Độc đáo Tết Thanh Minh của đồng bào các dân tộc ít người

12/04/2024 13:45:19 3927 lượt xem

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa, cứ vào ngày Tết Thanh Minh, bà con các dân tộc tại vùng núi phía Bắc lại tổ chức lễ tảo mộ để tưởng nhớ công lao của ông bà tổ tiên và gọi là tết thanh minh. Nhân đúng dịp 3/3 AL, ngày thanh minh theo truyền thống của bà con, BTAV xin gửi tới quý vị nét đẹp và cả những điều thật đặc biệt mà dung dị của ngày này nơi vùng cao.

Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh.

Theo nhiều giả thiết, ban đầu, chỉ có người dân tộc ở các vùng núi cao mới tổ chức Tết Thanh minh, sau dần, người Kinh ở xuôi lên những nơi này sinh sống cảm nhận nét đẹp văn hóa nơi đây cũng đã hưởng ứng, tổ chức Tết Thanh minh, đi tảo mộ giống như bà con người dân tộc.

Phong tục mỗi nơi mỗi khác nhưng điểm chung là đi tảo mộ tổ tiên vào ngày 3/3 âm lịch. Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu trong dòng họ đoàn tụ sum vầy, gắn kết tình cảm và cả tình thân láng giềng.

Họ quan niệm mỗi năm chỉ có một ngày, dù ai đi đâu, ở đâu, đến ngày 3/3 âm lịch cũng về với gia đình để tảo mộ, báo hiếu với người đã khuất. Và đây được coi như một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm.

Trong quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số, tổ tiên thường hay trở về thăm con cháu là khoảng thời gian từ tờ mờ sáng đến lúc gà gáy, cho nên đồ lễ được chuẩn bị từ 3 – 4 giờ sáng. Mâm cúng đặt ở giữa nhà, trước bàn thờ có bát hương, 3 chén rượu, đèn, hương, giấy bản; xôi ngũ sắc…

Trong đó, xôi ngũ sắc gồm các màu xanh, vàng, tím, màu đỏ và trắng. Họ quan niệm rằng, tháng 3 là tháng đồng bào làm nương trồng lúa, đang mùa sinh sôi, phát triển nên làm xôi cúng tổ tiên, để cầu mong tổ tiên phù hộ cho mùa màng được tươi tốt. Đặc biệt, Mâm cúng phải do chủ nhà chuẩn bị, hoặc là con trai trưởng đảm trách.

Riêng Với người Tày ở Hợp Thành phần lễ làm ở nhà sẽ có 3 phần, bàn thờ cao nhất là thờ ông bà tổ tiên, bàn thờ thứ hai là thờ ông bà bên nhà ngoại và bàn thấp nhất là thờ thổ địa.

Một nét đặc trưng của đồng bào dân tộc trong tết thanh minh là tranh cắt giấy. Đây là phẩm vật quan trọng bắt buộc phải có theo quan niệm của đồng bào. Người đàn ông thì lo làm giấy cúng, mua những tờ giấy ngũ sắc cắt thành những lá cờ, đến ngày tảo mộ sẽ buộc lên những cành cây, cắm lên trên mộ.

Từ rất sớm, tại khu nghĩa trang, gia đình ông Đàm Văn Hùng, người Nùng ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã quây quần con cháu, cùng nhau đi tảo mộ. Không khí đông vui, nhộn nhịp, mỗi người mỗi việc, thanh niên thì phát cỏ, sang sửa, cuốc đất, sạch sẽ; người già bày biện mâm lễ cúng tổ tiên với đầy đủ những món ăn ngon. Trẻ nhỏ cũng được theo ông bà cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho con cháu sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.

Theo phong tục của đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, Tết Thanh Minh cũng được tổ chức trong tháng 3 âm lịch và tục lệ đi tảo mộ kéo dài suốt tháng. Tết Thanh minh đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Xứ Lạng bởi đây không chỉ là ngày tri ân tổ tiên mà con thể hiện sự quan tâm đến những nấm mồ hoang. Những ngôi mộ vô chủ, nếu nằm gần khu vực có mồ mả của người nhà, cũng được những người đi tảo mộ thắp hương và đốt vàng mã.

Sau khi lễ dọn dẹp phần mộ và thờ cúng, mỗi ngôi mộ đều được gắn 1 cành nêu. Cây nêu treo các lá cờ được cắt theo hình đồng xu cổ ngày xưa để khi hóa vàng thì các cụ nhận được tiền bạc con cháu gửi. Thời gian làm lễ thường từ sáng sớm đến gần trưa. Sau khi hoá vàng, gia đình thường thụ lộc ngay bên phần mộ. Mọi người tụ họp nghe người lớn tuổi kể về những người đã khuất, nhắc nhở nhau hướng về nguồn cội, đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ trong cuộc sống, công việc, học tập để làm rạng rỡ tổ tiên. Có thể thấy rằng, Tết thanh minh đã góp phần tô đậm bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

15 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2577 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1549 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3695 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2647 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4607 lượt xem 0 Bình luận