Bản tin An Viên 24H 07.11.2023

08/11/2023 08:54:07 303 lượt xem

Bản tin An Viên 24H 07.11.2023 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: 42 năm GHPGVN đồng hành cùng sự phát triển đất nước; TT – Huế: Triển khai chương trình Hợp tác văn hóa; Những thành tựu và đóng góp của Hệ phái Khất sĩ.

42 năm GHPGVN đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Ngày 7/11 cũng là dịp kỷ niệm 42 năm thành lập GHPGVN. Trong suốt chặng đường hơn 4 thập kỷ đồng hành cùng dân tộc, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử từng ngày góp sức vào sự phát triển của đất nước. Và trong ngày lễ trọng đại này, kính mời quý vị cùng nhìn lại những thành tựu vẻ vang của GHPGVN.

Chùa Quán Sứ, trụ sở của GHPGVN, nơi đây đúng 42 năm trước đã diễn ra sự kiện trọng đại khi 165 đại biểu đại diện cho 9 tổ chức Giáo hội, hệ phái trong cả nước đã quy tụ về Thủ đô Hà Nội tham dự Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo. Sự kiện này đã mở ra chặng đường phát triển mới khi tất cả chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đều phụng sự dưới mái nhà chung GHPGVN.

Sau 42 năm hình thành và phát triển, đến nay, GHPGVN đã có hơn 55 nghìn Tăng Ni, khoảng 19 ngôi tự viện, là điểm tựa tâm linh, chăm lo cho hàng chục triệu Phật tử cùng những người yêu mến đạo Phật. Đó là thành tựu lớn, góp sức cho ổn định và phát triển của đất nước.

Hơn 4 thập kỷ hoằng dương chính pháp, đồng hành cùng dân tộc, thành tựu của Giáo hội thể hiện trên khắp các lĩnh vực từ văn hóa, giáo dục, từ thiện cho đến ngoại giao quốc tế,… Ở đâu có sự phát triển của đất nước thì ở đó có sự đồng hành của chư Tăng Ni, Phật tử bất kể là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cho đến việc chăm lo kiều bào xa xứ.

Dịp kỷ niệm 42 năm thành lập cũng là khoảng thời gian sắp kết thúc năm đầu tiên nhiệm kỳ 2022-2027 của GHPGVN. Tại đây, cùng với nhiệm vụ triển khai nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ 9 và hoằng dương chính pháp, Phật giáo khắp mọi miền đang từng ngày nỗ lực, tham gia các phong trào do Nhà nước phát động. Đặc biệt chú trọng vào công tác an sinh, xóa đói giảm nghèo.

Nhìn lại chặng đường 42 năm, GHPGVN đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Và với tôn chỉ đạo pháp đồng hành cùng dân tộc, chư Tăng Ni, Phật tử sẽ tiếp tục kiến tạo thêm nhiều hạnh phúc cho cộng đồng, góp sức cho đất nước hùng cường.

TT-Huế: Triển khai chương trình hợp tác văn hóa Phật giáo

Ngày 7/11 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Văn hóa TƯGH đã tổ chức khóa triển khai chương trình hợp tác văn hóa với BTS GHPGVN tỉnh.

Tại đây, chư tôn đức đã trao đổi về pháp phục, kiến trúc và di sản Phật giáo khu vực Trung bộ. Về pháp phục; chư tôn đức, các nhà may đã được giới thiệu catalogue Đề án Pháp phục Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng, hướng dẫn một số lưu ý khi may pháp phục cho chư Tăng Ni cũng như loại vải theo đề án.

Trong khi đó, ở khu vực Trung bộ, Kiến trúc Phật giáo mỗi hệ phái có những đặc trưng riêng biệt; chính bởi vậy, chư tôn đức đã thảo luận để đưa ra lộ trình khảo sát, xây dựng bộ quy cho từng hệ phái. Dịp này, đoàn Ban Văn hóa TƯGH cũng đến thăm Học viện Phật giáo Việt Nam tại TT-Huế, khảo sát nơi đặt trụ kinh Chuyển Pháp luân.

CỤM KỶ NIỆM MINH ĐĂNG QUANG

Hệ phái Nam Tông tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang

Trong không khí trang nghiêm, chư tôn đức ôn lại hành trạng; thành kính tưởng niệm; tri ân công đức của Tổ sư Minh Đăng Quang đã khai sáng Đạo Phật khất sĩ Việt Nam nay Hệ phái khất sĩ Việt Nam, một trong 9 tổ chức xây dựng nên ngôi nhà chung GHPGVN; đồng thời, tụng kinh cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Trao học bổng cho Tăng Ni sinh Hệ phái Khất sĩ

Trước đó, chiều ngày 6/11, Ban Tổ chức Đại lễ đã trao học bổng thuộc “Quỹ Pháp Học Hệ phái Khất sĩ” cho Tăng Ni sinh Hệ phái đang tu học trong nước cũng như du học nước ngoài”. Đến nay quỹ đã duy trì được 10 năm; góp phần chăm lo và tạo điều kiện ổn định học phí và sinh hoạt phí cho Tăng Ni sinh. Lần này, quỹ trao học bổng cho 178 vị với số tiền trên 1,2 tỷ đồng.

CỤM TIN PHẬT SỰ

TP.HCM: Uỷ Ban MTTQVN TP Chúc mừng 42 năm thành lập GHPGVN

Ông Nguyễn Thành Trung cảm ơn những đóng góp của GHPGVN và Tăng Ni, Phật tử trong thời qua. Đồng thời hy vọng, các cấp Giáo hội tiếp tục vận động Tăng Ni, đồng bào Phật tử hưởng ứng các phong trào của Mặt trận Tổ quốc, thi đua yêu nước và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đáp lời, TT.Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký – Chánh Văn phòng 2 TƯGH tri ân tình cảm của lãnh đạo UB MTTQVN TP nhân kỷ niệm 42 năm thành lập GHPGVN.

Ban Hoằng pháp TƯGH chiêu sinh khóa 13 – Cao cấp Giảng sư

Mới đây, Ban Hoằng pháp T.Ư phối hợp với Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội thông báo chiêu sinh Lớp Đào tạo Cao cấp Giảng sư khoá XIII niên khóa 2024 – 2027; học trực tiếp toàn thời gian tại chùa Hoà Khánh – TPHCM và đào tạo từ xa theo hình thức online.

Điều kiện thi tuyển:

  • Tăng Ni tốt nghiệp: Cao đẳng Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam, Trung cấp Giảng sư, Cử nhân tôn giáo và tương đương.
  • Tuổi đời từ 28 đến 45, đã thọ đại giới và có tuổi đạo từ 03 hạ trở lên
  • Đối với Tăng Ni đăng ký học hệ đào tạo từ xa cần có giấy bổ nhiệm trụ trì và giấy giới thiệu của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh (theo mẫu) 13/11

Ban Tổ chức phát hồ sơ từ ngày 13/11/2023 và nhận hồ sơ đến hết ngày 29/02/2024.

TP.HCM: BTS GHPGVN TP họp thường kỳ

Trong khi đó, tại Việt Nam Quốc Tự – TPHCM, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP đã họp thường kỳ nhằm báo cáo kết quả tổ chức khảo hạch cho giới tử và rà soát các việc tổ chức Đại giới đàn Bửu Huệ. Theo đó, có 201 giới tử tham dự và 5 vị không đủ điểm vượt qua kỳ khảo hạch. Dịp này, các tiểu ban thuộc Ban Kiến đàn báo cáo tiến độ chuẩn bị tổ chức Đại giới đàn Bửu Huệ. Một số hoạt động Phật sự, các việc tại tự viện do Ban Trị sự quản lý cũng được triển khai.

Lạng Sơn: Đại diện các tổ chức tôn giáo quốc tế thăm BTS GHPGVN Tỉnh

Còn ở tỉnh Lạng Sơn, vừa qua Phái đoàn đại diện các tổ chức tôn giáo quốc tế đến từ Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Italia và Philippines đã đến thăm BTS GHPGVN tỉnh. Tại đây, nhiều nội dung được thảo luận như văn hóa, triết lý và thực hành niềm tin tôn giáo, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Buổi gặp gỡ đã củng cố hơn nữa sự hiểu biết, mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam với các tôn giáo trên toàn thế giới.

CỤM TIN TỪ THIỆN:

TP.HCM: Ngày Hội Chay ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” huyện Củ Chi

Vừa qua tại chùa Di Đà huyện Củ Chi, TP.HCM đã diễn ra ngày hội chay gây quỹ ủng hộ cho các gia đình khó khăn. Trước đó, ngày hội chay cũng được diễn ra tại chùa Hoàng Linh thu hút hàng ngàn thực khách tham dự. Qua 2 lần thực hiện, BTC đã nhận gần 1 tỷ đồng ủng hộ quỹ vì người nghèo huyện năm 2023.

Trà Vinh: Hội ĐKSSYN huyện Trà Cú bàn giao nhà đại đoàn kết

Tại Trà Vinh, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Trà Cú phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành làm lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình em Thạch Sa Ri, ngụ tại ấp Trà Tro C, xã Hàm Giang với tổng kinh phí xây dựng hơn 87 triệu đồng. Cùng ngày, Hội ĐKSSYN đã khởi công xây dựng Cầu nông thôn Sen Xanh 10 được khởi công xây dựng tại ấp Trà Tro B với chiều dài 19m, rộng 3,5 mét. Qua đó, Chư Tăng, phật tử mong rằng có thể giúp đời sống bà con ngày càng ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Gieo hạt thiện lành nơi phố thị

Hồ Chí Minh được xem là thành phố hiện đại, phát triển nhất cả nước. Tuy nhiên cũng chính tại nơi này, cũng có rất nhiều mảnh đời lang thang, cơ nhỡ, bà con nghèo chật vật chạy ăn từng bữa, thiếu thốn đủ bề. Thấu hiểu được những khó khăn, vất vả ấy, chư Tăng ni, Phật tử đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ. Không chỉ trao quà mà còn trao thêm niềm tin, gieo hạt thiện lành và sự nhiệm màu của Phật pháp để những số phận bất hạnh ấy an vui, sống đời hạnh phúc.

Nằm ngay cạnh ngã tư giữa đường Nơ Trang Long và đường Phan Văn Trị, TP.HCM đó là ngôi chùa Hòa Khánh khang trang. Chính tại nơi đây, tối nào cũng vậy, rất đông bà con phật tử lên chùa tụng kinh, lễ Phật tạo nên sự trang nghiêm, yên bình giữa phố thị ồn ào, xô bồ. Sau một ngày làm việc vất vả, được trở về chùa lễ Phật, nghe pháp giúp mỗi phật tử này cảm thấy an lạc, bình an hơn hơn.

Có lẽ bà con Phật tử và người dân nơi đây đã không còn xa lạ với hình ảnh những chiếc bàn nhỏ chứa đầy đồ ăn và nhu yếu phẩm đặt ngay tại cổng chùa mỗi tối. Sau giờ tụng kinh, thượng tọa Thích Quảng Pháp, trụ trì chùa Hòa Khánh tặng những phần quà này cho bà con phật tử và người dân khó khăn. Món quà tuy giá trị không lớn nhưng phần nào đó san sẻ với thiếu thốn của bà con, đồng thời cũng là món quà khuyến khích phật tử thường xuyên đến chùa tu học. Nhờ vậy, mầm phật pháp được gieo trồng và lan tỏa đến nhiều người hơn.

Giữa chốn đô thị sầm uất, náo nhiệt, có một chốn tâm linh để lui về nương tựa là điều thật may mắn, hạnh phúc. Ngôi chùa Hòa Khánh đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của người dân, phật tử. Sự từ bi của người con Phật, sự nhiệm màu của việc làm tốt đã giúp những hạt thiện lành được nảy sinh.

Những thành tựu và đóng góp của Hệ phái Khất sĩ

Đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hơn 42 năm qua, hệ phái Khất sĩ luôn là thành viên tích cực đóng góp không chỉ về tổ chức, nhân sự, Phật sự và các hoạt động xã hội; mà còn chung tay xây dựng Giáo hội vững mạnh, ổn định, phát triển. Trong không khí thiêng liêng hướng đến Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang, kính mời quý vị cùng nhìn lại những thành tựu và đóng góp của hệ phái Khất sĩ – một hệ phái Phật giáo mà Tổ sư đã có công sáng lập.

Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam là một hệ phái Phật giáo mới, vừa cố gắng khôi phục những giá trị của Phật giáo khởi nguyên, vừa thể hiện được hơi thở của thời đại. Hình thành từ đồng bằng sông Cửu Long, Phật giáo Khất sĩ đã nhanh chóng phát triển khắp hai miền Nam và Trung trong ba thập niên 1940 – 1970. Từ thập niên 1980 đến nay, hệ phái Khất sĩ lan tỏa ra một số địa phương ở miền Bắc và nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của truyền thống Khất sĩ trong thế kỷ qua đã trở thành một hiện tượng đặc sắc của Phật giáo Việt Nam. Tuy vậy, thành quả đó không hề dễ dàng. Trái lại, lịch sử hình thành và phát triển của hệ phái là một quá trình đầy gian nan. Từ những bước chân đầu tiên của Tổ sư Minh Đăng Quang, bao thế hệ tiếp nối đã lên đường du hóa không mệt mỏi, góp phần xây dựng nền Phật giáo đặc thù của dân tộc.

Đến nay, các nghiên cứu ở Việt Nam chưa thống nhất thời điểm hình thành Phật giáo Khất sĩ. Thông qua sự kiện đức Tổ sư đắc đạo thì năm 1944 là thời điểm khai sáng Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam với tư cách là một truyền thống Phật giáo. Trong k hi đó, thông qua sự kiện Tăng đoàn được hình thành thì năm 1947 là thời điểm hình thành Giáo hội Tăng-già Khất sĩ với tư cách là một đoàn thể Phật giáo.

Cuối năm 1948, tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long) ra đời, trở thành trung tâm hoằng pháp của giáo hội. Từ đây, những bước chân Khất sĩ không ngừng nghỉ khắp các tỉnh thành vùng Nam Bộ.

Trước năm 1975, Phật giáo Khất sĩ có ba tổ chức giáo hội, số lượng tịnh xá khoảng 250 ngôi, số lượng Tăng ni khoảng 500 vị. 1958: Ni sư Huỳnh Liên đã thành lập Giáo —hội Ni giới Khất sĩ Việt Nam. 1964: Thành lập Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam. 1971: Thành lập Giáo hội Khất sĩ Việt Nam, hoạt động độc lập với Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam. (kẻ bảng)

Sau khi đất nước hòa bình, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra vào năm 1981, quyết định thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Khi đó, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam là một trong chín tổ chức thành viên sáng lập, trở thành một bộ phận của giá–o hội với danh xưng hệ phái Khất sĩ. Hiện nay, hệ phái Khất sĩ có sáu giáo đoàn Tăng, bên cạnh đó Ni giới hệ phái được xem như một giáo đoàn. Ngoài ra, có năm hội chúng Ni không trực thuộc Ni giới hệ phái mà trực thuộc giáo đoàn Tăng.

Hơn 40 năm gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, số lượng Tăng, Ni, cư sĩ thuộc hệ phái Khất sĩ đều gia tăng, cả trong nước và ở nước ngoài. Năm 1993, cả nước có 15.777 Tăng ni tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hệ phái Khất sĩ có 245 Tăng ni (chiếm 1,55%). Năm 2022, cả nước có 55.345 Tăng ni tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hệ phái Khất sĩ có 5.178 Tăng ni (chiếm 9,35%), trong số đó có trên 1.400 chư Ni.

Nét đặc trưng dễ thấy của hệ phái Khất sĩ là hình ảnh của ngôi tịnh xá với mái bát giác, một mô hình được tạo tác từ Tổ sư khai sáng, tạo nên biểu tượng rất riêng. Nơi thờ giáo pháp của đức Phật, nơi sinh hoạt, tu học, hành trì của tu sĩ và tứ chúng không gọi là chùa hay thiền viện,… mà gọi là tịnh xá, một không gian chú trọng nhiều vào việc tĩnh lặng nghỉ ngơi và tu tâm, thường yên tĩnh. Đến nay, cả nước có hơn 600 ngôi tịnh xá.

Hệ phái Khất sĩ lấy tôn chỉ “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” xây dựng Tăng đoàn theo mô hình thời đức Phật, đề cao hạnh “Khất sĩ”: Thực hiện tu hành sáng nghĩa qua kinh điển, sống giản dị, ba y một bát, không tài sản, ngày khất thực độ đời, dùng đức độ đi vào niềm tin của quần chúng. Do hoàn cảnh thời đại, hầu hết Tăng Ni tu học tại tịnh xá, không thể đi khất thực như phương châm ban đầu của hệ phái. Song, bên cạnh các sinh hoạt truyền thống, hệ phái tổ chức nhiều hoạt động tu tập mới nhằm duy trì sự ổn định và phát triển cho Tăng-già như K hóa tu Truyền thống Khất sĩ, Khóa Bồi dưỡng trụ trì, Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh… Song hành với việc tu, việc học cũng được chú trọng. Đất nước mở cửa và hội nhập đã tạo cho Tăng, Ni có cơ hội du học ở các trường đại học Phật giáo lớn trên thế giới, trở về đóng góp cho hệ phái, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho đất nước.

Mới đây, Hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” do Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM và Hệ phái Khất sĩ phối hợp tổ chức đã diễn ra đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang. Đây là hội thảo lần thứ 2 về Tổ sư Minh Đăng Quang và Hệ phái Khất sĩ. Ban tổ chức đánh giá cao những đóng góp của Hệ phái trong ngôi nhà chung của GHPGVN cũng như trong quá trình tham gia xây dựng và phát triển đất nước.

Từ một trường phái mới hình thành, trong vòng chưa đầy một thế kỷ, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam đã phát triển nhanh và mạnh, có mặt gần như khắp đất nước và lan tỏa ra nước ngoài. Thành tựu đó quả thật ít cộng đồng tôn giáo nào có được; mà đằng sau đó là quá trình vô vàn khó khăn. Trong ngôi nhà chung GHPGVN, hệ phái Khất sĩ luôn giữ vững tinh thần truyền thống “Nối truyền Thích ca Chánh pháp” và hòa hợp, song hành cùng với sự phát triển của đất nước và dân tộc.

CỤM TIN ĐẠI ĐOÀN KẾT

Bắc Giang: Khởi động chuỗi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư

Tại Bắc Giang, nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Vân Chung, xã Lam Cốt, huyện Tân Yên. Dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội tặng 500 triệu đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Giang để xây 10 ngôi Nhà Đại đoàn kết. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam – Hoàng Công Thủy tặng quà cho 5 gia đình tiêu biểu của thôn Vân Chung.

Đắk Lắk: Ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc xã Ea Tiêu

Còn ở xã Ea Tiêu, của tỉnh Đắk Lắk, lãnh đạo Quốc hội cũng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn. Tại đây, nhiều phần quà đã được tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp bà con an tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.

Hòa Bình: Đại diện BTS GHPGVN tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết xã Vũ Bình

Cũng trong những ngày này tại Hoà Bình, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư xóm Quyết Tiến, xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn đã diễn ra. Tham dự có Thượng tọa Thích Đức Nguyên – UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh. Dịp này, lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQVN tỉnh đã có nhiều phần quà gửi tới bà con khó khăn trên địa bàn.

CỤM TIN VĂN HÓA

Quảng Ngãi: Đề nghị Di tích văn hóa khảo cổ Sa Huỳnh là Di sản Thế giới

Được công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt từ năm 2022, di tích văn hóa Sa Huỳnh có phạm vi bảo tồn 500 ha và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Hiện địa phương xây dựng hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận di chỉ trên là Di sản văn hóa của nhân loại. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch hướng dẫn quy trình, thủ tục, nội dung lập hồ sơ di tích, di sản văn hoá thế giới theo đúng quy định.

Lễ Hội Quà tặng du lịch hà nội 2023 hút khách

Còn tại Hà Nội, ngành văn hóa Thủ đô vừa báo cáo số liệu sơ bộ của Lễ hội quà tặng du lịch năm 2023. Theo đó, có 20 nghìn lượt khách đến với sự kiện trong 3 ngày tổ chức. Qua đó, tạo thêm điểm nhấn cho du lịch Hà Nội trong năm 2023. Quan trọng hơn, các làng nghề truyền thống có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến du khách gần xa.

Cẩn trọng trong xây dựng các đề án phát triển văn hóa

Vừa qua, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo “Chương trình chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 – 2035, tầm nhìn đến 2045”. Là chương trình, mục tiêu quốc gia nhận được sự quan tâm lớn của người dân bởi tổng số kinh phí được đề xuất lên tới 350 nghìn tỷ đồng. Vậy chương trình này được tiến hành ra sao, có những khó khăn nào phải vượt qua. Sau đây là những ghi nhận của Bản tin.

Được xây dựng ngay sau Hội nghị Văn hóa Toàn quốc năm 2021, dự thảo Chương trình mục tiêu Quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045 liên quan đến 9 dự án thành phần, bao quát nhiều nội dung như: phát triển nhân cách con người Việt Nam, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh chuyển đổi số… Từ đó, hướng đến xây dựng hệ giá trị về văn hóa, gia đình, con người Việt Nam phù hợp với sự phát triển mới của đất nước.

Với tổng kinh phí được đề xuất lên đến 350 nghìn tỷ đồng, được thực hiện trong 11 năm, đây sẽ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành văn hóa trong thời gian tới. Theo đó, từ giai đoạn 2025 – 2035, các cơ sở thiết chế văn hóa sẽ phủ khắp 63 tỉnh thành, phần lớn hệ thống di tích được tu bổ, tôn tạo, đời sống văn hóa của người dân được nâng cao toàn diện.

Đang trong quá trình xây dựng và sẽ lấy ý kiến các địa phương trước khi trình dự thảo lên cơ quan cấp trên xem xét. Tuy nhiên, với mức kinh phí lên tới 350 nghìn tỷ đồng, nhiều chuyên gia cho rằng ngành văn hóa nên cẩn trọng, rà soát, kiểm tra kỹ việc triển khai thực hiện sau khi ban hành. Đặc biệt với công tác bảo tồn di sản.

350 nghìn tỷ đồng là số kinh phí khổng lồ, nhưng để phát triển nền văn hóa, xây dựng nhân cách con người Việt Nam thời đại mới thì đây lại không phải là số tiền quá lớn nếu thành công. Và để đạt được sự hiệu quả như kỳ vọng, ngành văn hóa cần nghiên cứu kỹ lưỡng từ việc xây dựng dự thảo, cho đến triển khai thực hiện. Bởi nếu đầu tư để rồi lãng phí, đó là những hệ quả khó có thể đong đếm được.

CHƯƠNG TRÌNH CHẤN HƯNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2025 – 2035

  • 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế chế văn hóa.
  • 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ.
  • 70% di tích quốc gia được tôn tạo.
  • 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa được hưởng thụ, tham gia các hoạt động văn hóa.
  • 7% GDP đến từ các Ngành Công nghiệp Văn hóa.

Mời Quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ bản tin An Viên 24H ngày 07.11.2023:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

15 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2551 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1507 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3676 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2619 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4593 lượt xem 0 Bình luận