Người phụ đẹp thường không được hạnh phúc có phải là “hồng nhan bạc phận” không?

24/10/2023 08:19:27 167 lượt xem

Bạn Linh (Đà Nẵng): Thưa thầy, con có một nhỏ bạn thân rất xinh xắn và tốt bụng thế nhưng cuộc sống lúc nào cũng bấp bênh, gặp nhiều sóng gió liệu đây có đúng với quan niệm xưa của ông bà ta là “hồng nhan, bạc phận” không thưa thầy. Và làm cách nào để chuyển hóa được những những khó khăn đó để cuộc sống được bình yên hơn. Mong thầy giải đáp giúp con.

Trả lời: 

Các cụ xưa thường quan niệm rằng “Hồng nhan, bạc phận” và có lẽ câu nói này cũng không còn xa lạ với chúng ta ngay trong cuộc sống hiện đại. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hồng nhân là gì và tại sao lại nói “hồng nhan bạc phận”. 

Hồng nhan chỉ những người đàn bà được trời phú cho có một nhan sắc tuyệt đẹp cùng một tâm hồn mẫn tiệp, tài hoa khiến cho thế gian say đắm. Còn bạc mệnh là chỉ số phận mỏng manh dưới nhiều hình thức khác nhau như phiêu bạt giang hồ, yểu mệnh, sự nghiệp không bền lâu,…

Qua kinh nghiệm từ ngàn xưa, những người đàn bà tuyệt sắc có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn rất hiếm nên cổ nhân đã đúc kết bằng câu nói: “Hồng nhan bạc phận”. 

Tuy nhiên, theo Phật giáo góc nhìn về “hồng nhan bạc phận” có thể hiểu đơn giản là: Chúng ta có thể cắt bốn nghĩa “hồng nhan bạc phận” tạm hiểu ở đây chính là tượng trưng cho cái đẹp. Nhan ở đây chính là nhan sắc, bạc phận chính là mỏng người. Phận của người ta mỏng ý nói những điều không như ý muốn hoặc không thuận lợi. Đây là một quan điểm từ xưa cho đến nay, trong xã hội cũng có những người phụ nữ có nét đẹp riêng nhưng về tình cảm hay chuyện con cái không được thuận lợi như người ta mong muốn thế nên thường hay gọi là “hồng nhan bạc phận”.

Thượng tọa Thích Minh Chính – Ủy viên Ban Văn hóa TƯ GHPGVN khách mời trong chương trình Đâu Khó Có An Viên.

Trong chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9, chúng ta có cơ hội được gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của Thượng tọa Thích Minh Chính – Ủy viên Ban Văn hóa TƯ GHPGVN về chủ đề: Hồng nhan bạc phận theo góc nhìn Phật giáo.

Để hiểu rõ hơn về “Hồng nhan bạc phận”, mời Quý vị lắng nghe đầy đủ lời giải đáp của Thượng tọa Thích Minh Chính trong chương trình Đâu Khó Có An Viên số 119.

“Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

7 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Làm gì để sửa phước?

Làm gì để sửa phước?

01-12-2023 11:16:39

Bạn Dũng (Hà Nội): Thưa Thầy, đối với những Phật tử mà người ta đã quyết tâm là “Phước Huệ, Song Tu” thì người ta có cần phải phân biệt là nghiêm tu phước hay là tu huệ trước không? Bởi vì là cũng có quan điểm là khi mà chúng ta có phúc phần rồi thì chúng ta sẽ có trí tuệ. Cho nên là nếu như muốn thành công thì cứ tu Phước trước rồi sau đó đến tu huệ, điều này có phải không?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

27-11-2023 17:46:15

Bạn Quỳnh (Hà Nội): Người ta thường nói tới bệnh thì hay ghép với tật. Thông thường theo như con hiểu bệnh là do hoàn cảnh sống tác động vào cơ thể. Còn tật là do bản thân con người có thể kể đến như rối loạn ngay trong cơ thể khi còn nhỏ, khuyết tật bẩm sinh. Vậy bệnh trong Phật giáo có bao gồm tật trong cách hiểu này không? Xin thầy chia sẻ cho con hiểu rõ hơn về thắc mắc này.

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

24-11-2023 18:02:45

Bạn Sơn (Hà Nội): Thưa Thầy, con hồi còn đi học thường thấy những bạn học giỏi luôn chăm chỉ học ngày, học đêm nhưng khi đi thi kết quả lại không bằng những bạn lười học. Vậy có phải là những người thông minh không cần phải tinh tấn. Xin thầy giải đáp rõ hơn.

'Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

20-11-2023 14:27:40

Bạn Linh (Hà Nội): Thưa thầy, con cảm thấy làm nghề giáo thời nay là việc vô cùng khó khăn, bởi dường như tinh thần “tôn sư trọng đạo” thời nay bị mai một đi, nghề giáo không còn được coi trọng như trước nữa. Con không biết đạo Phật nhìn nhận thế nào về tình trạng này, mong được Quý thầy giải đáp!

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

17-11-2023 16:47:31

Bạn Đào (Hà Nội): Dạo gần đây con hay được bạn rủ đi tụng kinh buổi tối ở chùa. Con cũng mới đi chùa nên con chưa hiểu rõ được tụng kinh, niệm Phật thì có gì khác nhau? Và việc chúng ta bỏ ra 45 phút đến 1 tiếng tụng kinh như vậy có ý nghĩa gì? Con mong thầy giải đáp giúp con.