Khẩu xà tâm Phật: Người thật sự có tâm Phật liệu có “khẩu xà”?
Bạn Hương (Nghệ An): Có nhiều người thường xuyên nổi nóng, buông lời cay nghiệt gây tổn thương người khác, nhưng sau đó lại nhận mình “khẩu xà tâm Phật” để mong được tha thứ vì đã lỡ mất bình tĩnh. Con thắc mắc rằng liệu một người có tâm Phật thật thì có thể nói ra những lời xấu xa hay không, mong được Quý thầy giải đáp!
“Khẩu xà tâm Phật” ám chỉ những người thường buông lời cay nghiệt, chửi mắng, chua ngoa…khiến họ trông có vẻ ác độc, ghê gớm, nhưng thực chất lại là người tốt tính, hiền lành. Câu “Khẩu xà tâm Phật” thực chất được biến tấu từ câu thành ngữ gốc “Khẩu Phật tâm xà” – chỉ những người tâm địa xấu xa nhưng khoác lên mình vỏ bọc tốt đẹp bằng những lời ngọt ngào, dễ nghe.
Nếu “Khẩu Phật tâm xà” miêu tả rất đúng thực trạng cách sống của một bộ phận người từ xưa đến nay, thì khi “lật ngược lại” thành “Khẩu xà tâm Phật”, quan niệm vẫn còn gây băn khoăn vì tính đúng đắn của nó.
Nhiều người cho rằng “Khẩu xà tâm Phật” chỉ là lời bao biện cho việc dùng lời nói sát thương người khác. Bởi nếu một người đã có tâm Phật, họ sẽ chỉ nói ái ngữ (những lời tốt đẹp) mà thôi. Vậy theo quan niệm Phật giáo, “Khẩu xà tâm Phật” được hiểu như thế nào?
Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 66, Thượng toạ Thích Thiện Xuân đồng tình rằng đã khẩu xà thì rất khó có tâm Phật, nhưng không phải không có và chúng ta không nên dùng quan điểm này để đánh giá toàn diện một con người. Thượng tọa lí giải rằng, ở đời có rất nhiều loại người, cách cư xử, nói năng của họ còn dựa vào trình độ văn hoá, cơ hội học tập, trải nghiệm và nghiệp quả của họ.
Ví dụ có những bậc cha mẹ rất thương con, sẵn sàng hy sinh tất cả cho con, nhưng họ không có cơ hội tiếp cận tri thức, không biết cách giao tiếp với con, hoặc họ được nuôi lớn lên bằng sự la mắng, họ sẽ coi đó là cách thể hiện tình thương duy nhất.
Tóm lại, mỗi chúng ta đều nên tu tâm dưỡng tính để lời nói phát ra đều là ái ngữ, cho người khác tình thương, sự động viên thay vì gây tổn thương cho họ. Hãy chỉ sử dụng “khẩu xà tâm Phật” để tự nhắc nhở mình không được phiến diện đánh giá một con người chỉ thông qua lời họ nói, chứ không nên dùng như một lời bao biện cho việc bản thân nói lời cay nghiệt, xấu xa.
Lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Thượng toạ Thích Thiện Xuân về “khẩu xà tâm Phật” và việc thiện trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 66:
Chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9.
Tin liên quan
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
13-11-2024 16:58:32
Vì sao Đức Phật Thích Ca đặc biệt tán thán cõi Tịnh độ Cực Lạc Tây Phương?
Vì sao Đức Phật Thích Ca đặc biệt tán thán cõi Tịnh độ Cực Lạc Tây Phương?
21-10-2024 16:36:41
Ăn chay trường nấu mặn có tội không?
Ăn chay trường nấu mặn có tội không?
15-10-2024 16:13:39
Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay?
Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay?
08-10-2024 11:32:54
Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?
Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?
17-09-2024 15:48:13
38 lượt thích 0 bình luận