Quan điểm Phật giáo về giàu nghèo, “tam nam bất phú, tứ nữ bất bần” có đúng không?
Giàu nghèo là chủ đề xuất hiện từ những câu chuyện nhỏ trong mâm cơm hằng ngày, tới chi phối được cả những chuyện lớn lao đại sự. Hiểu về giàu nghèo theo quan điểm Phật giáo để có con đường tu thân – tu tâm đúng đắn cho chính mình, để sự giàu sang trở thành trái ngọt ta được hưởng, thay vì là áp lực, u mê dẫn ta đi lầm đường lạc lối.
Đối với hầu hết chúng ta, không ai là không muốn tích lũy tài sản. Có người chỉ cần đủ ăn, có người lại coi làm giàu là lẽ sống. Người có nhiều của cải vật chất được xã hội gán cho danh xưng “giàu có”, được nhiều người ngưỡng mộ, tuy nhiên, để đánh giá toàn vẹn sự giàu có của một người, liệu có nên chỉ nhìn vào tài sản của họ hay không?
Trong chương trình Đâu Khó Có An Viên số 40, Thượng toạ Thích Thanh Ân đã chia sẻ chi tiết quan điểm của Phật giáo về chuyện giàu – nghèo, đồng thời giải nghĩa những hiểu lầm thường thấy trong dân gian như “Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần” hay “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”…
Đạo Phật quan niệm rằng, để được coi là người giàu, trước hết ta phải giàu về nội tại. Đó là đạo đức, trí tuệ, kiến thức, nghị lực, niềm tin, sức khỏe và lòng từ bi tràn đầy. Những thứ như của cải vật chất, nhà cửa, xe cộ chỉ là vật ngoại tại. Sở hữu vật chất xa hoa nhưng chìm đắm trong ngũ dục, trong hưởng thụ và thiếu đi những giá trị nội tại kể trên thì phúc đức cũng nhanh chóng bị tiêu tán, sự “giàu có” cũng sớm sụp đổ.
Những hiểu biết sai về sự giàu có có thể đẩy chúng ta tới những ý nghĩ, hành động sai lầm. Không những ảnh hưởng tới con đường tu tập ở hiện tại, hiểu sai về giàu nghèo còn cản trở ta gieo nhân tốt cho những kiếp sống sau. Người biết nỗ lực, phấn đấu làm ăn ngay thẳng, thiện lương sẽ dễ gặp vận tốt và ứng dụng được gấp bội phần. Người chây lười không phấn đấu nỗ lực sẽ chỉ tạo ra vận xấu cho mình, hoặc thường xuyên gặp khó khăn do vận xấu tích luỹ từ tiền kiếp. Khi may mắn đến, họ cũng không thể tiếp nhận được.
Giàu nghèo là chủ đề xuất hiện từ những câu chuyện nhỏ trong mâm cơm hàng ngày, tới chi phối được cả những chuyện lớn lao đại sự. Hiểu về giàu nghèo theo quan điểm Phật giáo để có con đường tu thân – tu tâm đúng đắn cho chính mình, để sự giàu sang trở thành trái ngọt ta được hưởng, thay vì là áp lực, u mê dẫn ta đi lầm đường lạc lối.
Mời Quý vị lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Thượng toạ Thích Thanh Ân trong chương trình Đâu Khó Có An Viên số 40:
“Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
13-11-2024 16:58:32
Vì sao Đức Phật Thích Ca đặc biệt tán thán cõi Tịnh độ Cực Lạc Tây Phương?
Vì sao Đức Phật Thích Ca đặc biệt tán thán cõi Tịnh độ Cực Lạc Tây Phương?
21-10-2024 16:36:41
Ăn chay trường nấu mặn có tội không?
Ăn chay trường nấu mặn có tội không?
15-10-2024 16:13:39
Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay?
Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay?
08-10-2024 11:32:54
Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?
Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?
17-09-2024 15:48:13
39 lượt thích 0 bình luận