Nguồn gốc và ý nghĩa Mừng xuân Di Lặc

21/02/2024 17:35:13 569 lượt xem

Bạn Hạnh (Nam Định): Những ngày đầu xuân năm mới, khi tới vãn cảnh chùa con thường thấy câu chúc “Mừng Xuân Di Lặc” được treo khắp nơi. Con không hiểu rõ tại sao lại là mừng xuân Di Lặc mà không phải bất kỳ một ngài nào khác?

Trả lời: 

Mùa xuân trong đạo Phật được gọi là Xuân Di Lặc vì ngày bắt đầu năm mới (mùng một Tết Nguyên Đán) là ngày vía đức Di Lặc tượng trưng cho niềm vui, hy vọng và hạnh phúc.

Lễ Giao thừa đồng thời cũng là dịp kỷ niệm Phật Di Lặc đản sinh. Ngài Di Lặc biểu tượng của hạnh phúc, vui vẻ và tha thứ. Mong muốn chính của người con Phật là một mùa xuân an lành và hạnh phúc.

Vậy, mừng xuân không chỉ là việc vui đón mà còn là cơ hội để nhớ về Phật Di Lặc và cố gắng tu học, sống hạnh phúc và bao dung.

Chúng ta thường tụng: “Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật”, hy vọng được hưởng niềm vui và sự như ý trong năm mới.

Thượng tọa Thích Thanh Ân – Nguyên Phó Viện trưởng Học viện Việt Nam tại Hà Nội khách mời trong chương trình.

Đặc biệt, trong chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, Thượng tọa Thích Thanh Ân – Nguyên Phó Viện trưởng Học viện Việt Nam tại Hà Nội chia sẻ: Ý nghĩa của câu “Mừng Xuân Di Lặc một năm có bốn mùa, mùa xuân là mùa đứng đầu và thiều quang mùa xuân có 90 ngày. Có thể nói rằng, đây là một ngày quan trọng hay còn gọi là ngày mùng 1 Tết. Ngày này, mọi người hoan hỉ, xả oán tiêu thù và chúc phúc tất cả. Đặc biệt, ngày đản nhật của Đức Phật Di Lạc độ cho trần gian đại hoan hỉ, đại an lạc, đại cát tường và đó chính là niềm vui của mùa xuân.  

Để cùng hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc và ý nghĩa Mừng Xuân Di Lặc, mời quý vị và khán giả cùng đón xem chương trình Đâu Khó Có An Viên số 137:

 Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

23 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?

17-07-2024 15:34:55

Bạn Thắng (Vĩnh Phúc): Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao mỗi lần lễ Phật hay đi lễ chùa đều phải chắp tay. Điều này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một hành động bình thường thể hiện sự thành kính với Đức Phật.

Có được động vào thân thể người sắp lâm chung không?

Có được động vào thân thể người sắp lâm chung không?

07-06-2024 10:55:28

Bạn Thắng (Hòa Bình): Thưa Thầy, con đã được nghe đến phương pháp hộ niệm cho người mất nhưng con vẫn chưa hiểu rõ nên làm như thế nào cho đúng cách để người mất nhận được nhiều lợi lạc khi lâm chung?

Tu là gì? Ý nghĩa của chữ tu

Tu là gì? Ý nghĩa của chữ tu

06-06-2024 10:20:00

Bạn Dũng (Hà Nội): Mọi người thường nói với con đi tu là để buông bỏ, giải thoát, cuộc sống an nhiên không vướng bận gì. Nhưng con vẫn chưa hiểu được tu là gì? Thưa Thầy, Thầy có thể giải đáp giúp con tu có nghĩa là gì mà có thể giúp con người ta đạt được cảnh giới đó không ạ?

Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm ngay trong đời sống hiện tại

Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm ngay trong đời sống hiện tại

06-06-2024 10:17:24

Bạn Linh (TP.HCM): Thưa Thầy, con đi chùa có cơ duyên được nghe nhiều bài giảng pháp hay và ý nghĩa, đặc biệt là khái niệm "Tứ Vô Lượng Tâm" trong đạo Phật. Tuy nhiên, con có một điều thắc mắc là "Chữ Hỷ" trong Tứ Vô Lượng Tâm có khác gì so với "Chữ Hỷ" trong hoan hỷ không ạ? Và cách để thực hành Tứ Vô Lượng Tâm trong cuộc sống hiện tại như thế nào cho đúng với tinh thần của đạo Phật.

Suy nghĩ cho mọi người để bản thân chịu thiệt thòi có phải "nghiệp" không?

Suy nghĩ cho mọi người để bản thân chịu thiệt thòi có phải “nghiệp” không?

31-05-2024 15:04:16

Bạn Kiên (Hải Phòng): Con luôn đặt mọi mối quan hệ lên hàng đầu dù là gia đình hay bạn bè trong xã hội con luôn nghĩ cho mọi người trước chẳng sợ thiệt thân, nhưng nhiều lúc con cảm thấy chạnh lòng và tủi thân do chính những hành động của mình. Vậy những điều con làm là sai khi bản thân mình chịu thiệt thòi là có phải vô tình bản thân đang tạo nghiệp cho chính mình và mọi người xung quanh không ạ?