Nên làm gì để bản thân không khởi ý niệm xấu trong suy nghĩ?

07/09/2023 10:58:58 416 lượt xem

Bạn Phương Thảo: Thưa Thầy, trong cuộc sống hằng ngày trải qua nhiều mẫu thuẫn và bắt gặp nhiều người mà bản thân con không ưa và con cảm thấy có nhiều điều khiến con khó chịu thường xuyên nảy sinh những ý niệm xấu ngay trong suy nghĩ. Vậy con nên làm gì để bản thân không khởi ý niệm xấu trong nghĩ?

Trả lời: 

Bạn Phương Thảo thân mến!

Ý niệm là nơi khởi nguồn và là gốc rễ của mọi thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Chính vì vậy là khi chúng ta làm bất cứ điều gì hay nói ra bất cứ điều gì trước hết nên quán xét ý khởi của mình. Một ý niệm phát ra luôn theo vòng nhân quả mà vận hành. Nếu sự tác ý đem đến phiền não, trói buộc và khổ đau cho bản thân và cho mọi người xung quanh thì nên tránh. 

Thiện hay bất thiện cũng nằm trong vòng quay của nhân quả, luân hồi. Nên ai biết tỉnh giác và buông xả trong từng niệm khởi sanh, từng việc mình làm thì có cơ hội chạm vào sự sống một cách trọn vẹn và tìm ra con đường giải thoát ra khỏi những trói buộc.

Bên Nho giáo dạy con người trước hết phải “Chính tâm, tu thân, tề gia rồi mới có thể trị quốc và bình thiên hạ”. 

Nhà Phật dạy: Muốn dừng tạo các ác nghiệp trước hết phải kiểm soát được “Thân – Khẩu – Ý”. Muốn thanh tịnh 3 nghiệp cần phải có phương pháp thực tập như: Niệm Phật, hoặc luôn làm chủ những suy nghĩ của mình. Khi biết mình mắc lỗi trong suy nghĩ thì có nghĩa là chúng ta đã kiểm soát được ý nghĩ của mình rồi, không cần phải làm thêm gì nữa.

Chúc bạn tinh tấn!

(Đại đức Thích Nguyên Quảng)

10 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Làm gì để sửa phước?

Làm gì để sửa phước?

01-12-2023 11:16:39

Bạn Dũng (Hà Nội): Thưa Thầy, đối với những Phật tử mà người ta đã quyết tâm là “Phước Huệ, Song Tu” thì người ta có cần phải phân biệt là nghiêm tu phước hay là tu huệ trước không? Bởi vì là cũng có quan điểm là khi mà chúng ta có phúc phần rồi thì chúng ta sẽ có trí tuệ. Cho nên là nếu như muốn thành công thì cứ tu Phước trước rồi sau đó đến tu huệ, điều này có phải không?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

27-11-2023 17:46:15

Bạn Quỳnh (Hà Nội): Người ta thường nói tới bệnh thì hay ghép với tật. Thông thường theo như con hiểu bệnh là do hoàn cảnh sống tác động vào cơ thể. Còn tật là do bản thân con người có thể kể đến như rối loạn ngay trong cơ thể khi còn nhỏ, khuyết tật bẩm sinh. Vậy bệnh trong Phật giáo có bao gồm tật trong cách hiểu này không? Xin thầy chia sẻ cho con hiểu rõ hơn về thắc mắc này.

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

24-11-2023 18:02:45

Bạn Sơn (Hà Nội): Thưa Thầy, con hồi còn đi học thường thấy những bạn học giỏi luôn chăm chỉ học ngày, học đêm nhưng khi đi thi kết quả lại không bằng những bạn lười học. Vậy có phải là những người thông minh không cần phải tinh tấn. Xin thầy giải đáp rõ hơn.

'Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

20-11-2023 14:27:40

Bạn Linh (Hà Nội): Thưa thầy, con cảm thấy làm nghề giáo thời nay là việc vô cùng khó khăn, bởi dường như tinh thần “tôn sư trọng đạo” thời nay bị mai một đi, nghề giáo không còn được coi trọng như trước nữa. Con không biết đạo Phật nhìn nhận thế nào về tình trạng này, mong được Quý thầy giải đáp!

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

17-11-2023 16:47:31

Bạn Đào (Hà Nội): Dạo gần đây con hay được bạn rủ đi tụng kinh buổi tối ở chùa. Con cũng mới đi chùa nên con chưa hiểu rõ được tụng kinh, niệm Phật thì có gì khác nhau? Và việc chúng ta bỏ ra 45 phút đến 1 tiếng tụng kinh như vậy có ý nghĩa gì? Con mong thầy giải đáp giúp con.