Bản tin Bchannel – An Viên 24H 20.02.2024

21/02/2024 09:12:02 674 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 20.02.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Ban HDPT triển khai công tác tổ chức hội thảo khoa học quốc gia; Chuyên nghiệp hoá việc tổ chức lễ hội xuân Giáp thìn; Điện Biên: Hơn 1.000 Phật tử lên chùa cầu an.

Ban HDPT TƯGH triển khai công tác tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia

Chiều ngày 20/2, tại chùa Quán Sứ, Ban HDPT TƯ họp triển khai việc tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Phát huy truyền thống Phụng đạo yêu nước, hộ quốc an Dân của Phật giáo thời Lý, Trần trong xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường. Hòa thượng Thích Thanh Điện, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Trưởng ban tổ chức Hội thảo chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, các ban chuyên trách báo cáo tiến độ chuẩn bị hội thảo dự kiến diễn ra trong 2 ngày 30-31/3/2024 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt – Xô. Các chủ đề chính thảo luận tại Hội thảo: Nhận thức chung về truyền thống “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần; Thực tiễn phát huy truyền thống “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần trong xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường.

Hội thảo là diễn đàn khoa học để Chư tôn đức Tăng, Ni và quý cư sĩ Phật tử; các nhà lãnh đạo, quản lý lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng; các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước đưa ra các ý kiến, quan điểm, trí tuệ liên quan đến truyền thống “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân” của Phật giáo Việt Nam thời Lý, Trần. Qua đó, thống nhất các giải pháp đối với hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương nói riêng nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường.

CỤM TIN ĐỊA PHƯƠNG

TP.HCM: BTS GHPGVN quận 3 khai đàn pháp hội Dược sư

Toàn thể chư tôn đức cùng niêm đàn, sái tịnh, trì danh hiệu Đức Dược Sư Lưu Ly Quán Vương Như Lai,hướng nguyện điều tốt đẹp năm mới. Ban Trị sự GHPGVN quận 3 tổ chức đàn Dược Sư thất châu đầu năm Giáp Thìn trong 3 ngày, từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng, duy trì thời khóa tụng kinh Dược Sư lúc 17 giờ 45 phút tới hết tháng Giêng.

Bình Dương: Hiến máu nhân đạo đầu xuân Giáp Thìn

Còn tại tỉnh Bình Dương, Hội Chữ thập đỏ thành phố Dĩ An đã tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện đầu Xuân với 200 tình nguyện viên trong đó có chư Tăng Ni, Phật tử và tiếp nhận 250 đơn vị máu, kịp thời bổ sung vào kho máu dự trữ điều trị cấp cứu cho người bệnh thời điểm sau Tết nguyên đán 2024. Qua đó, lan tỏa yêu thương của Tăng Ni, Phật tử địa phương.

Hiến máu cứu người – Nghĩa cử cao đẹp đầu năm mới

Hiến máu cứu người là một nét đẹp đáng quý trong ngày đầu năm mới. Tại TP. Đà Nẵng, hoạt động này đã được Hội Chữ thập đỏ TP phối hợp cùng Khoa huyết học truyền máu bệnh viện TP, Ban điều hành Đội TNV máu sống GĐPT TP  tổ chức, tiếp nhận hơn 120 đơn vị máu. Những giọt máu nghĩa tình không chỉ đem lại sự sống cho nhiều người mà còn nhân rộng tình cảm, sự sẻ chia, tinh thần tương thân tương ái của người con Phật.

Ngay từ sáng sớm, đông đảo các tình nguyện viên đội TNV máu sống GĐPT đã đến đăng ký tham gia hiến máu. Ai nấy đều phấn khởi, tươi vui bởi họ biết rằng hiến máu là cách để cảm nhận được sự hạnh phúc khi trao đi, cảm nhận được sự yêu thương lan tỏa khi những giọt máu của mình sẽ trao thêm cơ hội sống cho nhiều người.

Không những thế, giọt máu nghĩa tình còn nhân rộng tình cảm, sự sẻ chia, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người. Hoạt động này được  Đội TNV máu sống GĐPT TP thường xuyên thực hiện nhân dịp đầu năm mới để lan tỏa những điều tốt đẹp trong dịp đầu năm.

Điện Biên: Hơn 1.000 Phật tử lên chùa cầu an

Trên mảnh đất Điện Biên – nơi biên cương Tổ quốc còn nhiều khó khăn thiếu thốn, để bà con biết đến Phật pháp, đi chùa là điều khó khăn của khoảng thời gian 5-10 năm trước; thế nhưng giờ đây, các sinh hoạt văn hóa Phật giáo được nhân dân Phật tử duy trì đều đặn, xem như ngôi nhà thứ 2 của mình. Trong những ngày đầu năm mới, chùa Linh Quang – trụ sở BTS GHPGVN tỉnh đón hàng nghìn người dân đến lễ Phật, cầu an.

Hơn 1.000 Phật tử từ khắp các nơi đã vân tập về chùa Linh Quang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) dự pháp hội Dược Sư hay còn gọi là Lễ hội an tâm, cùng thực hiện các nghi thức tâm linh, cầu nguyện năm mới hanh thông. Trong không gian linh thiêng của chính điện, quý Phật tử ngồi chật kín để nghe giảng. Người già có, trẻ nhỏ có, và có cả những bà con đồng bào vượt hàng chục km để về chùa.

Pháp hội Dược Sư tại chùa Linh Quang được tổ chức hàng năm, thành truyền thống và được chư Tăng, Phật tử hưởng ứng vân tập tu trì vào những ngày đầu xuân. Đặc biệt trong năm 2024 này, trên mảnh đất lịch sử Điện Biên sẽ diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại như Đại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập GHPGVN tỉnh, Đại lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Lễ hội an tâm đầu năm tại chùa Linh Quang là sinh hoạt Phật giáo mang ý nghĩa to lớn, góp phần lan tỏa tinh thần từ bi, đồng thời tạo cho Phật tử và người dân địa phương một không gian tâm linh thanh tịnh để cầu nguyện năm mới bình an và hạnh phúc.

CỤM TIN QUỐC TẾ

Nhân chuyến thăm chính thức theo lời mời của Chính phủ Thái Lan, Toàn quyền Úc David Hurley (Đây-vít Hơ-ly) đã vấn an sức khỏe Đức Tăng thống tại chùa Goát Rát-cha-bo-phít.

Thái Lan: Toàn quyền Úc vấn an Đức Tăng Thống

Tại buổi gặp mặt, Toàn quyền Úc gửi lời thăm hỏi và chúc sức khỏe đến Đức Tăng thống, cùng nhân dân, Phật tử Thái Lan, có cuộc sống an lạc. Đáp lời, Đức Tăng thống Thái Lan trân trọng cảm ơn phái đoàn, đồng thời tặng bức tượng Phật, cầu nguyện cho nhân nhân và đất nước Úc luôn phát triển thịnh vượng. Dịp này, đoàn tham quan khuôn viên chùa Wat Ratchabophit và đặt vòng hoa tưởng niệm Đức Vua Rama đệ V.

Hàn Quốc: Vẻ đẹp tự viện mùa tuyết rơi

Đến Hàn Quốc những ngày này, người dân và Phật tử sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp của các tự viện mùa tuyết rơi. Thời tiết mùa đông vô cùng giá lạnh, trung bình từ -6 đến 3 độ C, tuyết rơi dày đặc phủ lên một lớp trắng xóa tại mọi công trình trong chùa, tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính. Chư Tăng và Phật tử còn trang hoàng ngôi chùa bằng những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, nổi bật trong màn tuyết trắng, thu hút đông đảo người dân vãn cảnh.

Chuyên nghiệp hóa việc tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn

Để công tác tổ chức lễ hội Xuân Giáp Thìn diễn ra an toàn, lành mạnh, phục vụ nhân dân vui xuân, thời gian qua, Ban Tổ chức lễ hội các tỉnh thành đã có nhiều đổi mới, cải tiến, thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong hoạt động này. Sự điều chỉnh trong công tác tổ chức lễ hội tết Giáp Thìn 2024 hướng đến sự văn minh, nhân văn và giàu truyền thống văn hoá tốt đẹp. Để giúp quý vị hiểu rõ những thay đổi, sự chuyên nghiệp trong tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn, Bản tin An viên 24h đã có mặt tại các sự kiện để tìm hiểu câu chuyện này.

Đây là một trong những giải pháp nhằm siết chặt kiểm soát thuyền, đò chở khách vào chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, để đảm bảo an toàn cho du khách. Toàn bộ thuyền, đò, được sơn lại màu nhận diện, đánh số và logo để tạo sự chuyên nghiệp. Tất cả phương tiện đò, thuyền tại bến Yến trước khi xuất bến đều phải đăng ký, trang thiết bị phao cứu sinh, dụng cụ nổi và đặc biệt không được chở quá số người theo quy định.

Ngoài đổi mới về hoạt động chở khách trên suối Yến, năm nay ban tổ chức lễ hội chùa Hương nâng cao vận hành 110 xe điện, đảm bảo chất lượng xe, an toàn, đi đúng lộ trình, niêm yết giá công khai, lưu thông thuận tiện, tránh gây phiền hà cho du khách. Tại các khu vực gửi xe, lưu lượng vận tải phục vụ du khách diễn ra đúng quy định, được phân luồng trật tự và quy củ. Từ 5h sáng, các lực lượng an ninh, dân phòng, hướng dẫn đã có mặt ở các điểm chốt để hướng dẫn và tuyên truyền người dân và du khách đi lễ văn minh.

Để tránh tình trạng ách tắc, quá tải, Ban quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn triển khai bán vé điện tử. Mỗi du khách được cấp một mã QR cá nhân để sử dụng từ đầu cho đến cuối hành trình chiêm bái tại chùa. Điều này vừa giúp công tác mua vé, soát vé được nhanh gọn, thuận tiện và tránh vé giả. Song song với đó, các điểm ở chùa Hương đều được gắn những mã QR, điều này giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin về lễ hội, giá cả cũng như địa chỉ liên hệ để phản hồi những thắc mắc của du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội kéo dài 3 tháng, thu hút hàng vạn khách tham gia mỗi ngày. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không đốt vàng mã, hoạt động mê tín dị đoan ở khu vực chùa Hương từ nhiều năm nay. Trên tinh thần phục vụ chúng sanh, tại các tự viện sẽ thực hiện các nghi lễ, nghi thức theo đúng truyền thống Phật giáo.

Bên cạnh lễ hội chùa Hương, ngay từ những ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, rất đông du khách đã về chùa Phật Tích để tham lễ hội hội khán hoà mẫu đơn và lễ Phật, cầu bình an. Đặc biệt, trong ngày mùng 4 chính hội, hàng vạn lượt người có mặt tại đây đã khiến các lối lên chùa, tháp chuông, Đại phật tượng A Di Đà chật kín. Do vậy, để đảm bảo lê hội diễn ra an toàn, văn minh, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, huyện Tiên Du thường xuyên có mặt, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những bất cập, vấn đề này sinh.

Chùa cũng phối hợp cùng Ban Tổ chức lễ hội triển khai các điểm chốt tại những khu vực đông người, huy động các lực lượng túc trực, kiểm tra, bảo đảm an toàn cho du khách du Xuân trẩy hội. Đặc biệt, năm nay, Ban Tổ chức triển khai hiệu quả Bộ tiêu chí về Môi trường Văn hóa trong lễ hội truyền thống của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vì vậy không gian lễ hội được đảm bảo văn minh, vệ sinh môi trường..

Song song với việc đảm bảo an ninh trật tự, chư tôn đức cũng khuyến khích người dân khi tham dự lễ hội thực hiện những hoạt động tâm linh phù hợp, hạn chế đốt vàng mã, đặt tiền lên tượng Phật. Do vậy mà người dân du xuân viếng chùa đều hành xử rất văn minh, lịch sự, thành tâm. Nhìn chung, bà con đi chùa không phải mê tín dị đoan mà biết tựa nương vào cửa Phật, tìm sự thanh thản để rồi tự nhắc nhở bản thân tu nhân tích đức, thực hành theo chánh pháp.

Ngược về miền đất học xứ Nghệ, không năm nào là Lễ hội khai bút cầu trí tuệ tại chùa Đại Tuệ (huyện Nam Đàn) không đông đúc, tấp nập; thế nhưng mỗi năm mỗi đổi mới, công tác tổ chức lại quy mô và cũng quy củ hơn. Để đáp ứng việc xin chữ – 1 nét đẹp văn hóa đầu năm của hàng nghìn bà con Phật tử, chùa sắp xếp nhiều khu vực cho chữ khác nhau. Trời nắng nóng nhưng tất cả đều xếp hàng, không chen lấn xô đẩy. Các tình nguyện viên là thanh thiếu niên Phật tử tuy còn trẻ cũng hết sức trách nhiệm để điều phối dòng người, công việc.

Năm nay là năm thứ 6 ông đồ Lê Đức Lương ở CLB Thư pháp TP.Vinh đảm nhận trọng trách cho chữ tại chùa Đại Tuệ. Bên cạnh việc gieo duyên đầu năm, thì đây cũng là những kỉ niệm đẹp, những trải nghiệm quý giá để ông đồ thêm yêu nghề, truyền cảm hứng và tình yêu thư pháp cho mọi người.

Cũng với mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống và tăng thêm trải nghiệm cho nhân dân thập phương về dự lễ hội tại các chùa, Hội Xuân chùa Bái Đính đã mang đến rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Ngay từ lối vào Tam quan ngoại, hàng chục chiếc đàn tranh được các nghệ sĩ biểu diễn vô cùng chuyên nghiệp, tạo nên khí thế của lễ hội xuân không nơi nào có được.

Từ truyền thống đến hiện đại, chương trình nghệ thuật Hội Xuân Bái Đính đã đưa quý khách chạm mọi cung bậc cảm xúc. Đó có thể là múa lục cúng hoa đăng do các nghệ sĩ Nhà hát ca kịch Huế thể hiện, múa lân rồng, biểu diễn đàn tranh, các tiết mục mừng xuân an lạc,…

Tất cả những mảnh ghép vừa rồi đã tạo nên bức tranh sống động về không khí lễ hội tại các tự viện những ngày đầu Xuân. Một điều rõ ràng có thể thấy, đó là sự chuyên nghiệp hóa lễ hội, từ công tác chuẩn bị đến khâu tổ chức. Tất cả đều hướng đến sự văn minh, nhân văn, và lan tỏa truyền thống văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời nay.

CỤM TIN VĂN HÓA

Vĩnh Phúc: Đặc sắc lễ hội truyền thống chùa Tích Sơn

Lễ hội truyền thống chùa Tích Sơn  được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng hàng năm. Năm nay, đông đảo du khách thập phương về chùa thành kính tưởng nhớ ơn các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước, mang lại thái bình, hạnh phúc cho nhân dân. Bên cạnh đó, du khách được tham dự các hoạt động rước kiệu, tế lễ, nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, cờ tướng, bóng bàn…

Độc đáo Lễ hội Lồng tồng Atk Định Hóa

Trong khi đó, UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Lễ hội Lồng tồng, xuống đồng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Sau tiếng trống khai hội được gióng lên là màn trống hội, múa lân rộn rã và nghi lễ cầu mùa của dân tộc Tày, lễ cầu mùa của dân tộc Sán Chay và lễ cầu phúc của dân tộc Dao, với ý nghĩa mong năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Cáo Yết mở Hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2024

Tại tỉnh Hải Dương, ngày 19/02, diễn ra Lễ cáo yết xin phép mở hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024. Đây là nghi lễ mở đầu cho chương trình Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm nay, từ ngày 19/2 – 3/3 với nhiều hoạt động phong phú như: rước nước, tế trên núi Ngũ Nhạc, tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, giỗ Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, Mông Sơn thí thực. Trong chương trình lễ hội, Giải việt dã “Hành trình kết nối di sản văn hoá” sẽ lần đầu tiên được tổ chức.

Ấn Tượng Với Biểu Diễn Võ Thuật Tại Hội Xuân Chùa Đông Phúc

Sáng ngày 20/2 tại xã Việt Dân, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ hội truyền thống đình – chùa Đông Phúc. Dù lịch sử hình thành chưa lâu nhưng lễ hội dần tạo nên những giá trị to lớn về văn hoá cổ truyền dân tộc.

Lễ hội truyền thống đình – chùa Đông Phúc được tổ chức từ mùng 10-11 tháng giêng ÂL hàng năm nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, hướng về cội nguồn, ngưỡng vọng tâm linh, thể hiện văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của nhân dân trong vùng nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Và lễ khai hội năm nay diễn ra sôi động khi có sự trình diễn của rất nhiều tiết mục võ thuật cổ truyền.

Đặc biệt, các võ sinh thực hiện những tiết mục biểu diễn võ thuật xuất thân là con em địa phương và rèn võ tại chính CLB chùa Đông Phúc. Chỉ sau 5 năm luyện tập, giờ đây các em không chỉ khỏe mạnh mà còn thuần thục võ nghệ. Qua đó tạo không khí vui tươi, sôi động phục vụ người dân mùa lễ hội, thể hiện niềm tự hào của làng Đông Khê Thượng.

Dù đình – chùa Đông Phúc mới chỉ được khánh thành và có chư Tăng trụ trì khoảng 10 năm gần đây nhưng đã lưu giữ và phát huy rất nhiều yếu tố truyền thống tâm linh, hoạt động dân gian. Qua đó làm đậm đà hơn bản sắc dân tộc của địa phương.

Hình tượng rồng trên chất liệu giấy truyền thống

Trong văn hóa phương Đông, hình tượng Rồng là biểu trưng cho sức mạnh, quyền lực và cũng là biểu tượng của hạnh phúc song toàn, trọn vẹn. Với đôi bàn tay tài hoa khéo léo, cô gái trẻ Đoàn Thái Cúc Hương (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tìm hướng đi riêng, chọn những loại giấy truyền thống của Việt Nam như giấy dó, giấy dướng… để làm chao đèn và khắc họa hình tượng rồng một cách sống động.

Đã có những quãng thời gian, nghề làm giấy thủ công truyền thống như giấy dó… đứng trước nguy cơ thất truyền bởi sự lấn át của giấy công nghiệp. Nhưng giờ đây, nghề này đang trở lại cùng với sự sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công trẻ. Với Cúc Hương bằng cả sự đam mê, tìm hiểu hình tượng rồng qua các thời kỳ được cô khắc họa lại rất rõ nét.

Hình tượng rồng qua mỗi vương triều Đại Việt được thể hiện trên nhiều chất liệu từ trang phục, gốm sứ cho đến kiến trúc; tựu chung đều thể hiện mong ước bình an, hạnh phúc, may mắn và sự thịnh vượng. Trên chất liệu giấy dó, cô gái trẻ Đoàn Thái Cúc Hương đã mang đến trải nghiệm vô cùng mới mẻ.

Với mỗi câu chuyện đậm nét văn hóa lịch sử, cùng sức sáng tạo không ngừng, Hương và những người trẻ đã và đang tiếp nối để giấy dó có cảm xúc hơn, sống động hơn trong tâm hồn người Việt.

Khám phá không gian văn hóa Khê Cốc

Trải nghiệm không gian văn hóa Khê Cốc là một trong những sản phẩm du lịch mới, độc đáo ẩn mình trong vùng lõi của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An đã được tỉnh Ninh Bình đưa vào khai thác trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Đảo Khê Cốc là nơi tái hiện một góc nhìn không gian sinh hoạt văn hóa của cư dân cổ Tràng An sau biển thoái, khi môi trường tự nhiên ở bãi bồi thung lũng ven khe suối tạo điều kiện thuận lợi cho con người bước đầu định cư, khai thác và sáng tạo nên các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú đan xen giữa hình thái cư trú thung khe và trú ẩn hang động, giữa sản xuất ban đầu và khai thác tự nhiên.

Theo các nhà nghiên cứu, Tràng An từng bị biển xâm thực, biến cải nhiều lần. Biến đổi địa hình, địa chất, địa mạo trong hàng triệu năm đã tạo hình cho nơi đây một tuyệt tác kiến trúc-cảnh quan “sơn kỳ, thủy tú, động tiên”. Câu chuyện văn hóa người tiền sử ở Tràng An là ví dụ nổi bật toàn cầu về quá trình con người ứng phó với biến đổi khí hậu, biển tiến, biển thoái, môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Trong sự biến cải khắc nghiệt và dữ dội thiên nhiên, người tiền sử nơi đây vẫn thích ứng, phát triển, hun đúc, bồi đắp để tạo nên các giá trị văn hóa nổi bật toàn cầu.

Việc phục dựng và tái hiện thực cảnh sinh hoạt văn hóa của cư dân cổ Tràng An tại đảo Khê Cốc nhằm cung cấp cho du khách góc nhìn thực cảnh sinh động về cuộc sống của con người trong quá khứ; đồng thời, giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu, trân trọng những bài học lịch sử quý báu để luôn biết bảo vệ môi trường sống. Qua đó, quảng bá hình ảnh, các giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan, địa chất, địa mạo và văn hóa của Quần thể danh thắng Tràng An, hướng tới mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ và thành phố trực thuộc Trung ương.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 20.02.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

19 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2621 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1640 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3729 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2695 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4634 lượt xem 0 Bình luận