Bản tin Bchannel – An Viên 24H 06.06.2024

07/06/2024 08:37:46 1787 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 06.06.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Trao đổi khoa học về văn hóa Phật giáo Việt Nam; Mùa An cư hòa hợp và trưởng dưỡng đạo tâm; Độc đáo nghi lễ nông nghiệp trên sông Ngô Đồng.

Trao đổi khoa học về văn hoá Phật giáo Việt Nam

Ngày 6/6 tại Hà Nội, Ban Văn hoá Phật giáo Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông đã có buổi trao đổi khoa học với chủ đề: Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Tại buổi trao đổi, hoà Thượng Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Trưởng Ban văn hoá Trung ương giáo hội đã trình bày những thành tựu mà Ban đạt được sau 10 năm triển khai 4 đề án gồm ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc và di sản.

Trong đó ở rất nhiều khía cạnh, đề án đã làm đậm đà hơn bản sắc văn hoá Phật giáo Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trong đa dạng. Tuy nhiên, một số nội dung vẫn còn có mặt hạn chế và cần sự đóng góp, lan tỏa của của xã hội.

Dịp này, quý đại biểu chia sẻ tầm nhìn nhằm nâng cao văn hoá phật giáo trong dòng chảy văn hoá dân tộc; đề xuất cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu văn hoá Phật giáo trên góc độ phi vật thể cũng như phối hợp tổ chức các hội thảo Phật giáo.

Hộ trì mùa An cư

An cư kiết hạ là dịp để chư Tăng Ni tập trung tu học, tăng trưởng đạo nghiệp. Đồng thời, đây cũng là dịp để người Phật tử quay về hộ trì Tam bảo, gieo duyên lành để chúng xuất gia an tâm tu học.

Từ khi trời còn chưa sáng rõ, đạo tràng Phật tử Chùa Thiên Quang, TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, do Hòa thượng. Thích Huệ Minh, phó BTS kiêm Trưởng ban Pháp Chế GHPGVN tỉnh hướng dẫn đã sắp xếp xong vật phẩm để gửi đến các trường hạ trong tỉnh. Mang theo niềm tin và hỷ lạc, đoàn có mặt tại trường hạ chùa Hưng Thiền (H. Cao Lãnh), nơi tu học của hơn 400 hành giả Ni.

Dịp này đoàn cũng đến thăm hạ trường Chùa Hải Huệ, TP. Sa Đéc;  Chùa Hòa Long, TP. Cao Lãnh và dâng vật phẩm thiết yếu như: gạo, mỳ, dầu ăn, thực phẩm chay các loại… vì sự yên tâm tu học của chư tăng ni. Mỗi hạt mầm được gieo xuống như thế chính là nền tảng để một ruộng phước sẽ được nảy nở.

Dịp này, Hòa thượng.Thích Huệ Minh đã động viên chư hành giả cần nghiêm trì giới luật, vượt qua nhiều khó khăn, dành trọn tâm huyết tu học, làm nơi nương tựa tinh thần cho hàng Phật tử noi theo.

Mùa An cư hòa hợp và trưởng dưỡng đạo tâm

Mùa an cư 2024 bắt đầu với rất nhiều nỗ lực của các BTS GHPGVN tỉnh thành trong việc đưa những nội dung mới mẻ, thiết thực vào các thời khóa của Chư hành giả. Trong đó phải kể đến những khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, trụ trì; nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp thuyết giảng hay nhiều kỹ năng quan trọng khác. Từ đó 3 tháng an cư sẽ thực sự trở nên ý nghĩa, là mùa hòa hợp và trưởng dưỡng đạo tâm.

Từ những nội dung nền tảng nhằm quản lý cơ sở và triển khai Phật sự như:

“Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần VII”,

“Quy chế hoạt động của Ban quản trị tự viện”

“Tầm quan trọng của vị trụ trì”

Cho đến những kỹ năng thiết thực với thời đại như: “Tổ chức sự kiện và dẫn chương trình Phật giáo”, “Luật An toàn giao thông đường bộ”… Tất cả đã tạo nên khung nội dung phong phú, được BTS GHPGVN tỉnh Bạc Liêu sắp xếp hợp lý trong Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì nhân mùa An cư kiết hạ 2024. Qua đó, mỗi hành giả áp dụng linh hoạt tùy theo tình hình tại trú xứ của mình, lan tỏa tới hàng trăm hàng ngàn Phật tử tại địa phương.

Không những vậy, BTS còn dành riêng một chuyên đề “Sứ mệnh trụ trì trong giáo dục Tăng Ni, Phật tử”, phát huy vai trò người trụ trì có uy tín trong việc tận dụng công nghệ số để lan tỏa lời Phật dạy tới đông đảo tín đồ. Tuy nhiên, giữa thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, những phát ngôn, lời nói của mỗi Tăng Ni hết sức cẩn trọng, chánh niệm trong từng hành động, không gì ngoài chính pháp Đức Thế Tôn, đem lại lợi lạc, an vui cho số đông.

Không chỉ tại Bạc Liêu, không khí tu học sôi nổi mùa An cư đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Tại Tổ đình Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nhân Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trụ trì, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS đã huấn thị đến chư Tăng Ni cần trân quý 3 tháng an cư vì đây là cơ hội thù thắng và quý giá để người tu sĩ có đủ điều để kiện thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới – Định – Tuệ. Lời pháp nhũ đã khích lệ Tăng Ni giữ gìn giới luật thanh tịnh, tinh tấn tu tập và không ngừng noi gương các bậc tôn túc Trưởng lão đáng kính của Giáo hội.

Khóa bồi dưỡng trụ trì trong mùa An cư kiết hạ tại tỉnh Bình Dương với nội dung phong phú, triển khai chủ trương hoạt của Giáo hội, luật pháp nhà nước, nâng cao kiến thức Phật học và thế học cho Tăng Ni, từ đó xây dựng Tăng đoàn vững mạnh. Nhiều nội dung được Chư hành giả tâm đắc, đánh giá là mới mẻ hơn so với các mùa An cư trước, trau dồi phẩm chất mỗi vị Tăng Ni trở thành những người xây dựng đạo đức cho nhân sinh và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Trong khi đó tại cố đô Huế, hơn 1.700 hành giả đăng ký thọ an cư. Trong kỳ bố tát tập trung đầu tiên, chư tôn giáo phẩm chứng minh khuyến tấn chư Tăng Ni về tinh thần sinh hoạt trong ba tháng an cư. Theo đó, tại các trú xứ, mỗi hành giả cần chấp hành nghiêm mật thời khóa xuyên suốt ba tháng, giữ vững tinh thần lục hoà.

Sau kỳ bố tát tập trung tại chùa Từ Đàm, chư tôn đức lại trở về các chùa, thực hiện an cư tại chỗ thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh các thời khoá tu học hằng ngày, từ sáng sớm đến tối muộn một cách đều đặn. Đây là thời điểm quan trọng, chư hành giả dành trọn cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trang bị thêm kiến thức mới, phục vụ đạo pháp, dân tộc. Chính bởi vậy, mỗi hành giả luôn nỗ lực, tinh tấn tu học, học hỏi lẫn nhau để góp phần duy trì mạng mạch Phật pháp và lợi lạc nhân sinh.

Đối với mỗi hành giả, mùa an cư đầu tiên luôn để lại những ấn tượng thật khó quên, đặc biệt là với những tăng sinh trẻ tại Trường TCPH Liễu Quán, tỉnh Phú Yên. Ngay từ rất sớm, vị tân tỳ kheo này đã vân tập về trú xứ trường TCPH Liễu Quán tại chùa Bảo Tịnh để chuẩn bị mùa kiết hạ đầu tiên. Xuất gia tu học tại chùa và đã trải qua nhiều mùa an cư nhưng đây là lần đầu tiên được tu học, thúc liễm thân tâm nơi ngôi trường TCPH tỉnh thân quen.

Để được yên tâm tu học, tăng sinh Đức Nguyên cũng như các chư hành giả lần đầu khác phải sắp xếp Phật sự tại bổn tự và quan trọng hơn cần mang tâm lý hết sức sẵn sàng. Vì với những tỳ kheo trẻ, 3 tháng an cư này hết sức đặc biệt khi không chỉ có thể tiếp thêm năng lượng hành trì, tu học Phật pháp, mà còn có dịp thực hành đời sống tập thể theo tinh thần lục hòa, từ đó góp phần trưởng dưỡng đạo tâm. 

Có thể thấy, an cư là sinh hoạt truyền thống đặc thù hàng năm của chư Tăng Ni. Dù là mùa an cư đầu tiên hay những mùa an cư sau nữa, tất cả hành giả luôn lấy giới luật làm nền tảng; lấy pháp tự lợi, lợi tha làm phương châm sống và hành đạo; nương Tăng đoàn để tu tập tốt hơn. Để mỗi mùa an cư luôn là những mùa của hoà hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm giáo hội.

Độc đáo nghi lễ nông nghiệp trên sông Ngô Đồng

Bên cạnh vẻ đẹp thẩm mỹ, giá trị địa chất địa mạo, Tam Cốc, Ninh Bình còn chứa đựng những chứng cứ vật chất minh chứng cho nền nông nghiệp sơ khai, gắn với những tín ngưỡng thờ thần Núi, thần Nông còn tồn tại trong cư dân bản địa đến ngày nay. Tại Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” đã tái hiện lại nghi lễ nông nghiệp trên sông Ngô Đồng với ý nghĩa lễ tạ Thần Nông cho một mùa màng bội thu.

Điểm đặc sắc của nghi lễ nông nghiệp trên sông năm nay là sự tham gia của 63 thuyền chở sản vật đặc trưng của các vùng miền trong cả nước làm lễ vật để dâng lên Thần Nông, đồng thời tôn vinh nét đẹp nghề nông của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người dân Ninh Bình nói riêng. Đây cũng là dịp để người dân địa phương hướng về các vị thần, về tổ tiên và các bậc quân vương đã khai mở làm nông cho đất nước thanh bình, nhân dân ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay.

Theo truyền thuyết, Thần Nông là ông tổ nghề trồng lúa nước, người đã sáng chế ra các loại công cụ cày cấy và dạy cho dân vùng đồng bằng biết cách trồng trọt. Tín ngưỡng thờ cúng Thần Nông cũng vì thế trở thành nét văn hóa đặc sắc của các cư dân nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Những cư dân nông nghiệp tin rằng thờ cúng Thần Nông là cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông tổ nghề nông, đồng thời cầu xin Thần ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Nghi lễ nông nghiệp trên sông Ngô Đồng bắt đầu hành trình từ Bến thuyền Tam Cốc vào hang Ba, ngược dòng sông Ngô Đồng, dẫn dắt về nơi khởi thủy nghề nông. Tiếp đó, du khách được hòa mình vào không khí vui tươi, được mùa của người nông dân, trải nghiệm gặt lúa trên cánh đồng vàng, ngắm bức tranh dân gian “Mục đồng thổi sáo”. Du khách cũng được tham quan không gian tái hiện cách thức làm nông sơ khai, quá trình sản xuất lúa, gạo của người Việt.

Thông qua nghi lễ, nhân dân và du khách sẽ hiểu thêm phần nào về lịch sử nền nông nghiệp xa xưa ở nơi đây, nét văn hóa truyền thống của dân tộc, qua đó góp phần gìn giữ phát huy những giá trị nhân văn được lưu giữ từ ngàn đời.

Hướng về mảnh đất lịch sử anh hùng

Tri ân và báo ân – đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta từ bao đời nay. Hướng về mảnh đất lịch sử anh hùng nơi Tây Bắc Tổ quốc, người con Phật đến từ các nơi khác nhau đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần nhân văn, sự sẻ chia ấm áp.

​​Ấp ủ từ lâu, nay bà Nguyễn Thị Bình – Pháp danh Chân Hiền Hòa mới có dịp đến thăm mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ anh hùng. Ở cái tuổi ngoài 70, vượt quãng đường gần 500 cây số, nhưng bà Bình không cảm thấy mệt mỏi mà còn cùng các bạn đồng tu thực hiện những việc làm có ý nghĩa. Sinh ra vào thời chiến, trong gia đình có những người thân là thương binh, liệt sĩ; bà lại càng thấu hiểu hơn nỗi đau đớn, mất mát và sự tri ân dành cho thế hệ đi trước.

 Dọn dẹp vệ sinh nghĩa trang, nhổ cỏ, làm sạch các phần mộ, dọn chân hương,… Mỗi người chia nhau 1 việc. Dưới thời tiết oi bức của những ngày hạ, có những giọt mồ hôi rơi nhưng đó là niềm hạnh phúc vì được phụng sự, được đền đáp, được tri ân. Đa số các phần mộ ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 (TP. Điện Biên Phủ) đều khắc dòng chữ “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” càng thôi thúc các Phật tử thêm trách nhiệm, nhớ ơn người đã để lại một phần xương máu nơi chiến trường.

Hướng về mảnh đất lịch sử anh hùng, đó là trách nhiệm nhưng cũng là nghĩa vụ của tất cả mọi người nói chung và những đệ tử Phật nói riêng. Bởi, “uống nước nhớ nguồn” mãi là truyền thống tốt đẹp, in sâu trong tâm khảm những người con Việt.

Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo

Chùa Ngòi nổi tiếng là ngôi chùa cổ, đẹp tọa lạc tại phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội. Ngôi chùa đã được nhiều thế hệ người dân xây dựng, giữ gìn và trở thành một địa chỉ văn hóa – du lịch của Hà Nội ngày nay.

Chùa Ngòi, tên hiệu là Phúc Khê, nhân dân trong vùng đã quen với cái tên gọi Phúc Khê, nghĩa là nguồn hạnh phúc, thái bình, thịnh vượng. Theo tài liệu ghi chép, ngôi chùa xây dựng vào khoảng trước thế kỷ 17. Trải qua bao thăng trầm, biến cố và được xây sử, phục dựng; chùa Ngòi sở hữu vẻ đẹp khang trang, bề thế, là chốn thiền tôn nghiêm thanh tịnh, để Phật tử cùng du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Ngòi được thiết kế theo lối kiến trúc điển hình của những ngôi chùa ở miền Bắc, theo hình chữ U bao gồm nhiều lớp: Cổng tam quan, tòa tam bảo, hậu cung, nhà thờ tổ, thờ mẫu, nhà khách và những cây xanh tỏa bóng bốn mùa tạo thêm vẻ đẹp tĩnh lặng nơi cửa thiền. Ngoài ra, chùa còn bảo lưu nhiều di vật có giá trị đặc sắc về nghệ thuật như: Hoành phi, cuốn thư sơn son thiếp vàng, chạm khắc hình tứ quý, tứ linh, bát hương,…

Nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa cũng như tín ngưỡng sâu sắc mà chùa Ngòi để lại cho đến ngày nay, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng chùa là Di tích lịch sử từ năm 1989.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 06.06.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

15 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2585 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1569 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3701 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2661 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4613 lượt xem 0 Bình luận