Tại sao tháng 12 còn gọi là tháng “củ mật” và cách hóa giải những xui xẻo, không may

23/01/2024 11:28:38 350 lượt xem

Chị Đào (TP.HCM): Thưa Thầy, dạo gần đây những ngày cuối năm con thường xuyên gặp nhiều điều xui xẻo, trắc trở trong cuộc sống cũng như công việc không được thuận lợi. Nhiều người nói với con rằng vì đây là “tháng củ mật” nên mọi điều xui rủi sẽ đến liệu điều này có đúng không và có cách nào để có thể hóa giải được vận hạn này?

Trả lời:

Từ góc độ của cuộc sống, “củ mật” không phải là tên của một loại củ cụ thể mà nhiều người thường nghĩ. Thực tế, “củ mật” là một từ Hán Việt, trong đó “củ” trong “củ soát” mang ý nghĩa kiểm soát, xem xét, còn “mật” nghĩa là kín đáo, khít chặt, tức là cẩn mật, không để lộ hay thất thoát.

Thuật ngữ “củ mật” có thể hiểu một cách đơn giản là hành động kiểm soát cẩn thận, phòng tránh trộm cắp hoặc những rủi ro không đáng có.

Trong tháng 12 âm lịch, đặc biệt là những ngày cuối năm và trước Tết, mọi người thường trở nên hối hả và bận rộn hơn. Với công việc hàng ngày và việc chuẩn bị cho Tết, nhiều người phải đi lại thường xuyên. Đồng thời, với sự tăng cường của các sự kiện gia đình và tiệc tùng, có thể tạo ra trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và buồn ngủ. Đây cũng là thời điểm mà việc tiêu thụ rượu bia tăng cao, có thể dẫn đến những tình huống tai nạn.

Cuối năm thường cũng là thời kỳ có nhiều hoạt động phạm tội tăng cao. Vì mọi người đều bận rộn với công việc, mua sắm và chuẩn bị cho Tết nên có thể trở nên lơ là và mất cảnh giác. Sự bất cẩn này có thể là cơ hội cho những tội phạm thực hiện các hành vi cướp, cướp giật, hoặc trộm cắp tài sản.

Thượng tọa Thích Thanh Ân – Nguyên Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Trong chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, Thượng tọa Thích Thanh Ân – Nguyên Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã có những chia sẻ về “tháng củ mật” dưới góc nhìn Phật giáo vô cùng ý nghĩa và sâu sắc.

Thượng tọa Thích Thanh Ân chia sẻ: Tháng 12 là tháng cuối, tháng tận của năm và mọi người thường gọi là “tháng củ mật”. Tên gọi này có ý nghĩa nhắc nhở con cháu rằng: Tháng 12 là tháng cuối năm có rất nhiều công việc, việc âm, việc dương, việc chung, việc riêng cho nên phải có quy củ cẩn thận tránh những sai sót gây mất tiền của hay những điều xui xẻo xảy đến. Trong đạo Phật dạy rằng ngày đêm sáu thời đều an lành, nghĩa là không có tháng nào là tháng xấu cho những việc làm tốt, cho những người tốt. Còn tháng nào, ngày nào xấu sẽ đối với những người tham-sân-si”.

Để cùng lắng nghe rõ hơn và hiểu đúng hơn về tháng 12 hay còn gọi tháng củ mật trong năm qua lời chia sẻ của Thượng tọa Thích Thanh Ân, mời Quý vị và các bạn cùng đón xem tập 132 của chương trình Đâu Khó Có An Viên trên kênh YouTube An Viên TV.

Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

31 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ăn chay trường nấu mặn có tội không?

Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay?

Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?

Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không?

17-09-2024 15:48:13

Ở nhà, chúng con thường tụng kinh vào những buổi tối, nhưng con không biết đánh chuông mõ, vậy chúng con chỉ tụng niệm không cần đến chuông mõ có được không? Và tụng như thế nào mới được lợi ích?

Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?

21-08-2024 14:51:30

Luân hồi là xoay tròn, tiếp nối lên xuống của mỗi chúng sanh trong sáu cõi. Khi tái sanh ở cõi này, khi đầu thai ở cõi khác, tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng.