Lên chùa cầu con, hiểu sao cho đúng?

31/05/2024 14:54:18 400 lượt xem

Chị Phượng (TP.HCM): Con năm nay đã ngoài 30 tuổi đã kết hôn được gần 10 năm nhưng mãi vẫn chưa có con. Mặc dù hai vợ chồng đã đi chạy chữa tại bệnh viện nhưng không có kết quả gì. Con nghe mọi người nói lên chùa thành tâm cầu con cái thì may mắn sẽ đến. Xin thầy có thể giải thích giúp con điều này liệu có đúng không ạ?

Trả lời: 

“Tự” nghĩa là chùa, “con cầu tự” nghĩa là con cầu ở chùa. Con cầu tự thường là những đứa trẻ được sinh ra từ cha mẹ hiếm muộn hoặc muốn có con trai nối dõi tông đường. Khi các biện pháp khoa học không đem lại kết quả, nhiều gia đình tìm đến chùa cầu Thần Phật để mong ước có một mụn con.

Mặc dù không có cơ sở khoa học nào chứng minh hiệu quả của giải pháp này nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn tin tưởng và thực hiện. Họ hiểu rằng khấn vái và cầu xin Thần Phật là một phần của văn hóa tâm linh giúp giảm áp lực cuộc sống và hỗ trợ cho việc thụ thai.

Cầu con ở chùa Hương – Kinh nghiệm từ dân gian

Theo quan điểm khoa học, “cầu tự” là một liệu pháp tâm lý hữu ích, giúp giảm căng thẳng và áp lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ thai. Tuy nhiên, dưới góc nhìn tâm linh, “cầu tự” còn đại diện cho sự phúc đức và nhân duyên của gia đình, là kết quả của sự thành tâm hướng Phật và hành động thiện.

Hiện nay, nhiều người hiểu sai về bản chất của con cầu tự, cho rằng sự giúp đỡ từ thần thánh chỉ đến khi họ đủ lớn lễ vật và tiền bạc. Thực tế, nếu đã kiên trì hướng thiện và chờ đợi, thì con cái sẽ đến trong bản kỳ của duyên phận.

Như Hòa thượng. Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thư ký BTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ trong chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên: “Tất cả mọi điều diễn ra trên thế gian này không ngẫu nhiên và tất cả mọi người sống trong một xã hội, trong thời gian không có ai là người hoàn hảo. Có những người đường vợ chồng thuận lợi nhưng đường con cái thì không được thuận lợi. Thậm chí, có những người có phúc thuận vợ thuận chồng, thuận cả đường con cái nhưng sức khỏe lại không tốt. Đối với luật nhân quả trong Phật giáo tất cả hiện tượng tốt hay xấu đều có nguyên nhân”.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thư ký BTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lên chùa cầu con nên được hiểu thế nào cho đúng, mời quý vị và bạn đọc xem chương trình Đâu Khó Có An Viên số 141 qua lời chia sẻ của Hòa thượng. Thích Thọ Lạc.

Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

28 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

21-08-2024 14:51:30

Luân hồi là xoay tròn, tiếp nối lên xuống của mỗi chúng sanh trong sáu cõi. Khi tái sanh ở cõi này, khi đầu thai ở cõi khác, tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng.

Làm thế nào để hạn chế, tiêu trừ tâm đố kỵ?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?

02-08-2024 16:08:20

Bạn Vượng (Tiền Giang): Kính thưa quý Thầy, không lẽ việc hộ niệm chỉ dành cho người hấp hối hoặc đã mất? Con niệm Hồng Danh A Di Đà cho người thân lúc còn khỏe có được không? Không lẽ chờ yếu hẳn, yếu lắm mới hộ niệm mà biết lúc nào mới là yếu hẳn. Mong thầy giải đáp cho thắc mắc này

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

17-07-2024 15:34:55

Bạn Thắng (Vĩnh Phúc): Bạch Thầy, bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao mỗi lần lễ Phật hay đi lễ chùa đều phải chắp tay. Điều này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một hành động bình thường thể hiện sự thành kính với Đức Phật.