Khẩu xà tâm Phật: Người thật sự có tâm Phật liệu có “khẩu xà”?

28/10/2023 12:12:54 259 lượt xem

Bạn Hương (Nghệ An): Có nhiều người thường xuyên nổi nóng, buông lời cay nghiệt gây tổn thương người khác, nhưng sau đó lại nhận mình “khẩu xà tâm Phật” để mong được tha thứ vì đã lỡ mất bình tĩnh. Con thắc mắc rằng liệu một người có tâm Phật thật thì có thể nói ra những lời xấu xa hay không, mong được Quý thầy giải đáp!

“Khẩu xà tâm Phật” ám chỉ những người thường buông lời cay nghiệt, chửi mắng, chua ngoa…khiến họ trông có vẻ ác độc, ghê gớm, nhưng thực chất lại là người tốt tính, hiền lành. Câu “Khẩu xà tâm Phật” thực chất được biến tấu từ câu thành ngữ gốc “Khẩu Phật tâm xà” – chỉ những người tâm địa xấu xa nhưng khoác lên mình vỏ bọc tốt đẹp bằng những lời ngọt ngào, dễ nghe. 

Nếu “Khẩu Phật tâm xà” miêu tả rất đúng thực trạng cách sống của một bộ phận người từ xưa đến nay, thì khi “lật ngược lại” thành “Khẩu xà tâm Phật”, quan niệm vẫn còn gây băn khoăn vì tính đúng đắn của nó. 

Nhiều người cho rằng “Khẩu xà tâm Phật” chỉ là lời bao biện cho việc dùng lời nói sát thương người khác. Bởi nếu một người đã có tâm Phật, họ sẽ chỉ nói ái ngữ (những lời tốt đẹp) mà thôi. Vậy theo quan niệm Phật giáo, “Khẩu xà tâm Phật” được hiểu như thế nào?

Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 66, Thượng toạ Thích Thiện Xuân đồng tình rằng đã khẩu xà thì rất khó có tâm Phật, nhưng không phải không có và chúng ta không nên dùng quan điểm này để đánh giá toàn diện một con người. Thượng tọa lí giải rằng, ở đời có rất nhiều loại người, cách cư xử, nói năng của họ còn dựa vào trình độ văn hoá, cơ hội học tập, trải nghiệm và nghiệp quả của họ. 

Ví dụ có những bậc cha mẹ rất thương con, sẵn sàng hy sinh tất cả cho con, nhưng họ không có cơ hội tiếp cận tri thức, không biết cách giao tiếp với con, hoặc họ được nuôi lớn lên bằng sự la mắng, họ sẽ coi đó là cách thể hiện tình thương duy nhất. 

Tóm lại, mỗi chúng ta đều nên tu tâm dưỡng tính để lời nói phát ra đều là ái ngữ, cho người khác tình thương, sự động viên thay vì gây tổn thương cho họ. Hãy chỉ sử dụng “khẩu xà tâm Phật” để tự nhắc nhở mình không được phiến diện đánh giá một con người chỉ thông qua lời họ nói, chứ không nên dùng như một lời bao biện cho việc bản thân nói lời cay nghiệt, xấu xa.  

Lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Thượng toạ Thích Thiện Xuân về “khẩu xà tâm Phật” và việc thiện trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 66:

Chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9.

12 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Làm gì để sửa phước?

Làm gì để sửa phước?

01-12-2023 11:16:39

Bạn Dũng (Hà Nội): Thưa Thầy, đối với những Phật tử mà người ta đã quyết tâm là “Phước Huệ, Song Tu” thì người ta có cần phải phân biệt là nghiêm tu phước hay là tu huệ trước không? Bởi vì là cũng có quan điểm là khi mà chúng ta có phúc phần rồi thì chúng ta sẽ có trí tuệ. Cho nên là nếu như muốn thành công thì cứ tu Phước trước rồi sau đó đến tu huệ, điều này có phải không?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

27-11-2023 17:46:15

Bạn Quỳnh (Hà Nội): Người ta thường nói tới bệnh thì hay ghép với tật. Thông thường theo như con hiểu bệnh là do hoàn cảnh sống tác động vào cơ thể. Còn tật là do bản thân con người có thể kể đến như rối loạn ngay trong cơ thể khi còn nhỏ, khuyết tật bẩm sinh. Vậy bệnh trong Phật giáo có bao gồm tật trong cách hiểu này không? Xin thầy chia sẻ cho con hiểu rõ hơn về thắc mắc này.

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

24-11-2023 18:02:45

Bạn Sơn (Hà Nội): Thưa Thầy, con hồi còn đi học thường thấy những bạn học giỏi luôn chăm chỉ học ngày, học đêm nhưng khi đi thi kết quả lại không bằng những bạn lười học. Vậy có phải là những người thông minh không cần phải tinh tấn. Xin thầy giải đáp rõ hơn.

'Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

20-11-2023 14:27:40

Bạn Linh (Hà Nội): Thưa thầy, con cảm thấy làm nghề giáo thời nay là việc vô cùng khó khăn, bởi dường như tinh thần “tôn sư trọng đạo” thời nay bị mai một đi, nghề giáo không còn được coi trọng như trước nữa. Con không biết đạo Phật nhìn nhận thế nào về tình trạng này, mong được Quý thầy giải đáp!

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

17-11-2023 16:47:31

Bạn Đào (Hà Nội): Dạo gần đây con hay được bạn rủ đi tụng kinh buổi tối ở chùa. Con cũng mới đi chùa nên con chưa hiểu rõ được tụng kinh, niệm Phật thì có gì khác nhau? Và việc chúng ta bỏ ra 45 phút đến 1 tiếng tụng kinh như vậy có ý nghĩa gì? Con mong thầy giải đáp giúp con.