“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” có đúng không?
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” là thật hay chỉ là quan niệm dân gian? Mời Quý vị tìm hiểu dưới góc nhìn Phật giáo qua chia sẻ của Đại đức Thích Minh Thuần.
Câu tục ngữ “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” đúc kết từ kinh nghiệm dân gian của ông cha ta từ xa xưa. Thành phần câu gồm hai vế phân biệt, cha mẹ là người sinh ra con, cho con hình hài, tuy nhiên tính cách của người con lại phụ thuộc vào ông trời, hay là số phận.
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” mang hàm ý rằng, nhiều người con có tính cách không giống với với cha mẹ, có sự khác biệt rất lớn so với những gì cha mẹ mong đợi. Tính nết này có thể do chính bản thân đứa trẻ, do “trời sinh” nên cha mẹ khó can thiệp được.
Tuy nhiên, điều này có đúng không?
Thiếu sót thường thấy ở con người là đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tương tự với việc nuôi dạy con, “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” giống như một lời đổ lỗi cho yếu tố khách quan, khi cha mẹ chưa tìm được phương pháp giáo dục con thích hợp nhất.
Theo quan điểm đạo Phật, mọi mối quan hệ đều là nhân duyên. Vậy mới có câu nói, không có duyên thì không kết thành vợ chồng, không có nợ thì không kết được thành cha con. Theo tinh thần nhân quả, điều kiện, hoàn cảnh ở kiếp này đều là “quả” do “nhân” từ kiếp trước đã tạo. Chúng ta không được chọn hoàn cảnh sinh ra, nhưng có quyền chọn con đường tu tập, phương châm sống xuyên suốt cuộc đời.
Những đứa trẻ ấy sau này cũng sẽ làm cha, làm mẹ. Làm thế nào để các thế hệ tiếp theo về sau sẽ là những người con ngoan, là “duyên” chứ không phải “nợ”? Mời quý vị lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Đại đức Thích Minh Thuần về quan niệm “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” trong chương trình Đâu Khó Có An Viên số 112:
“Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Làm gì để sửa phước?

Làm gì để sửa phước?
01-12-2023 11:16:39
Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?
27-11-2023 17:46:15
Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?
24-11-2023 18:02:45
'Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?
20-11-2023 14:27:40
Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì?

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì?
17-11-2023 16:47:31