“Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, hiểu sao cho đúng?

16/01/2024 17:05:50 564 lượt xem

Ông bà ta bao đời nay luôn lưu truyền câu nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Vậy quan niệm này có ý nghĩa như thế nào, lý giải cụ thể ra sao?

Tại sao “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?

Rằm tháng Giêng còn có tên gọi khác là Tết Nguyên Tiêu, đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Từ xa xưa, tục lệ cúng Rằm tháng Giêng khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vậy tại sao ông bà ta lại nói: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?”. Những lý do dưới đây sẽ giải thích cho câu nói này.

Truyền thuyết cho rằng, Rằm tháng giêng bắt nguồn từ việc đồng áng của người dân. Sau ngày Tết Nguyên Tiêu này thì công việc đồng áng của vụ chiêm bắt đầu. Và trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mùa màng bội thu.

“Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” Hiểu sao cho đúng

Bên cạnh đó, ý kiến khác cho hay Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Có nghĩa vào ngày Tết Nguyên Tiêu này, chư Tăng tập trung đông đủ nghe Phật thuyết Pháp. Do vậy mà đây là ngày để Phật tử tưởng nhớ đức Phật… Ngày Rằm tháng giêng là đêm Phật giáng lâm nên mọi người sẽ đi chùa cầu an, cầu may.

Vào ngày vía của Phật tổ này thì người Việt sẽ đi chùa lễ Phật để cầu mong sự bình an, hạnh phúc. Nhiều gia đình cũng sẽ tụ tập ở nhà trưởng họ hay nhà thờ họ để làm lễ cúng.

Nhiều nơi, lễ Rằm tháng Giêng còn là Tết muộn bởi nhiều người đi làm ăn xa còn nán ở lại chung vui cùng gia đình. Chính vì thế mà đây chính là ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam.

Ba tích ngày rằm tháng Giêng

Ngày Rằm tháng giêng được nhiều gia đình dâng mâm cỗ cúng bái tổ tiên với sự trang trọng. Vậy ngày Tết Nguyên Tiêu này có những tích nào? Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày 15/1 âm lịch có 3 tích như sau:

  • Tích thứ nhất, đây là ngày Vía Phật, là ngày rằm đầu tiên của năm mới nên những điều may mắn nhất sẽ ở ngày này. Đối với người theo đạo Phật thì trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên để đi chùa thắp  nhang, cầu xin may mắn, bình an.
  • Tích thứ hai, ngày 15/1 âm lịch là ngày Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày mà vị vua thời xa xưa mời các trạng nguyên vào hầu triều cùng nói chuyện đầu năm và thiết đãi yến tiệc. Sua đó, mọi người vào vườn Thượng Uyển ngắm trăng và vịnh thơ. Ngày này chính là ngày Tết của các vị vua và trạng.
  • Tích thứ ba, ngày Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên để dâng cúng lên tổ tiên, dòng họ. Mỗi gia đình sẽ đi chùa, soạn mâm cỗ dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong phù hộ năm mới an lành.

“Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” Hiểu sao cho đúng (2)

Phong tục cúng Rằm tháng Giêng

Như trên chúng ta đã biết ngày Tết Nguyên tiêu là rất quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Lễ cúng Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà và để con cháu thụ lộc đầu năm lấy may. 

Trong ngày này, hầu như các Phật tử sẽ đi chùa lễ Phật để cầu an, may mắn và mạnh khỏe. Phong tục cúng Rằm tháng Giêng được tiến hành từ 11h đến 13h ngày 15/1 âm lịch. 

Hiện nay, giờ giấc cúng rằm của nhiều gia đình có sự thay đổi tùy theo điều kiện khác nhau. Ví dụ, gia đình bận rộn có thể chọn cúng rằm vào ngày 13, 14 tháng Giêng trước 19h ngày 15/1 âm lịch là được. 

Tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán vùng miền, gia đình mà mâm cỗ ngày 15/1 có thể khác nhau. Điều quan trọng nhất chính là sự thành tâm của mỗi người. 
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ sẽ không thể thiếu đĩa gà luộc với con gà trống hoa hoặc gà trống thiến. Ngoài mâm cỗ mặn, gia đình cũng cần chuẩn bị mâm cỗ chay để cúng Phật gồm có 1 đĩa trái cây, xôi chè, đậu, bánh trôi nước.

“Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” Hiểu sao cho đúng (3)

Lý giải “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” 

Câu nói “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Điều này thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của ngày lễ cúng đặc biệt này.

Trước đây, Tết Nguyên Tiêu chính là ngày Tết muộn, là dịp để những người đau ốm, người đi làm ăn xa quê… được ăn Tết bù. Do đó, theo quan niệm người Việt thì đây là ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giống như Tết Nguyên Đán. 

Bên cạnh đó, theo lịch nông nghiệp của người Việt, đây cũng là ngày khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Vì thế người dân sẽ làm lễ cúng để cầu mong 1 năm mới bội mùa.

“Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” Hiểu sao cho đúng (4)

Đối với người theo đạo Phật thì ngày 15/1 âm lịch và ngày mùng 1 Tết sẽ là ngày lễ đầu tiên quan trọng trong năm. Phật tử thường lên chùa thắp hương để hy vọng năm mới nhiều may mắn. Đây là dịp gia chủ bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cảm ơn thần linh đã phù hộ cho gia đình, con cháu.

Ngoài ra, vào ngày này, nhiều nơi cũng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn vị thành hoàng, người có công với Tổ quốc…

Bài viết đã chia sẻ về ý nghĩa của câu nói “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Việc thực hiện lễ cúng ngày Rằm tháng Giêng cần có sự chân thành, tôn kính. Mỗi người sẽ có những tâm nguyện riêng nhưng nhìn chung đều cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc.

23 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38