Thực hành hiếu hạnh thế nào trong cuộc sống hiện đại?

30/08/2023 17:37:18 260 lượt xem

Bạn Hậu (23 tuổi): Bạch thầy, con là con một, đã đi làm và sống tự lập hơn một năm nay, vì công việc quá bận nên con chỉ có thể về thăm gia đình vào dịp Tết nguyên đán còn những ngày lễ như Vu Lan báo hiếu hay rằm trung thu con không thể về nhà được. Hàng xóm, láng giềng mắng con là “đồ bất hiếu” vì để cha mẹ một mình. Con thấy oan uổng quá, xin thầy cho con biết con có đúng là bất hiếu như lời người ta nói không?

Trả lời:

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người phải xa gia đình để đến một thành phố khác sinh sống, học tập và làm việc nên việc thường xuyên gặp gỡ gia đình trong những dịp quan trọng như Lễ, Tết thường rất khó khăn. Tuy nhiên, sợi dây liên kết giữa mỗi người trong gia đình sẽ không bao giờ có thể cắt đứt.

Đại đức Thích Vạn Lợi, PGĐ Trung tâm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc Tế cho biết: “Bố mẹ và chúng ta phải có duyên với nhau thì mới trở thành người một nhà nên mỗi người con phải có trách nhiệm báo hiếu với ông bà, cha mẹ. Việc báo hiếu của con cái như nào còn phục thuộc vào tình hình thực tế của mỗi cá nhân và gia đình chứ không có một mẫu số chung nào cả”.

Đại đức Thích Vạn Lợi, PGĐ Trung tâm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc Tế.
Đại đức Thích Vạn Lợi, PGĐ Trung tâm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc Tế.

Khi chúng ta lao động vất ở bên ngoài cả ngày, tối về được quây quần cùng gia đình bên mâm cơm là hạnh phúc nhất. Bởi chỉ có gia đình, người thân mới là những người yêu thương chúng ta mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào cả.

Còn khi chúng ta phải tha phương cầu thực, xa bố mẹ, người thân thì bữa cơm một mình thật buồn biết bao. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta quên đi gia đình, hiện nay công nghệ thông tin hiện đại, việc liên lạc không còn bị cản trở bởi khoảng cách nên nếu người con không thể về thăm gia đình thì hãy thường xuyên gọi điện thoại về hỏi thăm sức khỏe của bố mẹ, hỏi bố mẹ hôm nay ăn gì, hãy quan tâm từ những điều đơn giản nhất.

Đại đức Thích Vạn Lợi chia sẻ, để bố mẹ vui dưỡng tuổi già chúng ta có thể giúp bố mẹ tham gia các câu lạc bộ yoga, dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe, tham gia những đạo tràng tu học, đi chùa, đọc kinh để có tâm an lành vì đang nương về với ngôi Tam bảo.

Báo hiếu với cha mẹ không nhất thiết phải bằng vật chất xa hoa, đôi khi chỉ là sự có mặt của chúng ta trong những ngày lễ như lễ Vu Lan báo hiếu, Tết Trung Thu, Tết Nguyên đán với những món quà tinh thần và vật chất phù hợp với khả năng của bản thân. Vì mang tới nụ cười, niềm hạnh phúc cho cha mẹ đã là cách báo hiếu tốt nhất.

Theo Đại đức Thích Vạn Lợi: “Bản chất là chúng ta lớn lên là vẫn là một người yêu thương bố mẹ. Khi đi đường vấp cái cây khiến mình bị ngã thì câu đầu tiên vẫn gọi bố ơi, mẹ ơi chứ không ai khác. Do đó tình yêu dành cho cha mẹ luôn có sẵn trong mỗi người”.

Việc thể hiện tình yêu thương, báo hiếu cha mẹ có thể thay đổi theo từng giai đoạn phù hợp với thời đại. Mỗi thời một khác, ngày nay khi xã hội ngày càng hiện đại, nhịp sống hối hả những người trẻ sẽ có cách thể hiện lòng biết ơn đấng sinh thành khác với thời xưa. Vậy đâu là cách báo hiếu cha mẹ dành cho giới trẻ như nào là đúng?

Kính mời quý vị theo dõi chương trình Đâu Khó Có An Viên của Truyền hình Bchannel – BTV9, với chủ đề “Thực hành hiếu hạnh trong xã hội hiện đại” để cùng Đại đức Thích Vạn Lợi tìm hiểu và học cách báo hiếu cha mẹ phù hợp với xã hội hối hả hiện nay.

3 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Làm gì để sửa phước?

Làm gì để sửa phước?

01-12-2023 11:16:39

Bạn Dũng (Hà Nội): Thưa Thầy, đối với những Phật tử mà người ta đã quyết tâm là “Phước Huệ, Song Tu” thì người ta có cần phải phân biệt là nghiêm tu phước hay là tu huệ trước không? Bởi vì là cũng có quan điểm là khi mà chúng ta có phúc phần rồi thì chúng ta sẽ có trí tuệ. Cho nên là nếu như muốn thành công thì cứ tu Phước trước rồi sau đó đến tu huệ, điều này có phải không?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

27-11-2023 17:46:15

Bạn Quỳnh (Hà Nội): Người ta thường nói tới bệnh thì hay ghép với tật. Thông thường theo như con hiểu bệnh là do hoàn cảnh sống tác động vào cơ thể. Còn tật là do bản thân con người có thể kể đến như rối loạn ngay trong cơ thể khi còn nhỏ, khuyết tật bẩm sinh. Vậy bệnh trong Phật giáo có bao gồm tật trong cách hiểu này không? Xin thầy chia sẻ cho con hiểu rõ hơn về thắc mắc này.

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

24-11-2023 18:02:45

Bạn Sơn (Hà Nội): Thưa Thầy, con hồi còn đi học thường thấy những bạn học giỏi luôn chăm chỉ học ngày, học đêm nhưng khi đi thi kết quả lại không bằng những bạn lười học. Vậy có phải là những người thông minh không cần phải tinh tấn. Xin thầy giải đáp rõ hơn.

'Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

20-11-2023 14:27:40

Bạn Linh (Hà Nội): Thưa thầy, con cảm thấy làm nghề giáo thời nay là việc vô cùng khó khăn, bởi dường như tinh thần “tôn sư trọng đạo” thời nay bị mai một đi, nghề giáo không còn được coi trọng như trước nữa. Con không biết đạo Phật nhìn nhận thế nào về tình trạng này, mong được Quý thầy giải đáp!

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

17-11-2023 16:47:31

Bạn Đào (Hà Nội): Dạo gần đây con hay được bạn rủ đi tụng kinh buổi tối ở chùa. Con cũng mới đi chùa nên con chưa hiểu rõ được tụng kinh, niệm Phật thì có gì khác nhau? Và việc chúng ta bỏ ra 45 phút đến 1 tiếng tụng kinh như vậy có ý nghĩa gì? Con mong thầy giải đáp giúp con.