Hướng dẫn cách chép Kinh Pháp Hoa chi tiết

25/10/2023 16:53:34 1791 lượt xem

Rất nhiều Phật tử thực hiện chép kinh Pháp Hoa để nhận về công đức quý báu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chép kinh như thế nào chuẩn xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về việc chép Kinh này. 

Cách chép Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa còn được gọi là kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thuộc Phật giáo Đại thừa, gồm có 7 quyển với 28 phẩm. Kinh văn mang ý nghĩa lý tưởng sáng ngời và phương tiện huyền diệu của chư Phật, Bồ tát. Chư Phật mở rộng các pháp môn để chúng sanh tin tưởng khả năng giác ngộ để tiến tu.

Với những bạn mới bắt đầu chép Kinh cần chú ý chọn không gian và thời gian phù hợp để có thể toàn tâm, toàn ý tập trung vào từng câu, từng chữ trong Kinh. Điều này giúp cho tâm hồn được yên bình, thoải mái không bị phiền não quấy nhiễu. Đồng thời giúp cho chúng ta dễ dàng vượt qua được những xao nhã trong tâm hồn tạo điều kiện thuận lợi để khám phá ý nghĩa sâu xa trong Kinh điển.

Bước 1: Trước khi chép kinh nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc y phục trang nghiêm.
Bước 2: Chuẩn bị cần thiết

  • Nến: Tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, xua tan vô minh và dẫn dắt tâm hồn đến sự sáng suốt.
  • Nhang: Thắp nhang là cách giao cảm tâm linh giữa Phật tử và chư Phật, Bồ-tát. Hương khói nhẹ nhàng giúp lắng lòng, dừng suy nghĩ, hướng tâm thành kính đến Bậc Giác ngộ. Ngoài ra nhang còn biểu trưng cho giới
  • Nước sạch: Nước sạch biểu trưng cho tâm hồn trong sáng, tinh khiết, dâng lên với lòng chân thành và thanh tịnh.
  • Kệ, bàn đọc Kinh: Kệ, bàn giúp tạo không gian trang nghiêm, hỗ trợ sự tập trung và thể hiện sự tôn trọng đối với kinh điển.
  • Bàn thờ Phật: Nơi tôn nghiêm để kính ngưỡng, tri ân và hướng tâm tu tập theo giáo lý của Đức Phật.

Lưu ý: Tùy theo hoàn cảnh mà Phật tử có thể không cần sử dụng các đồ dùng trên, thậm chí không có tượng Phật vẫn có thể chép được, miễn là chân thành và giữ giới luật Phật chế.

Bước 3: Tiến hành nghi lễ chép Kinh

Trước khi tiến hành chép kinh, cần dọn dẹp không gian sạch sẽ, trang nghiêm, thắp nhang, nến và dâng nước sạch với lòng thành kính.

Bước 4: Ngồi ngay ngắn, giữ tâm thanh tịnh, đọc lời phát nguyện trước khi chép Kinh

Đệ tử con tên là : ……
Pháp danh (nếu có):
Cư trú tại :…
Hôm nay con chí tâm phát nguyện chép kinh Phật
Xin các ngài gia hộ cho con.
Xưa kia con và người thân tạo bao ác nghiệp
Đều do ba độc: tham-sân-si .
Từ thân-miệng-ý, phát sinh ra
Hết thây nay chúng con cầu sám-hối
Bao nhiêu nghiệp chướng sâu nhường ấy
Thảy đều tiêu diệt được an vui
Niệm niệm cùng khắp trong cõi pháp
Rộng độ chúng sinh chẳng thoái lui.

Bước 5: Kết thúc chép Kinh và hồi hướng

Sau khi hoàn thành, hồi hướng công đức cho chúng sinh, cầu nguyện bình an và trí tuệ. Cuối cùng, dọn dẹp không gian và giữ tâm thanh tịnh sau nghi lễ.

Việc chúng ta bỏ tâm thành kính vào từng con chữ nắn nót chép kinh sách sẽ giúp cho bản thân thẩm thấu những lời dạy trong kinh mà còn đem lại bình an cho cha mẹ, bản thân và mọi người trong gia đình. Khi tâm hồn lắng đọng vào từng lời kinh chúng ta sẽ buông bỏ được những phiền não, khổ đau, ưu phiền để chuyển hóa theo lời Phật dạy.

Chép kinh Pháp Hoa giúp Phật tử nhanh chóng kết duyên với chánh pháp, được dìu dắt trên con đường tu đạo đầy chông gai, trở ngại…Nhờ đó mà Phật tử sẽ có thêm niềm tin kiên định vượt qua cạm bẫy trong thế tục.

chép kinh pháp hoa

Thực hiện chép Kinh hay tụng kinh Pháp Hoa đem đến công đức vô lượng nên mỗi người cần phải chí tâm và cung kính. Khi chép Kinh thì thân tâm cần thanh tịnh để đạt được ý nghĩa trọn vẹn. Lưu ý Phật tử cần chọn nơi chép kinh cho trang nghiêm, yên tĩnh.

Khi chép kinh, Phật tử cần cẩn trọng biên chép chính xác, thân trang nghiêm, miệng đọc rõ lời kinh, tâm ý suy nghiệm. Có nghĩa bạn cần thực hiện ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh. Khi thiếu tâm từ, chúng ta khó có thể hiểu rõ được kinh Pháp Hoa.

chép kinh pháp hoa (2)

Cách hồi hướng chép Kinh Pháp Hoa

HỒI HƯỚNG
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại Bí Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Con tên là:.. … Pháp danh (nếu có):.
Con xin nguyện đem công đức của các việc đọc kinh/chép kinh/trì chú và các việc thiện con đã làm trong hôm nay, xin hồi hướng cho thập phương pháp giới chúng sanh, cho Đạo vô thượng Bồ Đề, trên đền tứ trọng ân,  dưới cứu tam đồ khổ, cầu nguyện thế giới hòa bình, tiêu tai giải nạn, chúng sanh an lạc.
Con xin hồi hướng hồi hướng cho lịch đại kiếp số oán thân trái chú, tất cả chúng sanh đã bị con não loạn, hoặc giết hại vì bất cử lý do gì! Hôm nay, con xin thành tâm sám hối. Nguyện cầu chư vị xóa bỏ hận thù, hộ pháp cho nhau, đồng tâm niệm Phật, đồng nguyện văng sanh, đồng sanh Cực Lạc thế giới.
Con xin hồi hướng cho Cửu Quyền Thất Tổ, và các hương linh thân bằng quyến thuộc đã mất (liệt kê tên) dù đang ở trong bất cứ cánh giới nào, đều được cảm ứng, phát tâm Tin – Nguyện – Hạnh niệm Phật, siêu sanh Tịnh Độ.
Con xin hồi hướng cho tất cả thân bằng quyến thuộc (Cha mẹ/vợ chồng/con cái/Anh chị em_) đang hiện tiền, nghiệp chướng tiêu trừ, phước báo tăng trưởng, phát khởi tín tâm, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ và đều được thành tựu.
Con xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh có duyên hay không có duyên với con, sau cùng đều được vãng sanh Cực Lạc thể giới.
Hồi hướng về Tây Phương Trang Nghiêm Tịnh Độ.
Hồi hướng cho ngày lâm chung của con.
Nguyện cầu A Di Đà Phật thọ ký, biết trước ngày giờ, tâm hồn tỉnh táo, lậm chung không chướng ngại. Nguyện A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, tướng hảo quang minh, hiện thân tiếp dẫn văng sanh Cực Lạc thế giới.
Nguyện hoa nở thấy Phật ngộ Vô Sanh, nguyện chứng đắc Vô Thượng Bồ Để, nguyện độ vô biên chúng sanh trong thập phương pháp giới văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, viên thành Phật Đạo.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chép kinh Pháp Hoa như nào cho đúng?

Hình thức chép Kinh 

Khi chép Kinh, cần chép nắn nót tập trung vào từng lời kinh. Người chép cần chép với lòng tôn kính và ý thức học hỏi, hiểu rõ ý nghĩa của kinh để áp dụng vào cuộc sống. Nếu có thời gian, hãy chép toàn bộ kinh, còn không đủ thời gian thì có thể chép từng phẩm theo khả năng.

Phối hợp tu hành cùng chép Kinh

Kinh điển là lời Phật dạy, giúp hành giả có được trí tuệ và phương pháp sống đúng đắn. Tuy nhiên, việc chỉ chép kinh mà không thực hành những đức hạnh căn bản như Ngũ Giới, và Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước sẽ thiếu đi nền tảng đạo đức, khiến công đức chép kinh không được trọn vẹn. Phối hợp các yếu tố này là cách để biến lời kinh thành hành động, giúp sự tu tập đi vào thực tế.

Vai trò của việc đọc kinh song song với thực hành

  • Tụng kinh là phương tiện: Giúp hành giả hiểu rõ hơn về giáo lý Phật dạy, tăng trưởng trí tuệ, và tạo nên môi trường tâm linh tốt lành.
  • Ngũ Giới, Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước là nền tảng: Đây là cơ sở để chuyển hóa, giúp hành giả có đủ đức hạnh để thấm nhuần và thực hiện lời kinh trong đời sống.
  • Kết hợp lý tưởng: Tụng kinh mà không thực hành thì chỉ là đọc suông, không tạo được công đức bền vững. Ngược lại, thực hành mà không hiểu rõ giáo lý từ kinh điển sẽ dễ rơi vào sai lầm hoặc lệch hướng.

Phối hợp trong thực hành

Ngũ Giới

  • Ngũ Giới là năm nguyên tắc đạo đức căn bản (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không rượu).
  • Trước khi tụng kinh, hãy kiểm soát thân, khẩu, ý theo Ngũ Giới để chuẩn bị một tâm hồn thanh tịnh.
  • Khi tụng kinh, giữ gìn giới luật để lời kinh trở nên hiệu quả và sâu sắc hơn.
  • Sau khi tụng kinh, chiêm nghiệm lại những lời dạy trong kinh để tăng cường ý chí thực hành Ngũ Giới trong cuộc sống hằng ngày.

Thập Thiện Nghiệp

  • Thập Thiện Nghiệp là con đường tu tập mười điều lành (tránh sát sinh, trộm cắp, tà hạnh; không nói dối, nói lời ác, nói thêu dệt, nói chia rẽ; và giữ tâm không tham, sân, si).
  • Trước khi tụng kinh, hãy phát nguyện giữ mười điều lành, loại bỏ các hành vi bất thiện.
  • Khi tụng kinh, quán chiếu lời kinh để thấy rõ hơn những lỗi lầm của mình và phương pháp chuyển hóa chúng.
  • Sau khi tụng kinh, ứng dụng Thập Thiện Nghiệp trong từng hành động, lời nói, và suy nghĩ, biến lời kinh thành sự thực hành cụ thể.

Tịnh Nghiệp Tam Phước

  • Trước khi tụng kinh, hãy thực hành Phước thứ nhất: Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm, và tu Thập Thiện Nghiệp. Đây là nền tảng của đời sống đạo đức quan trọng..
  • Trong quá trình tụng kinh, thực hành Phước thứ hai: Quy y Tam Bảo, giữ giới, và không phạm oai nghi. Điều này giúp việc tụng kinh được trang nghiêm và đúng pháp.
  • Sau khi tụng kinh, phát tâm Bồ Đề, hồi hướng công đức đến tất cả chúng sinh. Đây là Phước thứ ba, giúp tăng trưởng phước báu và lòng từ bi.

Lưu ý: Nếu chưa giữ giới được ngay thì tuỳ theo mức độ – hoàn cảnh mà giữ giới, tăng tiến dần dần – trong quá trình đó nên đọc tụng Kinh hằng ngày.

Công đức khi chép Kinh Pháp Hoa 

Chép kinh Pháp Hoa với sự thành tâm sẽ mang đến nhiều công đức cho các Phật tử như:  

  • Nhãn căn công đức: Đôi mắt do cha mẹ sanh ra khi có công đức sẽ thấy tất cả cảnh vật từ địa ngục A tỳ đến Trời Hữu đảnh. Đôi mắt này có thể nhìn thấy tất cả chúng sanh và nghiệp nhân, nghiệp quả gây ra.
  • Nhĩ căn công đức: Tai sanh ra nhận công đức có thể nghe tất cả âm thanh trong ba ngàn đại thiên thế giới mà không hư nhĩ căn.
  • Tỷ căn công đức: Mũi của người chép kinh Pháp Hoa có công đức sẽ thanh tịnh, phân biệt được các thứ mùi khác nhau mà không nhầm lẫn.
  • Thiệt căn công đức: Khi chép kinh Pháp Hoa thì lưỡi được thanh tịnh, mọi đồ ăn đều biến thành cam lồ.  
  • Thân căn công đức: Công đức nhận được là thân được trong sạch như ngọc lưu ly. Hình ảnh của chúng sanh, của Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật  hiện rõ trong thân thanh tịnh Bồ tát.
  • Ý căn công đức: Người chép kinh Pháp Hoa được ý căn thanh tịnh, có thể hiểu rõ ý nghĩa đúng với thật tướng của bài kệ bất kỳ. Tất cả suy nghĩ, lời nói của họ đều đúng với lời Phật dạy.

chép kinh pháp hoa (3)

Thực hiện chép kinh Pháp Hoa đúng sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn cho chúng sanh. Đây là bộ Kinh có nhiều ý nghĩa to lớn trên con đường tu tập của các Phật tử. Chính vì thế, mỗi Phật tử cần nên kiên nhẫn, tỏ lòng thành kính khi chép Kinh để đạt được những công đức vô lượng.

58 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Sự chuyển hóa nội tâm, tìm thấy cuộc sống an nhiên nhờ trà đạo

Nhân vật 01/04/2025 09:18:05

Chuyển hóa tâm thức qua nghệ thuật trà – Trà nương Thu Hà

Nhân vật 29/03/2025 09:47:40

Chuyển hóa tâm thức qua nghệ thuật trà – Trà nương Thu Hà

Nhân vật 29-03-2025 09:47:40

Trà nương Thu Hà xem nghệ thuật trà như một pháp môn tu tập, giúp nuôi dưỡng chánh niệm và tìm về sự an nhiên giữa đời sống vô thường. Thưởng trà trong tỉnh thức là con đường chuyển hóa tâm thức, đưa con người quay về với tự tính thanh tịnh.
1579 lượt xem 0 Bình luận

Người thầy thuốc gieo hạt từ bi qua những chuyến xe 0 đồng độ duyên bệnh nhân nghèo

Nhân vật 19/03/2025 11:27:02

Người thầy thuốc gieo hạt từ bi qua những chuyến xe 0 đồng độ duyên bệnh nhân nghèo

Nhân vật 19-03-2025 11:27:02

Anh Nguyễn Thu Bính, một lương y tận tụy tại Hưng Yên, không chỉ chữa bệnh mà còn lái những chuyến xe 0 đồng, đưa bệnh nhân nghèo về quê trong chặng đường cuối đời. Hơn mười năm qua, anh âm thầm hành Bồ Tát đạo, lan tỏa yêu thương và gieo duyên lành trên khắp nẻo đường.
6495 lượt xem 0 Bình luận

Chuyến xe 0 đồng – chở yêu thương, gieo mầm thiện lành

Nhân vật 17/03/2025 09:21:38

Chuyến xe 0 đồng – chở yêu thương, gieo mầm thiện lành

Nhân vật 17-03-2025 09:21:38

Lương y Nguyễn Thu Bính không chỉ tận tâm chữa bệnh mà còn thực hiện những chuyến xe 0 đồng, đưa bệnh nhân nghèo về quê trong chặng đường cuối đời. Anh âm thầm lan tỏa yêu thương, góp phần nhân rộng những giá trị nhân văn trong cuộc sống.
9 lượt xem 0 Bình luận

Không ai có thể quyết định cuộc sống của mình ngoài chính bản thân

Nhân vật 14/03/2025 17:11:12