Trai tuổi Thìn có tài có sắc, gái tuổi Thìn trắc trở tình duyên liệu có đúng?

21/02/2024 17:39:34 322 lượt xem

Bạn Hiếu (Hà Nội): Người xưa thường nói với nhau rằng “Trai tuổi Thìn có tài có sắc, gái tuổi Thìn trắc trở tình duyên” với ý nghĩa nếu như sinh con trai tuổi Thìn thì vẹn toàn tài sắc nhưng nếu con gái sinh vào năm này thì tình duyên lận đận, vận mệnh bấp bênh thưa thầy liệu điều này có đúng không?

Trả lời: 

“Trai tuổi Thìn có tài có sắc, gái tuổi Thìn trắc trở tình duyên” là quan niệm lại từ xa xưa truyền lại, trong đời sống hiện đại và ngày càng phát triển như hiện nay quan niệm này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều và tranh cãi nảy lửa. Từ việc tổ chức lễ cưới, sinh con phải chọn ngày giờ, đặc biệt chọn tuổi để con cái có tương lai giàu sang, phú quý. Nhiều người mong muốn sinh con trai vào năm Hợi, Tỵ để tương lai thịnh vượng. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở nào chứng minh điều này là chuẩn xác.

Đại đức Thích Chánh Thuần – Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN.

Dựa theo quan điểm Phật giáo, Đại đức Thích Chánh Thuần – Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN giải thích trong chương trình Đâu Khó Có An Viên: “Trên thực tế, rất nhiều người phụ nữ sinh năm Rồng đều thành công, thành đạt, chỉn chu. Họ giữ vị trí khác nhau trong xã hội rất quan trọng, không biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ đất nước ghi danh cũng sinh năm Rồng, không biết bao nhiêu người phụ nữ tên tuổi của Việt Nam đi vào lịch sử cũng sinh năm Rồng. Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm phụ nữ sinh năm Rồng vất vả vẫn nằm ở quan điểm văn hóa của một số vùng miền”. 

Mời quý vị và khán giả xem chương trình Đâu Khó Có An Viên số 136 để hiểu rõ hơn về quan niệm “Trai tuổi Thìn có tài có sắc, gái tuổi Thìn trắc trở tình duyên” liệu có đúng:

Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

10 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm trong cuộc sống hiện tại có dễ không?

Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm trong cuộc sống hiện tại có dễ không?

01-05-2024 11:49:08

Bạn Hải (Hà Nội): Đã là Phật tử chắc chắn ai cũng biết đến Tứ Vô Lượng Tâm trong Phật giáo là "Từ - Bi - Hỉ - Xả". Tuy nhiên, để thực hành trong cuộc sống cũng như hiểu sâu về bốn hạnh này thì không phải ai cũng biết. Con rất mong quý Thầy chia sẻ rõ hơn về hạnh này.

Thực hành Lục Độ Ba La Mật có khó không?

Thực hành Lục Độ Ba La Mật có khó không?

16-04-2024 15:34:37

Bạn Hạnh (Nam Định): Được biết Lục Độ Ba La Mật là một pháp tu Bồ Tát đem lại nhiều công năng hữu ích cho bản thân và trong cuộc sống. Tuy nhiên, con thắc mắc rằng không biết làm thế nào để tu tập pháp tu này đúng cách và đạt được hiệu quả. Xin quý Thầy có thể chia sẻ cho con và mọi người biết cách thực hành Lục Độ Ba La Mật.

Tìm hiểu giáo pháp Lục Độ Ba La Mật

Tìm hiểu giáo pháp Lục Độ Ba La Mật

11-04-2024 15:52:51

Bạn Cường (An Giang): Con đã được nghe rất nhiều về khái niệm Lục Độ Ba La Mật và hiểu được rằng đây là một trong những phương thức để tu hạnh Bồ Tát. Tuy nhiên, con rất mong muốn có thể hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn về phương thức này. Con mong quý Thầy giải thích giúp con.

Làm nghề buôn bán gặp nhiều "dối trá" thì nên làm gì?

Làm nghề buôn bán gặp nhiều “dối trá” thì nên làm gì?

02-04-2024 17:42:57

Bạn Quý Hiền: Con hàng ngày làm nghề buôn bán, nhìn thấy nhiều sự dối trá, nghe thấy nhiều lời dối trá làm lòng con không có niềm tin vào cuộc đời. Con phải làm gì trước những suy nghĩ này. Con mong quý Thầy giải đáp giúp con?

Tìm hiểu nguồn gốc và công năng Chú Đại Bi

Tìm hiểu nguồn gốc và công năng Chú Đại Bi

27-03-2024 11:00:49

Bạn Dũng (Hoàng Liệt - Hà Nội): Con là một người rất tín tâm và luôn tin tưởng đến những triết lý của Đạo Phật, tuy nhiên con luôn thắc mắc là tại sao mọi người thường nói Chú Đại Bi rất nhiệm màu nếu như ta trì chú và hành trì tinh tấn sẽ đạt được nhiều kết quả bất ngờ. Vậy thưa Thầy, liệu điều này có đúng với tinh thần Phật giáo hay không?