Ý nghĩa lễ Hằng thuận theo góc nhìn Phật giáo

06/03/2024 17:06:50 1309 lượt xem

Bạn Tiến (Sài Gòn): Dạo gần đây con thấy rất nhiều bạn trẻ tổ chức đám cưới trên chùa hay thường gọi lễ Hằng thuận, cửa chùa là nơi thanh tịnh, yên tĩnh tại sao lại tổ chức đám cưới tại đây. Con không theo đạo Phật cũng không thường xuyên đi chùa nên không hiểu được ý nghĩa của nghi lễ này. Xin quý Thầy có thể giải thích giúp con.

Trả lời: 

Lễ Hằng Thuận là một nghi lễ cưới trang nghiêm được tổ chức tại chùa, theo nghi lễ Phật giáo dưới sự chứng minh và chúc phúc của chư Tôn Đức Tăng Ni nhằm mang lại sự hạnh phúc và an vui trọn đời cho đôi vợ chồng.

“Hằng” có nghĩa là mãi mãi, “Thuận” là hòa hợp. Ý nghĩa của Hằng Thuận là đôi vợ chồng luôn sống hoà thuận, tương kính và nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau thực hiện trách nhiệm và bổn phận của mình trong cuộc sống gia đình, và hướng về con đường tu tập giác ngộ và giải thoát.

Nhiều bạn trẻ, dù không theo đạo Phật cũng mong muốn tổ chức lễ Hằng Thuận để làm cho ngày trọng đại của họ trở nên ý nghĩa hơn.

Trong chương trình “Đâu Khó Có An Viên” trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, chúng ta sẽ được nghe và hiểu rõ hơn về nghi lễ này thông qua chia sẻ của Đại đức Thích Đạo Ngộ – Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ.

Đại đức Thích Đạo Ngộ – Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ khách mời trong chương trình Đâu Khó Có An Viên.

Đại đức Thích Đạo Ngộ chia sẻ: “Mặc dù chùa là nơi yên bình, thanh tịnh, nhưng việc tổ chức lễ Hằng Thuận với ý nghĩa giúp mọi người hướng về thiện nên vẫn được tổ chức. Lễ Hằng Thuận không chỉ đơn giản là lễ cưới ở chùa, mà còn là một lễ chúc phúc đặc biệt”.

Để hiểu rõ hơn về nghi lễ Hằng thuận, mời quý vị khán giả đón xem chương trình Đâu Khó Có An Viên số 139 phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên:

 Đâu Khó Có An Viên là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

37 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đại lễ Vesak 2025 có gì đặc biệt so với các năm trước?

Vesak kỷ niệm những sự kiện nào trong cuộc đời Đức Phật?

Vesak có phải là ngày lễ chính thức tại tất cả các quốc gia Phật giáo không?

Đến tháng có được chép kinh Địa Tạng không?

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức ở đâu?