Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

17/11/2023 16:47:31 231 lượt xem

Bạn Đào (Hà Nội): Dạo gần đây con hay được bạn rủ đi tụng kinh buổi tối ở chùa. Con cũng mới đi chùa nên con chưa hiểu rõ được tụng kinh, niệm Phật thì có gì khác nhau? Và việc chúng ta bỏ ra 45 phút đến 1 tiếng tụng kinh như vậy có ý nghĩa gì? Con mong thầy giải đáp giúp con.

Người Phật tử nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật cũng chưa thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Nếu như bỏ qua tụng kinh, trì chú và niệm phần thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng Phật khó có thể viên dung cả sự và lý. 

Phần lý là phần cao siêu khó thực hành mà nếu chúng ta không tụng kinh, niệm Phật để tâm hồn được sáng suốt, tỏ ngộ các lý lẽ sâu xa huyền diệu trong kinh điển thì chúng ta không thể nào để đạt được 4 phép lạy thuộc về lý là:

  • Phát trí thanh tịnh lễ.
  • Biến nhập pháp giới lễ.
  • Chánh quán lễ.
  • Thật tướng bình đẳng lễ. 

5 món diệu hương để cúng Phật là:

  • Giới hương.
  • Định hương.
  • Huệ hương.
  • Giải thoát hương.
  • Giải thoát tri kiến hương. 

Bởi vậy, cùng một lần với thờ, lạy và cúng Phật chúng ta phải tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Đó là những điểm căn bản và tối thiểu mà một người Phật tử thuần thành không thể bỏ qua. 

Tụng kinh: Tụng là đọc thành tiếng một cách thành kính và có âm diệu. Tụng kinh là một cách đọc thành kính những lời Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. 

Trì chú: Trì là nắm giữ một cách chắc chắn. Chú là lời bí mật của chư Phật mà chỉ chư Phật mới hiểu. Các bài chú đều có oan thần và công đức không thể nghĩ bàn có thể dứt trừ nghiệp chứng, tiêu tai giải hạn và tăng trưởng phước tuệ nên gọi là thần chú. 

Niệm Phật: Niệm là tưởng nhớ. Niệm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Đức Phật, hình dung Phật và hạnh của Phật để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân ngài. 

Thượng tọa Thích Thanh Phương – Ủy viên Ban Hoằng Pháp TƯ, Trưởng ban Hoằng Pháp Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc khách mời trong chương trình Đâu Khó Có An Viên.

Trong chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 chúng ta có cơ duyên gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của Thượng tọa Thích Thanh Phương – Ủy viên Ban Hoằng Pháp TƯ, Trưởng ban Hoằng Pháp Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc về chủ đề: Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

Để lắng nghe rõ hơn và chi tiết hơn sự khác nhau giữa tụng kinh và niệm Phật qua lời chia sẻ của Thượng tọa Thích Thanh Phương, Mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Đâu Khó Có An Viên số 53 trên kênh YouTube An Vien TV.

 “Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

4 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Làm gì để sửa phước?

Làm gì để sửa phước?

01-12-2023 11:16:39

Bạn Dũng (Hà Nội): Thưa Thầy, đối với những Phật tử mà người ta đã quyết tâm là “Phước Huệ, Song Tu” thì người ta có cần phải phân biệt là nghiêm tu phước hay là tu huệ trước không? Bởi vì là cũng có quan điểm là khi mà chúng ta có phúc phần rồi thì chúng ta sẽ có trí tuệ. Cho nên là nếu như muốn thành công thì cứ tu Phước trước rồi sau đó đến tu huệ, điều này có phải không?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

27-11-2023 17:46:15

Bạn Quỳnh (Hà Nội): Người ta thường nói tới bệnh thì hay ghép với tật. Thông thường theo như con hiểu bệnh là do hoàn cảnh sống tác động vào cơ thể. Còn tật là do bản thân con người có thể kể đến như rối loạn ngay trong cơ thể khi còn nhỏ, khuyết tật bẩm sinh. Vậy bệnh trong Phật giáo có bao gồm tật trong cách hiểu này không? Xin thầy chia sẻ cho con hiểu rõ hơn về thắc mắc này.

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

24-11-2023 18:02:45

Bạn Sơn (Hà Nội): Thưa Thầy, con hồi còn đi học thường thấy những bạn học giỏi luôn chăm chỉ học ngày, học đêm nhưng khi đi thi kết quả lại không bằng những bạn lười học. Vậy có phải là những người thông minh không cần phải tinh tấn. Xin thầy giải đáp rõ hơn.

'Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

20-11-2023 14:27:40

Bạn Linh (Hà Nội): Thưa thầy, con cảm thấy làm nghề giáo thời nay là việc vô cùng khó khăn, bởi dường như tinh thần “tôn sư trọng đạo” thời nay bị mai một đi, nghề giáo không còn được coi trọng như trước nữa. Con không biết đạo Phật nhìn nhận thế nào về tình trạng này, mong được Quý thầy giải đáp!

Vì sao chúng ta lại bị bệnh, có liên quan gì đến luật nhân quả hay không?

Vì sao chúng ta lại bị bệnh, có liên quan gì đến luật nhân quả hay không?

14-11-2023 09:22:41

Bạn Hà (Thái Bình): Thưa Thầy, con quanh năm suốt tháng liên tục bị ốm vặt. Nhất là đợt Covid-19 vừa qua mặc dù con ở nhà giữ gìn cẩn thận nhưng vẫn bị nhiễm bệnh. Trong khi người nhà con đi lại suốt ngày mà không ai bị. Vậy thưa thầy đây có phải do nghiệp của con từ kiếp trước tạo ra nên kiếp này bị bệnh. Xin thầy chia sẻ cho con hiểu rõ hơn!