Đầu năm lễ chùa cầu bình an – Nét đẹp trong văn hóa người Việt

16/01/2024 15:25:18 278 lượt xem

Đầu năm lễ chùa cầu bình an được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt bao đời nay. Mọi người chuẩn bị lễ vật lên chùa cầu bình an, may mắn cho năm mới. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về phong tục đi chùa đầu năm này qua nội dung bài viết dưới đây.  

Phong tục đi chùa đầu năm của người dân

Tập tục đầu năm lễ chùa cầu bình an được diễn ra từ rất lâu trong đời sống văn hóa người Việt. Hành động này liên quan đến đạo Phật được dân gian tận tụy bảo tồn và truyền đạt qua thời gian.

Thông thường sau khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đến thì mọi người sẽ lên chùa thắp hương cầu may, cầu tài lộc. Nhiều gia đình khác lại chọn đi lễ chùa sáng ngày mùng 1 hay các ngày 2, 3, 4 vào giờ đẹp. Không gian ngôi chùa vào những ngày tết này trở nên đông đúc hơn với số lượng khách viếng đông đảo.

Đầu năm lễ chùa cầu bình an - Nét đẹp trong văn hóa người Việt

Đi lễ chùa để cầu tài lộc, cầu bình an…

Việc đi lễ chùa đầu năm là để thực hiện ước nguyện của mỗi người và là để chúng ta hòa mình vào không gian tâm linh. Mỗi người sẽ có những mục đích riêng khi lễ chùa như cầu tài, lộc, duyên, bình an, sức khỏe. Tuy nhiên nhìn chung mọi người đến với cửa chùa bình lặng để tạm quên đi những khó khăn trong cuộc sống. 

Đi lễ chùa để tìm giây phút bình yên cho tâm hồn

Bên cạnh đó, cũng có không ít người đi lễ chùa để tìm kiếm giây phút yên bình, xua tan vất vả lo toan của cuộc sống. Ngôi chùa có sự giao thoa sắc màu tươi sáng của đèn và hoa, không gian yên tĩnh linh thiêng khiến tâm hồn chúng ta thanh thản hơn.

Nhiều bạn trẻ đi lễ chùa đầu xuân còn để thưởng thức cảnh đẹp, hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc. Đi lễ chùa tạo nên một bức tranh đa sắc trong văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.  

Đầu năm lễ chùa cầu bình an - Nét đẹp trong văn hóa người Việt (2)

Dù cuộc sống ngày càng hiện đại thì phong tục đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân giữ gìn. Con người hướng tâm hồn về cửa Phật, về giáo lý của Phật để nhận được sự bình an, để làm những điều hướng thiện giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.

Các hoạt động khi đi chùa đầu năm

Phong tục đầu năm lễ chùa cầu bình an có nhiều hoạt động khác nhau bên cạnh dâng hương lên Đức Phật. Cụ thể, bạn hãy tham khảo những hoạt động phổ biến sau khi đến lễ chùa đầu năm:

Hái lộc xuân tại chùa

Cây xanh là loài vật có sức sống mãnh liệt và sinh sôi nhanh chóng. Đặc biệt, mỗi dịp xuân về thì chồi non nhú lên rất nhiều tượng trưng cho sự sống tràn đầy sinh khí. Do vậy, để cầu mong năm mới sức khỏe dồi dào, mọi sự thuận lợi, phát triển tốt thì nhiều người thường xin lộc tại chùa.

Bạn có thể xin phép nhà chùa cho hái chút cành lộc non tại đây để về đặt lên bàn thờ gia tiên với mong ước thu hút lộc vào gia đình. Theo quan niệm xưa, cành lộc xuân từ các loại cây đa, sung, si mang đến nhiều tài lộc. Còn cành lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai sẽ đem lại hạnh phúc, niềm vui và sức khỏe.

Hoặc bạn cũng có thể mua những cành cây lộc mang về để trong nhà vào ngày đầu năm.

Đầu năm lễ chùa cầu bình an - Nét đẹp trong văn hóa người Việt (3)

Xin chữ đầu năm

Bên cạnh việc đầu năm lễ chùa cầu bình an thì người dân Việt còn có nét đẹp văn hóa khác là xin chữ. Hình ảnh những ông đồ, nhà sư với mực và tàu giấy đỏ viết từng nét chữ cẩn thận vô cùng tôn quý. Việc bạn muốn xin con chữ mang về vào ngày đầu năm cũng chính là mong ước nhận được may mắn, tài lộc.

Niềm tin đi chùa của người dân cho năm mới

Vào đầu năm mới, nhiều người chọn lựa đi lễ chùa với những nguyện ước riêng cho mình. Trong đó, phổ biến nhất là những lời cầu chúc cho mình và gia đình có được sức khỏe, bình an, tài lộc, con cái, học hành, hạnh phúc, dịch bệnh tiêu trừ, vụ mùa tươi tốt,… Chung quy chính là việc cầu khấn những điều đen đủi sẽ qua đi và may mắn sẽ đến trong năm mới.

Đây là những mong cầu vô cùng chính đáng của mọi người mà không phải là sự mê tín dị đoan. Bởi người dân biết tựa nương vào cửa Phật, họ đặt niềm tin vào Đức Phật, tìm sự thanh thản và nhắc nhở bản thân tu nhân tích đức, làm điều thiện.

Đầu năm lễ chùa cầu bình an - Nét đẹp trong văn hóa người Việt (4)

Đặc biệt, khi đi lễ, những Phật tử hoặc khách viếng chùa đều hành xử văn minh, thành tâm. Mọi người chuẩn bị trang phục lịch sự, thái độ ứng xử vui vẻ, có văn hóa. Đi lễ chùa hành xử văn minh thể hiện nét đẹp trong tâm hồn mỗi người. 

Tóm lại, đầu năm lễ chùa cầu bình an, may mắn chính là nét đẹp trong tâm linh của người Việt. Mỗi người cần nâng cao nhận thức và cách ứng xử văn minh để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mỗi dịp tết đến xuân về.

21 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38