Làm gì để ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời được trọn vẹn?

29/01/2024 15:31:30 605 lượt xem

Bạn Tiến (Hà Nội): Ngày 23 tháng Chạp hàng năm từ lâu đời đã trở thành ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo những việc làm vừa qua của gia đình lên Thiên đình. Ngày lễ này các gia đình nên làm gì để đúng với ý nghĩa, hãy cùng tìm hiểu trong chương trình Đâu Khó Có An Viên.

Trả lời:

Hàng năm, sau rằm tháng Chạp, mọi gia đình bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo. Ngoài việc mua vàng mã, quần áo cho Táo quân, các bà nội trợ còn soạn thực đơn cho bữa cỗ và tìm chỗ mua cá chép.

Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Thần Táo quân quyết định sự may mắn, bình yên cho gia chủ và ngăn chặn sự xâm phạm của ma quỷ. Phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no. Sau đó, người ta thờ thần Bếp để cai quản việc bếp núc. Ông Táo trở về trời sẽ báo cáo với Ngọc hoàng về việc làm ăn và cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Cá chép được coi là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Sau lễ cúng, mọi gia đình thường thả cá chép vào sông hoặc ao, tượng trưng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, kiên trì và bền bỉ để đạt được thành công.

Thế nhưng lễ bái ông Công, ông Táo ra sao để trọn vẹn ý nghĩa không phải ai cũng nắm rõ điều này. Trong chương trình “Đâu Khó Có An Viên” phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ và trò chuyện với Đại đức Thích Minh Thuần – Chánh Thư ký Ban Văn hóa TƯ GHPGVN. 

Theo Đại đức Thích Minh Thuần, là một người Phật tử, trong những ngày ông Công, ông Táo ngoài dâng lễ lên tổ tiên, ông bà thì chúng ta nên thực hành việc thiện, phóng sinh đúng cách, phóng sinh không được phá vỡ môi sinh.

Để hiểu rõ hơn nguồn gốc, ý nghĩa của nghi thức ông Công, ông Táo cũng như những việc làm cần thiết trong ngày này, mời Quý khán giả theo dõi đầy đủ chia sẻ của Đại đức Thích Minh Thuần trong chương trình “Đâu Khó Có An Viên” số 133:

Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

24 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

17-07-2024 15:34:55

Bạn Thắng (Vĩnh Phúc): Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao mỗi lần lễ Phật hay đi lễ chùa đều phải chắp tay. Điều này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một hành động bình thường thể hiện sự thành kính với Đức Phật.

Có được động vào thân thể người sắp lâm chung không?

Có được động vào thân thể người sắp lâm chung không?

07-06-2024 10:55:28

Bạn Thắng (Hòa Bình): Thưa Thầy, con đã được nghe đến phương pháp hộ niệm cho người mất nhưng con vẫn chưa hiểu rõ nên làm như thế nào cho đúng cách để người mất nhận được nhiều lợi lạc khi lâm chung?

Tu là gì? Ý nghĩa của chữ tu

Tu là gì? Ý nghĩa của chữ tu

06-06-2024 10:20:00

Bạn Dũng (Hà Nội): Mọi người thường nói với con đi tu là để buông bỏ, giải thoát, cuộc sống an nhiên không vướng bận gì. Nhưng con vẫn chưa hiểu được tu là gì? Thưa Thầy, Thầy có thể giải đáp giúp con tu có nghĩa là gì mà có thể giúp con người ta đạt được cảnh giới đó không ạ?

Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm ngay trong đời sống hiện tại

Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm ngay trong đời sống hiện tại

06-06-2024 10:17:24

Bạn Linh (TP.HCM): Thưa Thầy, con đi chùa có cơ duyên được nghe nhiều bài giảng pháp hay và ý nghĩa, đặc biệt là khái niệm "Tứ Vô Lượng Tâm" trong đạo Phật. Tuy nhiên, con có một điều thắc mắc là "Chữ Hỷ" trong Tứ Vô Lượng Tâm có khác gì so với "Chữ Hỷ" trong hoan hỷ không ạ? Và cách để thực hành Tứ Vô Lượng Tâm trong cuộc sống hiện tại như thế nào cho đúng với tinh thần của đạo Phật.

Suy nghĩ cho mọi người để bản thân chịu thiệt thòi có phải "nghiệp" không?

Suy nghĩ cho mọi người để bản thân chịu thiệt thòi có phải “nghiệp” không?

31-05-2024 15:04:16

Bạn Kiên (Hải Phòng): Con luôn đặt mọi mối quan hệ lên hàng đầu dù là gia đình hay bạn bè trong xã hội con luôn nghĩ cho mọi người trước chẳng sợ thiệt thân, nhưng nhiều lúc con cảm thấy chạnh lòng và tủi thân do chính những hành động của mình. Vậy những điều con làm là sai khi bản thân mình chịu thiệt thòi là có phải vô tình bản thân đang tạo nghiệp cho chính mình và mọi người xung quanh không ạ?