó, cách bày mâm lễ đi chùa đúng chuẩn là cách thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên Đức Phật.
Theo quan niệm nhà Phật, có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ thiện căn. Ngũ thiện căn bao gồm huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin). Dâng mâm ngũ quả còn là cách để hướng đến nguồn cội, cầu mong cuộc sống an yên và hạnh phúc.
Lưu ý chúng ta nên chọn trái cây theo ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ với màu sắc như:
- Hành Kim nên chọn dưa lê màu trắng hay quả đào, lê,…
- Hành Mộc nên chọn thờ phật thủ, đu đủ, na, bưởi xanh, chuối xanh, xoài xanh, sung xanh,…
- Hành Thủy nên chọn mận, nho, hồng xiêm, vú sữa màu sẫm tối, nâu đen,…
- Hành Hỏa nên chọn quả hồng, táo, cam quýt, thanh long,…
- Hành Thổ nên chọn quả cam, quýt màu vàng, dưa vàng, xoài vàng,..
Tùy theo mùa vụ trái cây, phong tục từng vùng miền để bạn chọn mâm lễ chùa phù hợp.
Cách bày mâm lễ đi chùa chuẩn
Theo từng vùng miền sẽ có những quan niệm bày mâm lễ cúng đi chùa khác nhau. Cụ thể, một số kinh nghiệm trong cách bày mâm lễ đi chùa của miền Bắc, Trung, Nam như sau:
- Miền Bắc: Đối với phong tục người miền Bắc thường sử dụng chuối xanh, phật thủ đặt phía dưới mâm quả làm bệ đỡ. Sau đó, các loại trái cây được xếp chồng lên nhau hình tháp. Những loại quả to sẽ được đặt ở bên dưới tạo thế trụ vững cho các quả nhỏ bên trên.
- Miền Trung: Người dân miền Trung không quá cầu kỳ trong cách bày mâm lễ đi chùa. Các loại quả thường được sắp lên mâm lễ đi chùa như thanh long, cam, quýt, và xoài, ớt,… Mâm ngũ quả của người miền Trung được xếp hình tháp hoặc long phụng đi kèm 2 quả dưa ở 2 bên.
- Miền Nam: Mâm lễ của người miền Nam thường không có chuối mà chỉ dùng mãng cầu, sung, dừa, xoài, đu đủ,… Những loại trái cây này là lời cầu mong đức Phật phù hộ sự no đủ, thịnh vượng.
Cách bày mâm lễ tại các ban
Thông thường ngôi chùa nào cũng có 1 ban to nhất ở chính giữa. Ban Tam Bảo ở chính giữa là nơi thờ Phật nên trong cách bày mâm lễ đi chùa ở ban này cần có đầy đủ 5 món hương, nến, hoa, quả, nước. Nếu không thể chuẩn bị đầy đủ, thì bạn cần cúng dường chư Phật bằng tấm lòng thành chân thật.
Lưu ý đối với ban Tam Bảo tuyệt đối không để tiền, vàng mã, tiền thật. Tiền thật nên để trực tiếp vào hòm công đức và không cúng lễ mặn trong chùa.
Đối với các ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,… sẽ thường có biển ghi đặt trước từng ban để bạn tìm hiểu khi dâng lễ.
Khi đi chùa, bạn chỉ nên thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa rồi đi từng ban khấn. Khi khấn lễ chùa thì bạn chú trọng sám hối, nguyện hồi hướng công đức, cầu mong người sống được mạnh khỏe, an lạc.
Thực tế không phải đi lễ chùa cần sắp mâm cao cỗ đầy thì mới nhiều lộc, nhiều tài hay may mắn. Thay vào đó quan trọng nhất là tấm lòng thành kính của mỗi người đối với Thần Phật để cầu mong sự che chở.
Xem thêm: 10 Bài văn khấn đi chùa ngắn gọn cầu bình an chuẩn
Ý nghĩa từng loại trái cây đi lễ chùa
Có rất nhiều loại trái cây khác nhau được dùng trong cách bày mâm lễ đi chùa. Tùy theo quan niệm vùng miền và từng người để chọn trái cây sắp mâm lễ phù hợp. Dưới đây là ý nghĩa của từng loại trái cây khi đi lễ chùa bạn nên biết:
- Phật thủ: Đây là loại trái cây có hình dáng giống như bàn tay khổng lồ của Phật Tổ Như Lai luôn che chở cho chúng sinh. Thờ Phật thủ mang ý nghĩa tâm linh, là lời cầu mong sự che chở của đức Phật đến gia đình.
- Táo: Quả táo trong phong thủy tượng trưng cho sự hòa hợp, yên bình. Ngoài ra, táo có màu đỏ còn có ý nghĩa đem đến những điềm lành, sự phú quý, giàu sang.
- Dứa: Quả dứa là biểu tượng cho sự giàu có, đủ đầy, sung túc. Trong tiếng Hán, quả dứa được phát âm giống từ sung túc, may mắn nên được chọn bày trong mâm lễ đi chùa.
- Cam, quýt, lê, đào: Những loại trái cây này là sự gửi gắm lời nguyện cầu thành công, sự nghiệp thăng tiến.
- Bưởi: Quả bưởi khi thờ cúng là lời mong muốn sự an khang, thịnh vượng.
- Lựu: Quả lựu sắp lên mâm lễ đi chùa chính là lời cầu mong con đàn cháu đống.
- Thanh long: Quả thanh long tượng trưng cho rồng mây hội tụ, sự phát tài phát lộc.
- Dưa hấu: Quả dưa hấu mang ý nghĩa của sự vẹn tròn, may mắn.
- Sung: Quả sung biểu tượng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc.
- Đu đủ: Quả đu đủ mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sự thịnh vượng.
- Xoài: Quả xoài với mong ước có được tài chính đủ đầy, việc tiêu xài không thiếu thốn.
Ý nghĩa mỗi loại trái cây khác nhau, nhìn chung đều là những lời mong ước có được cuộc sống hạnh phúc, tiền tài rủng rỉnh.
Lưu ý khi bày mâm lễ đi chùa
Trong cách bày mâm lễ đi chùa chúng ta cần tuân thủ những quy định riêng để đảm bảo không thất lễ với bề trên. Bạn đọc nên tham khảo các lưu ý sau khi bày mâm lễ đi chùa:
- Đầu tiên bạn cần chọn trái cây tươi mới, có hình dáng đẹp, chín đều màu, không trầy xước, không hư hỏng. Ngoài ra, bạn nên chọn những quả có bề mặt lành lặn, phần cuống xanh tươi, không héo úa.
- Bạn có thể chọn trái cây còn xanh hoặc chín vừa đều được. Tránh chọn quả chín nẫu gây hư hỏng.
- Dùng giấy, khăn sạch lau nhẹ bên ngoài trái cây, Cần tránh dùng nước rửa mà không lau khô lại khiến cho trái cây dễ hư hỏng.
- Tuyệt đối không chọn hoa quả giả bởi đây là sự thiếu tôn trọng Đức Phật và không có lợi về phong thủy.
- Không bày vàng mã lên mâm lễ đi chùa, bạn có thể đặt ở các ban thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông.
- Nên đặt tiền thật vào hòm công đức đặt ở chùa, tránh đặt lên mâm lễ khi dâng cúng.
Xem thêm: Đi chùa có nên mang lễ lộc về không? Những lưu ý khi xin lễ
Các mẫu đẹp cúng mâm lễ chùa đầy đủ
Có nhiều cách bày mâm lễ đi chùa khác nhau tùy theo quan niệm mỗi người. Trong đó, bạn có thể tham khảo một số mẫu mâm lễ cúng như sau:
Mâm cỗ 1
- Bưởi vàng
- Mãng cầu gai
- Xoài
- Táo
- Hồng xiêm
- Sung
- Thơm
Đối với mâm hoa quả lễ chùa cần được sắp xếp đủ đầy, vững chãi. Các loại quả này mang ý nghĩa về tài lộc, hạnh phúc cho gia chủ trong năm mới. Mỗi loại quả mang màu sắc khác nhau giúp mâm lễ thêm phần sinh động, ấn tượng.
Mâm cỗ 2
- Bưởi
- Chuối
- Thanh long
- Phật thủ
- Táo
- Xoài
- Nho
Trong cách bày mâm lễ đi chùa này, bạn sẽ đặt chuối với phật thủ ở dưới cùng. Sau đó, bạn đặt các loại quả khác ở bên trên và xung quanh mâm lễ đi cúng chùa. Những loại quả này sẽ giúp mâm cúng sẽ trở nên trang trọng và đẹp mắt hơn.
Mâm cỗ 3
- Chuối
- Dưa hấu
- Bưởi
- Thơm
- Thanh long
- Lê
- Quýt
- Nho
Mẫu mâm ngũ quả này đẹp, sang trọng, thịnh soạn giúp bạn thể hiện sự thành kính với bề trên. Ngoài ra, bạn có thể trang trí điểm xuyết thêm hoa làm điểm nhấn cho mâm trái cây.
Đối với cách bày mâm lễ đi chùa này bạn cũng để chuối với dưa hấu bên dưới, tạo thế vững chắc cho các loại quả khác. Quả nho quýt bạn sẽ để trên cùng để tránh dập nát.
Mâm cỗ 4
- Dưa hấu
- Chuối xanh
- Quýt
- Táo
- Phật thủ
- Thanh long
Mẫu mâm ngũ quả này có cách bài trí đơn giản nhưng vẫn sang trọng. Bạn sẽ để chuối xanh và dưa hấu bên dưới làm giá đỡ. Sau đó trưng bày các loại quả khác bên trên theo thứ tự từ to đến bé. Mâm cỗ hình tháp sẽ giúp bạn thể hiện lòng thành kính đến bề trên.
Xem thêm: 30 lời chúc Tết Sư Thầy hay và ý nghĩa 2024
Mâm cỗ 5
- Dưa vàng
- Mãng cầu
- Hồng xiêm
- Dừa
- Thanh long
Mâm thờ 5 loại quả này được trang trí thêm hoa tươi tạo màu sắc bắt mắt, sang trọng. Đây là 5 loại quả chính theo phong tục người miền Nam với mong ước sự đủ đầy, sung túc.
Mâm cỗ 6
- Dừa
- Cam
- Táo
- Thanh long
- Phật thủ
- Chanh
Một trong các cách bày mâm lễ đi chùa khác với các loại trái cây đơn giản nhưng đầy ấn tượng. Trái cây được đặt trên mâm thờ để dâng cúng lễ Phật tại chùa nhằm bày tỏ tấm lòng các Phật tử.
Trên đây là cách bày mâm lễ đi chùa mà Website bchannel.vn cung cấp để bạn tham khảo. Tuân thủ các quy định bày trí trái cây sẽ giúp chúng ta thể hiện lòng thành kính với Đức Phật, là lời mong ước có được sự che chở của Ngài để hướng tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:
STK: 12 12 12 5577
Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tin liên quan
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13-02-2024 13:59:47
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12/02/2024 11:52:27
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12-02-2024 11:52:27
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12/02/2024 10:02:41
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12-02-2024 10:02:41
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10-02-2024 17:57:10
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10-02-2024 00:16:38
47 lượt thích 0 bình luận