Vạn sự khởi đầu nan có phải điềm báo không?
Bạn Đức hỏi: Người ta thường nói “Vạn sự khởi đầu nan” có nghĩa là những điều thuận ý luôn luôn tồn tại, vậy nhìn theo quan điểm Phật giáo, câu nói này sẽ có những ý nghĩa như thế nào?
Khi nhắc đến câu nói “Vạn sự khởi đầu nan”, ta có thể bắt gặp hai kiểu phản ứng: Hoặc coi đây là điều tất yếu phải xảy ra và tiếp tục làm bất chấp, hoặc nhìn nhận gian nan thuở ban đầu như một “điềm báo” để rút lui.
Gian nan tại điểm khởi đầu là điều không thể tránh khỏi khi ta bước vào một lĩnh vực mới, làm một công việc mới. Do đó, ta cần có cách nhìn nhận đúng đắn về điều này để có thể theo đuổi mục tiêu tới cùng. Không nên vì chút gian nan ban đầu mà vội bỏ, cũng không nên vội vã bắt đầu làm khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức, tâm thế và kinh nghiệm.
Nhiều người khi bắt đầu một công việc mới thường lựa chọn tin vào niềm tin tâm linh, cầu xin trời Phật cho mình tránh khỏi gian khó. Theo Hoà thượng Thích Thọ Lạc, đây là điều rất bình thường, bởi cả tha lực và tự lực đều đóng góp được vào nỗ lực vượt khó của con người.
Tha lực là gửi gắm niềm tin vào tôn giáo, vào những thế lực siêu nhiên với mong muốn sẽ được che chở, tiếp thêm sức lực. Tha lực có thể trở thành điểm tựa tinh thần giúp ta có thêm niềm tin vượt qua gian nan, nhưng tự lực mới là yếu tố quan trọng quyết định khả năng vượt qua nghịch cảnh.
Hoà thượng Thích Thọ Lạc cho rằng, chuyện thành bại là do chính bản thân ta quyết định. Cổ nhân có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, hay theo Đạo Phật thì là “Nhẫn nhục đệ nhất đạo”. Trong tất cả các phương pháp tu tập, nhẫn nhục và tinh tiến bao giờ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả. Theo quan điểm Phật giáo, có hai thứ nhất định phải có để vượt qua gian nan thuở ban đầu, đó chính là ước mơ, định hướng rõ ràng, kiến thức và tâm thế sẵn sàng đối diện với gian truân trên hành trình. Chúng ta không loại bỏ được hoàn toàn gian khó nơi đầu hành trình, nhưng có thể chuẩn bị sẵn hành trang cho mình để đối diện và vượt qua chúng.
Để hiểu rõ hơn về “Vạn sự khởi đầu nan” dưới góc nhìn Phật giáo, mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Hoà thượng Thích Thọ Lạc trong chương trình Đâu Khó Có An Viên số 114.
“Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?
Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?
23-08-2024 15:25:40
Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?
Tại sao chúng sinh bị đọa xuống cõi ác?
21-08-2024 14:51:30
Làm thế nào để hạn chế, tiêu trừ tâm đố kỵ?
Làm thế nào để hạn chế, tiêu trừ tâm đố kỵ?
21-08-2024 14:45:48
Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?
Niệm hồng danh Đức Phật cho người thân lúc còn khỏe có được không?
02-08-2024 16:08:20
Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
17-07-2024 15:34:55
29 lượt thích 0 bình luận